4 yêu cầu thông thuộc của cảnh sát khu vực là gì

Cảnh sát khu vực [CSKV] là lực lượng luôn bám sát địa bàn, đóng vai trò nòng cốt, điểm tựa vững chắc của cấp ủy, chính quyền, nhân dân trong bảo đảm an ninh trật tự [ANTT] tại cơ sở. Với chức năng nhiệm vụ được giao, nhiều năm qua cán bộ, chiến sỹ CSKV Công an Hà Nam luôn chủ động trong công tác nghiệp vụ, gần gũi, gắn bó với nhân dân, thầm lặng góp phần giữ bình yên cuộc sống ở từng địa bàn tổ phố.

CSKV Công an Phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh trên địa bàn chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch.

Về nhận công tác tại Công an Phường Trần Hưng Đạo [TP.Phủ Lý] từ năm 2003 đến nay, bằng sự tận tâm, trách nhiệm với nghề, Trung tá Vũ Thị Kim Ninh đã khẳng định vai trò trong công tác bảo đảm ANTT ngay từ cơ sở.

“CSKV như người “làm dâu trăm họ” bởi thường xuyên tiếp xúc, gắn bó với đời sống nhân dân, từ chuyện vợ chồng “cơm không lành, canh không ngọt”,  xích mích hàng xóm láng giềng, chuyện thanh thiếu niên hư hay những thông tin về tội phạm... tất cả đều được phản ánh đến CSKV. Và với tôi cũng như các đồng đội, những chuyện ấy đã đem lại niềm vui bởi khi nhận được thông tin hoặc lời cảm ơn từ người dân, nghĩa là nhân dân luôn tin tưởng, quý mến mình. Đó cũng là động lực để chúng tôi tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ”. Trung tá Vũ Thị Kim Ninh chia sẻ:

Khác với TP Phủ Lý, phường Bạch Thượng [thị xã Duy Tiên] là địa bàn có nhiều khu công nghiệp [KCN], cơ quan, doanh nghiệp hoạt động. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH, song cũng tiềm ẩn phức tạp về ANTT. Vì vậy, ngay khi nhận nhiệm vụ, các đồng chí CSKV phường Bạch Thượng đã nhanh chóng bám sát địa bàn, rà soát nhân hộ khẩu, lập danh sách, gọi hỏi răn đe, giáo dục và tổ chức cho những đối tượng có biểu hiện phạm tội ký cam kết không vi phạm pháp luật. Cùng với đó, tham mưu với Công an phường bắt nhiều vụ vi phạm pháp luật, được người dân đồng tình ủng hộ.

Điển hình, qua công tác quản lý địa bàn và bằng biện pháp nghiệp vụ ngày 31/8/2021, lực lượng CSKV Công an phường Bạch Thượng đã nhanh chóng điều tra, làm rõ, bắt giữ đối tượng Hoàng Xuân Vườn [ở Tổ phố Kim Hòa, phường Tiên Nội, Duy Tiên] là thủ phạm thực hiện hành vi trộm cắp tài sản tại Công ty TNHH Leo Jins Việt Nam [thuộc Tổ phố Thần Nữ, phường Bạch Thượng, Duy Tiên].

Nhận xét về lực lượng CSKV, đồng chí Bùi Đức Long, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Bạch Thượng, cho biết: “Các đồng chí CSKV rất nhiệt tình, trách nhiệm, không quản khó khăn, vất vả, khi có vụ việc ở cơ sở bất kể thời gian nào cũng đều có mặt kịp thời xử lý, không để phức tạp... Vì vậy, nhân dân luôn tin yêu, quý trọng, coi CSKV như người nhà. Nhờ có CSKV mà ANTT luôn ổn định, nhân dân yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế hộ…”.

