10 bài hát zappa thẳng thắn hàng đầu năm 2022

‘Backmasking’ và nỗi ám ảnh mang tên Satan

10 bài hát zappa thẳng thắn hàng đầu năm 2022

Lần đầu tiên giai điệu của một ca khúc bỗng dưng bị phát ngược lại là vào ngày 27/4/1982, khi nhà thần kinh học (theo như ông tự xưng) William H. Yarroll II đứng trước Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng bang California để báo cáo về việc những rock bands đang cố gửi những thông điệp ẩn cao siêu về Satan bằng âm nhạc thông qua kỹ thuật “backmasking” - quá trình thu âm một lời nhắn và lồng ghép phiên bản được chỉnh ngược vào bản thu âm hoàn chỉnh. Để đưa ra minh chứng, ông đã phát ngược ca khúc “Stairway to Heaven” của Led Zeppelin và những thông điệp như “the Lord turns me off”, “here’s to my sweet Satan” được lộ rõ ra; một cậu thiếu niên hiếu kỳ chỉ cần nghe thông điệp như trên 3 lần - ông khẳng định, trước khi nhận thức trở nên lệch lạc.

Cũng nên đính chính lại, “backmasking” là một kĩ thuật được các nghệ sĩ áp dụng không phải là ít - thường chỉ xoay quanh những câu bông đùa tếu táo - đã trở nên phổ biến từ thời của the Beatles. Song hàm ý của Yarroll, là các câu nói khi được phát xuôi và ngược đều mang 2 thông điệp cụ thể và khác nhau - và đó là điều dường như không thể thực hiện, chưa kể luận điểm não bộ con người dễ dàng bị tiêm nhiễm bởi những thông điệp “back-masked” là điều hết sức phản khoa học. Nhiều nghệ sĩ phản ứng trước lùm xùm trên bằng cách “dĩ độc trị độc” - lồng thêm những thông điệp móc mỉa vào sản phẩm của mình, tố cáo rằng chính phủ đã can thiệp thô bạo vào quá trình làm nhạc của người nghệ sĩ - chỉ vì vài bà nội trợ không vừa ý với bài hát của Prince.

The PMRC

10 bài hát zappa thẳng thắn hàng đầu năm 2022

Vào năm 1984, như điều mọi người đều làm, Tipper Gore - vợ của Thượng nghị sĩ và Phó tổng thống Hoa Kỳ tương lai Al Gore - sắm cho mình một bản copy Purple Rain của huyền thoại Prince. Song điều đó không đồng nghĩa với việc bà muốn đắm mình vào những giai điệu funk thời thượng - mà là vì nỗi lo cho cô con gái 11 tuổi của mình, và âm nhạc như “Purple Rain” là những gì những đứa trẻ thời đó ưa chuộng. Khi cả 2 cùng nhau lắng nghe album, Tipper chợt giật mình thon thót với những lyrics nhạy cảm trong track “Darling Nikki”: "I knew a girl named Nikki, I guess you could say she was a sex fiend / I met her in a hotel lobby masturbating with a magazine."

“Những ca từ thô tục làm cả hai chúng tôi xấu hổ”, Tipper tường thuật lại. “Cảm giác ban đầu là choáng váng, nhưng sau đó tôi phát bực! Hàng triệu công dân Mỹ bỏ tiền mua Purple Rain mà không hay biết những gì nó truyền tải”. Song có lẽ “hàng triệu” công dân không hay biết về Purple Rain trong lời nói của Tipper may thay chỉ gói gọn trong số những phu nhân của các chính trị gia và các doanh nhân nổi tiếng - tập hợp để thành lập hội “những bà vợ Washington” - mang theo quyền lực và sức mạnh đủ lớn để can thiệp vào nền công nghiệp âm nhạc thời bấy giờ. Kể từ đó, Trung tâm tài nguyên âm nhạc dành cho phụ huynh, hay PMRC, được thành lập - và chính vì những hội viên đều có gốc rễ chính trị, nên những gì họ làm không đơn thuần chỉ là chỉ tay hoặc dậm chân trong bực tức.

