38 trường đại học trọng điểm trung quốc năm 2022

Giáo dục Du học

  • Thứ tư, 20/10/2021 19:42 [GMT+7]
  • 19:42 20/10/2021

8 trường đại học của Trung Quốc lọt top 10 trong xếp hạng Emerging Economies University Rankings 2022, hai đại diện còn lại đến từ Nga.

1. Đại học Bắc Kinh [Trung Quốc]: Tăng một bậc so với xếp hạng năm 2021, Đại học Bắc Kinh vượt qua Đại học Thanh Hoa và giữ vị trí số 1 trong xếp hạng năm 2022. Thành lập năm 1898, đây là trường đại học lâu đời nhất Trung Quốc, được đánh giá cao về chất lượng đào tạo và nét đẹp kiến trúc truyền thống. Trường luôn nằm trong top đầu xếp hạng đại học tại Trung Quốc và châu Á. Trong xếp hạng Emerging Economies University Rankings 2022 của Times Higher Education [THE], Đại học Bắc Kinh được đánh giá 87,9 điểm, tăng hơn 2 điểm so với năm ngoái. Ảnh: Koubeikc.

2. Đại học Thanh Hoa [Trung Quốc]: Dù chỉ xếp hạng 2 với tổng điểm 87,5, phần đánh giá nguồn thu từ hợp tác với doanh nghiệp [hiệu quả chuyển giao tri thức] của Đại học Thanh Hoa lại đạt 100 điểm. Ngoài ra, điểm nghiên cứu và trích dẫn của trường cũng cao hơn Đại học Bắc Kinh. Cùng với Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa là cơ sở giáo dục hàng đầu tại Trung Quốc. Ba năm liên tiếp, Đại học Thanh Hoa xếp hạng 1 trong danh sách trường đại học hàng đầu châu Á do THE bình chọn. Ngoài ra, trường được THE đánh giá hạng 20 trong xếp hạng đại học hàng đầu thế giới năm 2021. Ảnh: CGTN.

3. Đại học Chiết Giang [Trung Quốc]: Đạt 69 điểm đánh giá, tăng gần 3 điểm, Đại học Chiết Giang giữ nguyên vị trí thứ 3 trong xếp hạng năm nay. Tương tự Đại học Thanh Hoa, phần đánh giá nguồn thu từ hợp tác với doanh nghiệp [hiệu quả chuyển giao tri thức] của trường đạt điểm tối đa 100. Với một số thế mạnh trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế, Đại học Chiết Giang được đánh giá cao trong nhiều bảng xếp hạng. Trường đứng thứ 75 trong xếp hạng đại học thế giới 2022 và đứng thứ 12 trong xếp hạng đại học châu Á 2021 do THE bình chọn. Ảnh: Aasarchitecture.

4. Đại học Phúc Đán [Trung Quốc]: Hai năm liên tiếp, Đại học Phúc Đán xếp vị trí thứ 4 trong xếp hạng Emerging Economies University Rankings 2022. Đặc biệt, điểm đánh giá năm 2022 của trường tăng 3 điểm so với năm 2021. Thành lập năm 1905, Đại học Phúc Đán cung cấp hơn 70 chương trình về nghệ thuật, nhân văn và khoa học cho hơn 30.000 sinh viên, 15% trong số đó là sinh viên quốc tế. Trường đứng thứ 60 trong xếp hạng đại học thế giới 2022 và đứng thứ 12 trong xếp hạng đại học châu Á 2021 do THE bình chọn. Ảnh: Mapio.

5. Đại học Giao thông Thượng Hải [Trung Quốc]: Đại học Giao thông Thượng Hải [SJTU] là một trong những cơ sở giáo dục đại học có lịch sử lâu đời và danh tiếng ở Trung Quốc, đồng thời là trường đại học trọng điểm trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc. Trường có 67 chương trình đào tạo thuộc 9 nhóm ngành: Kinh tế, Luật, Văn học, Khoa học, Kỹ thuật, Nông nghiệp, Y học, Quản lý và Nghệ thuật. Hiện, SJTU đang dẫn đầu Trung Quốc về số lượng dự án quốc gia và quỹ tài trợ nghiên cứu. Trong xếp hạng năm 2022 của THE, trường xếp hạng 5 với tổng điểm 67,4, trong đó điểm đánh giá nguồn thu từ hợp tác với doanh nghiệp [hiệu quả chuyển giao tri thức] của trường đạt 100. Ảnh: APRU Virtual Student Exchange.

6. Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva [Nga]: Được đánh giá 64,8 điểm và xếp hạng 6, Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva là một trong hai đại diện của Nga lọt vào top 10 của xếp hạng Emerging Economies University Rankings 2022. Thành lập năm 1755 bởi nhà khoa học Mikhail Lomonosov, trường là cơ sở giáo dục đại học công lập, phục vụ khoảng 38.000 sinh viên thuộc 39 khoa đào tạo. Trong xếp hạng đại học thế giới 2022, Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva đứng thứ 158. Ảnh: Wikimedia Commons.

7. Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc [Trung Quốc]: Thành lập năm 1958, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc [USTC] là nơi đào tạo các tài năng trẻ về khoa học và công nghệ. Hiện, USTC là ngôi nhà chung của hơn 16.000 sinh viên, học giả và các nhà nghiên cứu tài năng trong nước và quốc tế. USTC được THE đánh giá hạng 7 trong xếp hạng đại học các nền kinh tế mới nổi 2022 với tổng điểm 62,5, giữ nguyên vị trí so với năm 2021. Ảnh: ArchDaily.

8. Đại học Nam Kinh [Trung Quốc]: Được đánh giá 62 điểm, Đại học Nam Kinh tăng 1 bậc và giữ vị trí số 8 trong xếp hạng năm nay. Trường được thành lập từ năm 1902, là thành viên của C9 League, liên minh các trường đại học hàng đầu tại Trung Quốc. Hiện, Đại học Nam Kinh có 21 trường trực thuộc và sở hữu thư viện trường đại học lớn tại Trung Quốc với khoảng 4,5 triệu đầu sách. Trong xếp hạng đại học châu Á năm 2021, trường xếp hạng 17 với 65,3 điểm đánh giá. Ảnh: NJU Edu.

9. Đại học Quốc gia Đài Loan [Trung Quốc]: Đại học Quốc gia Đài Loan [NTU] tụt điểm và tụt hạng so với năm ngoái, chỉ xếp hạng 9 trong danh sách năm nay với 61,3 điểm đánh giá. Thành lập năm 1928, NTU là trường đại học lớn nhất tại Đài Loan với 32.000 sinh viên và 2.000 giảng viên. Trường đứng thứ 113 trong xếp hạng đại học thế giới 2022 và đứng thứ 20 trong xếp hạng đại học châu Á 2021 do THE bình chọn. Ảnh: Global U.

10. Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva [Nga]: Thường được gọi là MIPT hoặc Phystech, Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva là cơ sở giáo dục đại học dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tại Nga. Trong xếp hạng Emerging Economies University Rankings 2022, trường đạt 55,2 điểm, tăng 1 bậc và thành công lọt top 10. Đây cũng là năm đầu tiên Phystech đạt được vị trí này. Ảnh: MIPT.

xếp hạng đại học ở nền kinh tế mới nổi Đại học đại học thế giới xếp hạng đại học Trung Quốc

Giáo dục

  • Thứ sáu, 3/6/2022 11:31 [GMT+7]
  • 11:31 3/6/2022

Trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất châu Á năm 2022 của Times Higher Education [THE], 2 vị trí đầu là các trường ở Trung Quốc.

Đứng ở vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng này là ĐH Thanh Hoa [Trung Quốc]. Được thành lập vào năm 1911, ĐH Thanh Hoa là trường đại học tổng hợp duy nhất kết nối Trung Quốc và thế giới. Đây là năm thứ 4 liên tiếp trường xếp hạng 1 châu Á. Là một trong những đại học uy tín và có ảnh hưởng nhất Trung Quốc, Thanh Hoa xếp thứ 16 trong bảng xếp hạng thế giới 2022, theo đánh giá của Times Higher Education. Ảnh: Sputniknews.

ĐH Bắc Kinh [Trung Quốc] xếp ở vị trí thứ 2 toàn châu Á. Được thành lập vào năm 1898 với tên gọi ban đầu là ĐH Hoàng gia Bắc Kinh, ĐH Bắc Kinh [PKU] là đại học quốc gia đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Đây đồng thời là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu hàng đầu ở Trung Quốc kể từ khi thành lập. Giống ĐH Thanh Hoa, ĐH Bắc Kinh cũng xếp vị trí 16 trong bảng xếp hạng thế giới 2022. Ảnh: Prabook.

Xếp thứ 3 là ĐH Quốc gia Singapore [NUS], ngôi trường hàng đầu của Singapore. Trường cung cấp cho sinh viên cách tiếp cận toàn cầu về giáo dục, nghiên cứu và khởi nghiệp, tập trung vào các quan điểm và chuyên môn của châu Á. 17 khoa của NUS tại 3 cơ sở ở Singapore - Kent Ridge, Bukit Timah và Outram - với nhiều chương trình học tập sáng tạo, bao gồm trao đổi sinh viên, thực tập kinh doanh tại 12 cơ sở ở nước ngoài. Trường xếp vị trí thứ 21 trên bảng xếp hạng thế giới. Ảnh: 2U.