Xác định vai trò của CSKV là lực lượng nòng cốt trong bảo đảm ANTT ở cơ sở, cầu nối giữa nhân dân với cấp ủy, chính quyền, Đảng ủy, lãnh đạo Công an Hà Nam thường xuyên quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng này. Hằng năm, Công an tỉnh tổ chức rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của lực lượng CSKV, từ đó có kế hoạch sắp xếp, luân chuyển địa bàn cho phù hợp; đồng thời chỉ đạo các phòng nghiệp vụ phối hợp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ theo từng chuyên đề, tổ chức hội thi, kiểm tra chất lượng CSKV. Vào dịp cuối năm, công an các phường duy trì tổ chức hội nghị “CSKV lắng nghe ý kiến nhân dân”, qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác cho lực lượng CSKV đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Với 73 đồng chí phụ trách 150 tổ phố thuộc 20 phường trong toàn tỉnh, 5 năm qua, lực lượng CSKV phối hợp với lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh giải quyết hơn 1.200 vụ việc, tổ chức xác minh, truy bắt, vận động 43 đối tượng truy nã, truy tìm; lập 801 hồ sơ đề nghị đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc, giáo dục tại phường, xã; hỗ trợ, giúp đỡ tạo việc làm ổn định cho 171 trường hợp; đấu tranh, triệt xóa hàng chục tụ điểm tệ nạn xã hội.

Lực lượng CSKV cũng đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền duy trì, phát huy hiệu quả một số mô hình: “Camera an ninh”, “Móc khóa an ninh”, “3 giảm, 4 giữ”, “3 quản, 3 biết”…, qua đó hướng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, từng bước xây dựng, củng cố thế trận an ninh nhân dân liên hoàn, vững chắc từ cơ sở.

Cảnh sát khu vực có được vào nhà dân kiểm tra?

Cảnh sát khu vực được làm gì khi đến nhà dân 2022? Vụ cảnh sát khu vực [CSKV] đòi kiểm tra căn hộ của người vào đêm khuya đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Từ vụ việc này đặt ra câu hỏi: Khi nào CSKV được quyền kiểm tra chỗ ở của công dân, hình thức kiểm tra thế nào, thành phần đi kiểm tra gồm những ai.....Trong bài viết này của HoaTieu.vn sẽ giải đáp các thắc mắc về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo.

Nhiệm vụ, quyền hạn của công an khu vực

Cảnh sát khu vực được làm gì khi đến nhà dân?

Theo Thông tư 55/2021/TT-BCA của Bộ Công an quy định công an xã, phường, thị trấn có thẩm quyền kiểm tra việc cư trú của công dân và điều lệnh cảnh sát khu vực, lực lượng này có thể đến thăm hỏi nhà dân mọi thời điểm nhưng phải dự kiến trước nội dung, mục đích làm việc.

Đêm khuya, cảnh sát khu vực có quyền vào nhà dân kiểm tra hành chính không, đi với ai, thủ tục kiểm tra như thế nào, pháp luật quy định ra sao?

Việc kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Do đó, công an có quyền kiểm tra bất cứ lúc nào. Khoản 1 Điều 26 Thông tư 55/2021/TT-BCA của Bộ Công an có quy định rõ việc này.

Trên thực tế, trước 23 giờ việc kiểm tra hành chính diễn ra thường xuyên nhưng sau 23 giờ sẽ kiểm tra theo kế hoạch của phường. Khi kiểm tra, CSKV không thể đi một mình mà phải đi cùng tổ trưởng dân phố hay ban điều hành khu phố. Đây là những người có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với người dân. Sau khi tiến hành kiểm tra [sau 23 giờ], dù có hay không phát hiện được tội phạm, người đang bị truy nã... thì cũng phải lập biên bản ghi rõ ngày giờ kiểm tra, nội dung kiểm tra và kết quả thu nhận được.

2. Nhiệm vụ quyền hạn của công an khu vực

Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã, Công an thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức Công an chính quy [gọi chung là Công an xã] được quy định tại Pháp lệnh công an xã 2008 [hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 12/2010/TT-BCA ngày 08/4/2010].

1] Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất với cấp ủy Đảng, UBND cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó.

[2] Làm nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo thẩm quyền.

Công an xã có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, UBND cùng cấp về chủ trương, kế hoạch, nội dung, hình thức, biện pháp phát động, duy trì và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ an ninh Tổ quốc cho nhân dân; chăm lo xây dựng, củng cố và đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, giúp các tổ chức này hoạt động có hiệu quả và trở thành hạt nhân thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn xã.