15 bài hát nhớp nhúa

10 bài hát zappa thẳng thắn hàng đầu năm 2022

The PMRC tuyệt đối không tha cho bất cứ ca khúc nhạc đại chúng mang lyrics nhạy cảm nào - hãy cứ hình dung những khuôn mặt đỏ phừng phừng của họ khi lắng nghe Motley Crue hay Judas Priest, tay không khỏi nắm chặt chuỗi tràng hạt. Vào đầu năm 1985, họ đưa ra danh sách mang tiêu đề “15 bài hát nhớp nhúa”, kèm theo xếp hạng mức độ khuyến cáo đối với phụ huynh. Nếu bạn muốn tìm hiểu, thì 15 ca khúc bị “sờ gáy” chính là: "Dress You Up" - Madonna, "She Bop" - Cyndi Lauper, "Let Me Put My Love Into You" - AC/DC, "(Animal) F*ck Like a Beast" - W.A.S.P., "Sugar Walls" - Sheena Easton (tình cờ thay, được sáng tác và sản xuất bởi Prince), "Into the Coven" - Mercyful Fate, "We're Not Gonna Take It" - Twisted Sister, "Strap On Robby Baby" - Vanity, "Eat Me Alive" - Judas Priest, "Trashed" - Black Sabbath, "In My House" - Mary Jane Girls, "Possessed" - Venom, "High 'N Dry" - Def Leppard, "Bastard" - Motley Crue, và dĩ nhiên, "Darling Nikki”.

The PRMC đề xuất hệ thống rating - “X” cho những nội dung tình dục, “V” cho vấn đề bạo lực, “D/A” cho những ca khúc ám chỉ về ma túy và rượu, và “O” là những sản phẩm mang tính giáo phái lệch lạc - có sự tương đồng “không hề nhẹ” với hệ thống rating cho phim của the MPAA. Song đó chỉ là những động thái đầu tiên của PMRC để cố gắng dán nhãn mọi bài hát nhạy cảm ngoài thị trường.

3 nghệ sĩ làm chứng trước Quốc hội và 1 bàn thắng tạm thời cho phía nghệ sĩ

10 bài hát zappa thẳng thắn hàng đầu năm 2022

Vào 1985, the PMRC đã tìm cách triệu tập một tiểu ban Thượng viện để kiểm tra kỹ hơn về vấn đề lời bài hát. Cùng với hàng loạt các nhà lập pháp, bộ ba mà không ai ngờ tới đã được mời đến đại diện cho phía nghệ sĩ làm nhạc: giọng ca chính của Twisted Sister Dee Snider, ca sĩ nhạc folk-rock John Denver và tượng đài âm nhạc Frank Zappa. Trước thời điểm trên, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) đã thông qua nguyên tắc dán nhãn những sản phẩm âm nhạc nhạy cảm - động thái mà theo Snider miêu tả có thể gây ảnh hưởng đến phiên điều trần và đi ngược lại Hiến pháp. Không rõ vì lý do gì mà 3 vị cụ thể này được chọn, có lẽ the PMRC sẽ gặp thuận lợi hơn trong phiên điều trần chăng?

Snider khẳng định phu nhân Tipper Gore đã hiểu sai thông điệp của “Under the Blade” - một bài hát đơn thuần về cuộc phẫu thuật họng của một band member, song bị nhầm lẫn những ám chỉ về hành vi bạo lực tình dục - “Không thể trách tôi được nếu bà đầu óc bà Gore đây đen tối”, Snider lập tức mũi chĩa mũi dùi vào vị phu nhân tôn quý. John Denver - người mà các Thượng nghị sĩ mong đợi sẽ đứng về phía mình, lập tức ví von sự cấm đoán trên với hành vi đốt sách của Hitler. Và Zappa đã chốt hạ bằng luận điểm đanh thép, hùng hồn của mình: “Đề xuất của the PMRC hoàn toàn phi nghĩa và nhiều phần hấp tấp… vi phạm quyền tự do dân chủ… và sẽ làm phiền tòa án trong quãng thời gian dài sắp tới”. Ông tiếp tục “Các vấn đề sửa đổi bước đầu phải được đảm bảo để hạn chế rủi ro hết mức có thể. Trong trường hợp này, yêu cầu của the PMRC chỉ thêm đổ dầu vào lửa”.

