10 nguyên nhân dẫn đến nghèo

1.  Khái niệm nghèo đói

Nghèo đói là khái niệm có nhiều khía cạnh. Đó là Sự khốn cùng về vật chất, được đo lường theo một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng, sự thiếu thốn về giáo dục và y tế  kèm theo nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro. Benjamin Seebohn Rowntree,  người đầu tiên đi tìm thước đo nghèo đói, đã cho rằng nghèo đói là tình trạng thiếu thốn một số lượng tiền cần đề “Có được những thứ tối thiểu cần thiết cho việc duy trì thể chất thuần tuý”. Năm 2001, Báo cáo của World Bank đã ghi nhận thêm tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay tình trạng dễ bị tổn thương “Xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng. Nghèo có nghĩa là đói, không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường. Nhưng đối với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nàm ngoài khả năng kiểm soát của họ, Họ thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra bên lề xã hội nên không có tiếng nói và quyền lực trong các thể chế đó.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân của sự nghèo đói rất đa dạng, bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan. Các nguyên nhân này thường thể hiện ra bên ngoài như là đặc điểm của hộ gia đình và người ta dùng chúng để xác định một hộ hay một cá nhân là nghèo hay không. Có thể chia các nguyên nhân này thành các nhóm yếu tố thuộc vùng địa lý, cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân.

2.1 Các nguyên nhân theo vùng địa lý

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: Mức độ nghèo đói thường có quan hệ mật thiết với điều kiện địa lí tự nhiên. Ở các vùng địa lí cách biệt, có rất ít tài nguyên cơ bản như đất, nước, ít mưa cùng với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt khác. Chẳng hạn, Bangladesh với nên kinh tế tăng trưởng chậm vì đất nước phải chịu nhiều thiệt hại từ nhiều cơn lũ hàng năm.  Ở Campuchia, sự cách biệt của các vùng nông thôn đã khiến nhiều người càng nghèo hơn. Những vùng chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện địa lí, thiên tai như vậy, mọi thứ đều thiếu thốn hoặc ở trong tình trạng rất tệ, từ các dịch vụ công cộng thiết yếu như điện, nước, y tế..Tất cả những đặc điểm này đã phần nào gây ra tình ra tình trạng nghèo khổ của người dân nông thôn.

Bên cạnh đó, khả năng đối phó và khắc phục rủi ro này của người nghèo rất kém do nguồn thu nhập thấp, bấp bênh và khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống [mất mùa, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe,…]. Với năng lực kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn trong cuộc sống của họ và tất nhiên người nghèo thì càng nghèo hơn.

– Khả năng quản lí của chính phủ và chính quyền địa phương: Một yếu tố quan trọng nữa trong yếu tố vùng ảnh hưởng đến nghèo đói đó là khả năng quản lí của nhà nước và chính quyền địa phương. Điều này tuỳ thuộc vào chính sách tăng trưởng kinh tế, khả năng ổn định thị trường cũng như ổn định chính trị, hệ thống pháp luật công bằng, hiệu quả, an ninh trong khu vực và toàn cầu. Các cải cách thị trường có thể thúc đẩy tăng trưởng và trợ giúp người ngheo nhưng chúng cũng có thể gây ra những sai lệch không mong đợi.

Khả năng của chính phủ và chính quyền địa phương còn thể hiện ở khả năng cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công. Cơ sở hạ tầng càng tốt thì người dân trong vùng có nhiều cơ hội phát triển do điều kiện kinh doanh thuận lợi và tiếp cận thị trường dễ dàng.

Những tác động của chính sách vĩ mô đến người nghèo chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp. Việc phân phối lợi ích tăng trưởng trong các nhóm dân cư gồm cả các nhóm thu nhập phụ thuộc vào đặc tính của tăng trưởng chưa hợp lý. Thông thường, người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhiều hơn những người nghèo và như vậy đã làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo giữa nội thành và ngoại thành là điều khó tránh khỏi.