Theo SCMP, trong bảng xếp hạng đại học hàng đầu châu Á năm 2022 của THE, ĐH Hong Kong [HKU] [Trung Quốc] giữ vị trí thứ 4 trong năm thứ tư liên tiếp. Được thành lập vào năm 1911, trường có nguồn gốc từ ĐH Y khoa Hong Kong. HKU cũng là đại học đầu tiên được thành lập bởi Đế quốc Anh ở Đông Á. Trường có 10 khoa học thuật với tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy chính. Trường cũng được đánh giá cao về khoa học, nha khoa, y sinh, giáo dục, nhân văn, luật, kinh tế, quản trị kinh doanh. Ảnh: Knowinsiders.

Xếp ở vị trí thứ 5 là ĐH Công nghệ Nanyang [Singapore]. Đây là một trong 6 đại học công lập tại Singapore. Trường nhận điểm tối đa ở 4 tiêu chí, gồm số lượng giảng viên quốc tế, tỷ lệ trích dẫn bài báo, tỷ lệ sinh viên trao đổi trong nước và tỷ lệ sinh viên trao đổi nước ngoài. Ảnh: Zhihu.

ĐH Tokyo [Nhật Bản] được thành lập vào năm 1877 khi trường Kaisei Tokyo và trường Y Tokyo hợp nhất để tạo ra các khoa luật, khoa học, văn thư và y học, cùng với một trường dự bị đại học. Trong bảng xếp hạng năm 2022 của THE, ĐH Tokyo xếp vị thứ 6. Trường bao gồm 10 khoa, 15 trường sau đại học, 11 viện nghiên cứu trực thuộc, 3 thư viện, 2 viện nghiên cứu nâng cao và Bệnh viện ĐH Tokyo. Ảnh: Britannica.

ĐH Trung văn Hương Cảng [Trung Quốc] xếp ở vị trí thứ 7 do THE bình chọn. Đây là đại học lâu đời thứ hai của Hong Kong, ban đầu là liên viện của 3 học viện: Học viện Sùng Cơ, Thư viện Tân Á và Thư viện liên hợp. ĐH Trung văn Hương Cảng dùng tiếng Anh lẫn Trung Quốc nhưng hầu hết môn học đều dạy bằng tiếng Anh. Đây là cơ sở đại học duy nhất của Hong Kong có người đoạt giải Nobel, giải Turing, huy chương Fields và Giải Veblen làm giáo sư. Ảnh: Archdaily.

Xếp ở vị trí thứ 8 là ĐH Quốc gia Seoul [Hàn Quốc]. Trường tôn vinh những lý tưởng của nền giáo dục khai phóng và tạo cơ sở học tập lâu dài cho sinh viên trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Là đại học quốc gia đầu tiên của Hàn Quốc, ĐH Quốc gia Seoul cam kết đa dạng hóa đội ngũ sinh viên và giảng viên, thúc đẩy trao đổi toàn cầu và nghiên cứu trong tất cả lĩnh vực kiến thức. Ảnh: Vinuni.

Thành lập vào năm 1991, ĐH Khoa học và Công nghệ Hong Kong [Trung Quốc] là cơ sở giáo dục quốc tế và nghiên cứu hàng đầu. Năm nay, trường tiếp tục xếp vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng đại học hàng đầu châu Á của THE. Sứ mệnh của trường là thúc đẩy học tập, tăng cường kiến thức thông qua giảng dạy, nghiên cứu, đặc biệt trong nghiên cứu khoa học, công nghệ, kỹ thuật, quản lý, kinh doanh, khoa học xã hội và nhân văn. Ảnh: Wikimedia.

Cuối cùng, xếp ở vị trí thứ 10 là ĐH Phúc Đán [Trung Quốc], được thành lập vào năm 1905 với tên gọi ban đầu là trường Công lập Phúc Đán. Trường cung cấp hơn 70 chương trình về nghệ thuật, nhân văn và khoa học cho 30.000 sinh viên, 15% trong số đó là sinh viên quốc tế. Một số khóa học của trường được giảng dạy bằng tiếng Anh. ĐH Phúc Đán có nhiều chương trình trao đổi với gần 200 đại học ở nước ngoài. Ảnh: Wustl.

Đại học tốt nhất châu Á Đại học đại học châu Á đại học hàng đầu châu Á Đại học Thanh Hoa

Video liên quan

Chủ Đề