Chiếc nhãn Parental Advisory

10 bài hát zappa thẳng thắn hàng đầu năm 2022

Phiên điều trần diễn ra hết sức căng thẳng, và PMRC quyết định từ bỏ kiến nghị về rating cụ thể của mình. Giữa phiên, Tipper Gore tiếp tục thả “quả bom” tiếp theo: “Chúng tôi tiếp tục đề xuất một dán nhãn chung để cảnh báo người tiêu dùng trên thị trường về lyrics của bài hát. Chúng tôi yêu cầu các hãng thu âm tự nguyện dán nhãn sản phẩm âm nhạc của mình và chịu trách nhiệm về hành vi đó”.

Chỉ trong vài tuần sau đó (mặc dù vấp phải phản đối kịch liệt từ phía nghệ sĩ vì nghi ngại một chiếc nhãn dán có thể ảnh hưởng lớn tới doanh thu), the RIAA vẫn gật đầu một cách vội vàng và như thế cảnh báo “Parental Advisory - Explicit Content” ra đời. Các thiết kế đã được liên tục thử nghiệm cho đến khi chiếc nhãn trắng đen thân quen (có lẽ được in trên phân nửa số sản phẩm âm nhạc yêu thích của bạn) chính thức được thông qua. Mặc dù việc dán nhãn được ban hành thông qua chỉ thị của the RIAA, thì cũng không có gì ngăn nổi việc các nhà phát hành riêng lẻ áp dụng tùy tiện với những lý lẽ riêng của mình. Điều này dẫn đến việc tác phẩm vô can lại bị cho “vào tròng”. Một ví dụ cụ thể: dự án năm 1986 của Zappa - Jazz From Hell, bị gán “explicit lyrics” từ một hệ thống bán lẻ nọ. Nghịch lý ở chỗ album trên… là album nhạc không lời. Song tất nhiên, cuộc chiến dán nhãn chỉ là một phần nhỏ - và PMRC không dễ gì dừng cuộc chiến tranh ở đây.

MTV bị sờ gáy

10 bài hát zappa thẳng thắn hàng đầu năm 2022

Câu chuyện bắt đầu khi MTV trên đà thống trị mảnh đất nhạc pop màu mỡ, và rõ ràng những nghệ sĩ quen thuộc trong “blacklist” của the PMRC lại là những ngôi sao lớn nhất trên kênh sóng của họ. Sau phiên điều trần của Thượng viện, the PMRC bắt đầu đặt những áp lực chậm và ổn định để thắt chặt tiêu chuẩn phát sóng của kênh âm nhạc đình đám này - thứ mà MTV khẳng định vốn đã đủ nghiêm ngặt.

Vì không muốn từ chối phát các music videos nổi tiếng bậc nhất thời bấy giờ, MTV từ chối đề nghị của the PMRC để tiếp tục phát hành các nội dung nhạy cảm vào đêm muộn và công khai không can thiệp vào sản phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ. Song với việc gangsta rap và những bản R&B khiêu khích đổ bộ vào cuối những năm 80s, MTV có nhiều lý do hơn để edit những nội dung phản cảm - đúng với cái tên “áp lực chậm” phía trên, khi thay đổi này diễn ra từ từ đến độ khó ai phát hiện ra (tất nhiên trừ chính người ca sĩ). Nếu vào 1984, MTV can thiệp vào 1/10 videos thì một thế kỷ sau, con số đã nâng lên thành 1/3.