[3] Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, giáo dục các đối tượng phải chấp hành hình phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người bị kết án tù nhưng được hưởng án treo cư trú trên địa bàn xã; quản lý người được đặc xá, người sau cai nghiện ma túy và người chấp hành xong hình phạt tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.

[4] Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật; bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã.

[5] Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, CMND và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

[6] Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.

[7] Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã; dẫn giải người bị bắt lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp.

[8] Xử phạt vi phạm hành chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

[9] Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin và thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

[10] Trong trường hợp cấp thiết, để cấp cứu người bị nạn, cứu hộ, cứu nạn, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm, được huy động người, phương tiện của tổ chức, cá nhân và phải trả lại ngay phương tiện được huy động khi tình huống chấm dứt và báo cáo ngay với Chủ tịch UBND cùng cấp.

Trường hợp có thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; người được huy động làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc bị chết thì được giải quyết theo chính sách của Nhà nước.

[11] Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và thực hiện một số biện pháp công tác công an theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an để bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.

[12] Tham gia thực hiện công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân; luyện tập, diễn tập thực hiện các phương án quốc phòng, an ninh, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố nghiêm trọng khác.

[13] Xây dựng lực lượng Công an xã trong sạch, vững mạnh về chính trị, tổ chức và nghiệp vụ.

[14] Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, công an xã có nhiệm vụ nắm bắt tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã, đề xuất với cơ quan cấp trên để có những biện pháp bảo đảm ANTT trên địa bàn.

Ngoài ra còn là nòng cốt tuyên truyền, phổ biến những chính sách để đảm bảo ANTT, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện quản lý, giáo dục các đối tượng phải chấp hành hình phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người được hưởng án treo cư trú trên địa bàn xã, những người được ân xá hay sau cai nghiện.

Công an xã còn có trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, CMND và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã. Tiếp nhận, phân loại xử lý những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Hơn nữa công an xã còn có nhiệm vụ tham gia thực hiện công tác tuyển sinh, tuyển dụng lực lượng vũ trang nhân dân...

3. Công an khu vực có được kiểm tra các cơ sở kinh doanh không

Khoản 3, Điều 8, Thông tư số 12/2010/TT/BCA quy định về thẩm quyền của công an xã:

Nắm tình hình, số lượng các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn xã, lập danh sách, thống kê số lượng cơ sở và người làm việc tại các cơ sở kinh doanh đó; tiếp nhận hồ sơ cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện quy định của pháp luật trong quản lý về an ninh, trật tự đối với các cơ sở cho thuê lưu trú theo thẩm quyền; phối hợp với Công an cấp trên kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự của các cơ sở kinh doanh đó; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo Công an cấp trên về công tác quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã”

Khoản 3, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều luật thanh tra quy định về nguyên tắc tổ chức thanh tra doanh nghiệp:

” Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập."

Điều 5 Nghị định 97/2011/NĐ-CP về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra:

” 1. Thanh tra viên là công chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước.
2. Thanh tra viên là công chức phải có các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra và các tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể tại các điều 6, 7 và 8 của Nghị định này.
3. Thanh tra viên là sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân phải có các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra và Điều 9 của Nghị định này.
4. Thanh tra viên có các ngạch từ thấp đến cao như sau:a] Thanh tra viên;b] Thanh tra viên chính;c] Thanh tra viên cao cấp”. 

Như vậy, công an khu vực chỉ có quyền nắm bắt tình hình, kiểm soát số lượng cơ sở kinh doanh trên địa bàn mình quản lý để kịp thời có biện pháp xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự của các cơ sở kinh doanh. Theo đó, hoạt động thanh tra hành chính chỉ được tiến hành bởi công chức được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo sự phân công của thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước [khi có điều lệnh điều động thanh tra theo quy định của pháp luật.].

Bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc về nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát khu vực theo pháp luật hiện hành. mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luật và Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Video liên quan

Chủ Đề