2.2  Các nguyên nhân từ cộng đồng 

Định chế và các quan hệ xã hội : nhiều nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới xã hội và các dịnh chế, cũng như nguồn vốn xã hội trong cộng đồng. Cùng với việc dỡ bỏ các rào cản xã hội, những nổ lực giảm nghèo hiệu quả cần những nổ lực bổ sung để hình thành và mở rộng các định chế xã hội cho người ngheo. Đó là các mối quan hệ họ hàng, các tổ chức địa phương và mạng lưới của người nghèo. Tất cả có thể xem như là một dạng của vốn xã hội.

Sự cách biệt với xã hội : Cách biệt với xã hội thể hiện ở hai mặt là quan hệ xã hội và khoảng cách địa lí. Trong mối quan hệ xã hội, hộ nào có được mối quan hệ tốt hơn với những người xung quanh thì có thể được giúp đỡ, hỗ trợ trong những thời điểm khó khăn. Điều này càng có  ý nghĩa đặc biệt với những hộ ở vùng sâu vùng xa, nơi mà những hỗ trợ chính thức từ chính quyền thường đến rất chậm.

Cách biệt về địa lí làm cho các hộ hạn chế giao lưu với thế giới bên ngoài và hầu như không có điều kiện để tiếp xúc những kĩ thuật, công nghệ hay thông tin mới.

Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc : Sự bất bình đẳng giữa các chủng tộc cũng là nguyên nhân của nghèo đói. Đa phần các nhóm dân tộc thiểu số đều phải chấp nhận sự bất công từ nơi sống cô lập, hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất. Ngoài ra họ còn phải đối mặt với những khác biệt về văn hoá, nhôn ngữ hay định kiến của các nhóm dân tộc chiếm đa số. Tất cả những điều này dẫn đến sự ngheo đói trở nên nghiêm trọng hơn.

2.3  Các nguyên nhân về mặt nhân khẩu học.

Tỷ lệ phụ thuộc : là tỷ số người không tham gia lao động trong hộ với số người có tham gia lao động[ kể cả người già hay trẻ]. Tỷ lệ phụ thuộc càng cang đồng nghĩa với việc có nhiều người ăn theo hơn nhưng lại có ít lao động hơn. Điều này khiến các thành viên có lao động phải chịu gánh nặng ngân sách gia đình lớn hơn. Trong trường hợp thu nhập từ lao động không bù đắp được chi phí, các hộ gia đình có khả năng rơi vào vòng đói nghèo. Do đó, người ta thường cho rằng tỷ lệ phụ thuộc trong một hộ tỷ lệ thuận với khả năng và mức độ nghèo của chính hộ đó.

Giới tính : Ở các nước đang phát triển, nơi mà những thành kiến xã hội về vai trò của người phụ nữ vẫn còn khắt khe thì giới tính của người trụ cột trong gia đình cũng có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng nghèo đói của hộ. Thực tế, nữ giới phải gặp nhiều khó khăn và dễ rơi vào cảnh nghèo hơn so với một hộ có nam giới làm chủ hộ. Bởi vì  họ phải đóng vai trò là lực lượng sản xuất quan trọng trong gia đình và cả trong việc quản lí tài chính gia đình nhưng họ phải đối mặt với sự phân biệt. Các nghiên cứu của World Bank cho thấy, trung bình tiền lương của phụ nữ chỉ bằng 70-80% tiền lương của nam giới. Đặc biệt phụ nữ phải gặp rất nhiều khó khăn trong những vấn đề mang tính pháp lý như việc sang tên sử dụng đất, bị hạn chế tiếp cận các nguồn lực tín dụng.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:

  • nghèo đói là gì
  • ngheo doi
  • nguyen nhan ngheo kho
  • phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở Việt nam
  • nguyen nhan ngheo xet tren khia canh chu quan
  • nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở việt nam
  • nguyên nhân dẫn đến nghèo đói
  • nguyen nhan dan den su ngheo
  • nguyên nhân của sự nghèo đói
  • đói nghèo là gì
  • ,

    Chủ Đề