Ca sĩ bị bắt giam vì biểu diễn live

10 bài hát zappa thẳng thắn hàng đầu năm 2022

Chiến thắng ròn rã của the PMRC mạnh mẽ đến độ những bang nghiêng về Cộng hòa bắt đầu tung ra các sắc lệnh kiểm soát những thể loại nhạc có thể được biểu diễn trực tiếp, và có lẽ không thị trấn nào hùng hổ trong việc thực thi việc “chống ô uế” hơn Columbus, Georgia. Nó được thông qua vào 1987, 3 tuần sau khi concert của Beastie Boys - boyband biểu tượng thời bấy giờ, được chính thức khởi động, ngập tràn hình ảnh những vũ công quyến rũ đến nghẹt thở biểu diễn trên sân khấu. Sau khi sắc lệnh được ban bố, họ không bị cấm diễn - vì nước Mỹ vẫn mãi là nước Mỹ. Họ chỉ không thể nói những từ nhạy cảm hoặc thực hiện những hành vi phóng đãng trên sân khấu, vì chiếc tròng vô hình vẫn luôn buộc quanh cổ họ.

Giọng ca R&B Bobby Brown và rapper LL Cool J đều bị bắt giam với lý do “mô phỏng các hành vi tình dục” trên sân khấu trong lần lưu diễn tại Columbus, và Gene Simmons của KISS và rapper Too $hort cũng bị gán ghép tội nhẹ. Một nghệ sĩ điềm tĩnh, ôn hòa như Ice-T cũng phải cắt phăng suất diễn tại Columbus chứ nhất quyết không để những quy định ràng buộc cái tôi nghệ sĩ cao ngút. Các địa phương khác từ Toronto đến Florida cũng bắt đầu cảnh báo các nghệ sĩ về những hành vi bị cấm trên sân khấu và thậm chí giám sát gắt gao các tiết mục của họ. Thậm chí một nhà thi hành ở Fort Lauderdale quả quyết rằng: “chỉ cần một người dân thấy biểu tượng của ác quỷ ẩn hiện khi một rock group biểu diễn, họ tuyệt đối không dung túng”. Không lâu sau phát biểu của ông đã châm ngòi cho một cuộc chiến toàn diện và hết sức khốc liệt.

Khi phát hành album ở một số bang bị quy vào… phạm pháp

10 bài hát zappa thẳng thắn hàng đầu năm 2022

Vào năm 1988, N.W.A nhận được sự “quan tâm” đặc biệt từ phía FBI, phần lớn nhờ những từ ngữ thẳng thắn trong “F*ck Tha Police” - bài hát nhắn gửi tới các nhà phân phối nhạc. Mọi chuyện được gác lại tạm thời cho đến 2 năm sau, một nhóm rappers khác - 2 Live Crew, đến từ Floria - nhắm thẳng mũi súng vào cơn thịnh nộ của the PMRC với album As Nasty As They Wanna Be (nếu bạn muốn hỏi nó “nasty” đến độ nào, câu trả lời là “cực kỳ”). Lyrics của nhóm nhạc thẳng thắn và táo bạo đến mức ai cũng phải ngượng chín mặt. Cảnh sát nhận được quá nhiều cáo buộc về độ nhạy cảm của đĩa thu từ các đại lý bán lẻ ở Florida, khiến cho cảnh sát trưởng quận Broward Nick Navarro phải dùng đến quyền lực của mình. Ông triệu họp một phiên tòa phơi bày sự tục tĩu của album - đồng thời tuyên bố việc bất cứ nhà bán lẻ nào phát hành nó đều bị quy vào phạm pháp.

2 Live Crew ngay lập tức cũng vướng vào một vụ bê bối khác. Thẩm phán U.S District Jose Gonzalez đưa ra những quyết định không khoan nhượng về việc bắt giữ nhóm vì cáo buộc khiêu dâm. 3 ngày sau phán quyết, 2 Live Crew đã bị bắt giam sau một buổi biểu diễn ở hộp đêm. Song cuối cùng, họ vẫn được tha bổng tại phiên tòa cuối cùng - song album As Nasty As They Wanna Be vẫn không được “tha tội” trong vài tháng trời.

Nghệ sĩ chống trả

10 bài hát zappa thẳng thắn hàng đầu năm 2022

Nếu rock và rap có một điểm chung, thì đó chính là tâm điểm chú ý của chính quyền. Sự phẫn nộ của các nghệ sĩ được lồng ghép vào trong ngôn ngữ âm nhạc một cách bộc trực và không khoan nhượng, đặc biệt đối với the PMRC - kẻ thù số 1 của họ. Từ band nhạc Warrant (với những câu chửi đau điếng trong “Ode to Tipper Gore”) đến Danzig (với hit lớn “Mother” châm biếm các bà mẹ PMRC), thậm chí band nhạc punk NoFX “chơi lớn” phát hành cả EP với tiêu đề: the PMRC Can Suck On This. Hay band nhạc Rage Against the Machine gây xôn xao với “màn biểu diễn” dài 15 phút tại Lollapalooza trong im lặng, trần truồng, băng keo che kín miệng cùng những dòng chữ “PMRC” nguệch ngoạc được vẽ trên ngực. Song cú knock-out đau đớn nhất được tung ra bởi Ice-T, với album được phát hành năm 1989: Freedom of Speech… Just Watch What You Say.

Trong bài hát chủ đề, Ice gọi thẳng tên Tipper Gore, ngụ ý ngài Thượng nghị sĩ thất bại thảm hại để chiều lòng bà xã của mình trong việc chăn gối, nhưng cũng không quên đưa ra 101 lý lẽ minh chứng những sản phẩm âm nhạc không nên bị kiểm duyệt. Ông cũng không quên nhắn gửi những lời “yêu thương” đến xứ Columbus, Georgia - ví von nó với một vệt… phân trên bản đồ, trước khi chốt câu “trí mạng”: "Once you take away my right to speak / Everybody in the world's up sh*t creek."

Cả một di sản kiểm duyệt để lại

10 bài hát zappa thẳng thắn hàng đầu năm 2022

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Rolling Stone, thời điểm 30 năm sau phiên điều trần khét tiếng năm nào, Tipper Gore nhấn mạnh sự cần thiết của việc kiểm duyệt âm nhạc trong kỷ nguyên Internet - "Trong thời đại social media lên ngôi, thoạt tưởng rằng cha mẹ có thể có kiểm soát những gì con cái họ tiếp xúc. Nhưng tôi vẫn cho rằng những cuộc trò chuyện trực tiếp vẫn không giảm đi tầm quan trọng so với thập kỷ 80s. Âm nhạc là ngôn ngữ phổ quát xuyên qua các thế hệ, chủng tộc, tôn giáo, giới tính và hơn thế nữa. ... Các nghệ sĩ và công ty thu âm nào vẫn đang sử dụng nhãn khuyến cáo nên được hoan nghênh vì họ đã giúp phụ huynh và con em có những cuộc đối thoại trực tiếp và hiểu rõ hơn về âm nhạc và giá trị chúng hằng mang lại.”

Dĩ nhiên, hiếm có ai mua album vật lý nữa. Dù tan rã vào cuối thập niên 90s, di sản kiểm duyệt của PMRC vẫn còn sức sống dai dẳng đến hiện tại - với trường hợp tiêu biểu là nhà phân phối khổng lồ Walmart, hiện vẫn không cho lưu thông bất cứ sản phẩm âm nhạc nào bị gán nhãn Parental Advisory. Cuộc chiến của Tipper cũng dẫn tới sự ra đời của “clean version” nổi tiếng. Và về phần của MTV, sau hàng loạt tranh cãi dai dẳng vào những năm 90s, họ cũng đưa ra quyết định bỏ phần “M” (Music) trong tên của kênh sóng để chú trọng phát triển các chương trình truyền hình thực tế. Tất nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các reality show còn dễ dàng đầu độc đầu óc non nớt lứa tuổi vị thành niên hơn những là những lyrics nhạy cảm - song chính phủ có lẽ cũng đã mệt nhoài sau trận chiến âm nhạc, nên chúng được “tạm tha”.