Mụn ở vùng trán mũi và miệng là mụn gì năm 2024

Bạn có biết? Theo Y học cổ truyền, mỗi vị trí mụn trên khuôn mặt đều là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn. Bởi mụn không chỉ xuất phát từ các nguyên nhân bên ngoài mà còn xuất phát từ các nguyên nhân bên trong cơ thể. Và mỗi vị trí trên khuôn mặt đều có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan nội tạng trong cơ thể, do đó mỗi nốt mụn mọc trên da mặt đều phản ánh sức khỏe của bạn.

Mụn ở vùng trán mũi và miệng là mụn gì năm 2024

Bản đồ mụn - Face Mapping

Vị trí mụn mọc ở má, gò má

Thông thường, nếu xét nguyên nhân bên ngoài thì vùng má nổi mụn thường do tiếp xúc nhiều bụi bẩn của môi trường hoặc có nhiều thói quen không tốt như: chạm tay vào má, đeo khẩu trang không sạch, chống tay lên má,...tạo cơ hội cho vi khuẩn gây mụn.

Tuy nhiên, xét về nguyên nhân bên trong, theo bản đồ mụn Face Mapping được các chuyên gia tạo ra thì khi mụn xuất hiện ở má trái thì cơ thể đang gặp vấn đề về gan. Có thể gan yếu hoặc viêm gan, dẫn đến quá trình bài tiết, thải độc không tốt gây tích lũy chất độc trong cơ thể, gây ra mụn. Còn đối với mụn mọc ở má phải thì bản đồ mụn lại cảnh báo dấu hiệu liên quan đến phổi. Nguyên nhân trực tiếp có thể là do hút thuốc lá, khiến cho sức khỏe của phổi bị suy yếu, gây ra mụn.

Còn đối với gò má thì bản đồ mụn cho biết nguyên nhân xuất hiện mụn ở gò má là do rối loạn đường ruột, làm ảnh hưởng đến chức năng bài tiết và thải độc của thành ruột dẫn đến tích tụ chất độc, bã nhờn trên da quá nhiều, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.

Khi bị mụn ở những vị trí này bạn nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm mát gan, thải độc tố như bí đao, rau cần, khổ qua, cà chua, táo,...Đồng thời hạn chế uống rượu bia, cà phê, không hút thuốc lá, không ăn đồ ngọt.

Mụn ở vùng trán mũi và miệng là mụn gì năm 2024

Mụn ở má trái có liên quan đến gan, má phải là phổi

Mụn mọc ở trán báo hiệu điều gì?

Theo các chuyên gia cho biết bị mụn ở trán thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu thường do căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài. Bên cạnh đó, chức năng gan, hệ tiêu hóa hoạt động không tốt dẫn đến tích tụ độc tố lâu ngày gây ra mụn.

Lời khuyên khi trị mụn ở trán là uống nhiều thảo dược mát gan như nước râu ngô, hạt sen,...Đồng thời uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây. Bên cạnh đó, hạn chế uống bia rượu, chất kích thích.

Mụn mọc ở cằm nói lên điều gì?

Cằm là một trong những vị trí mà mụn bọc hay xuất hiện. Dấu hiệu này cảnh báo cơ thể bạn đang bị rối loạn nội tiết tố. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến thận. Do đó, vào những đèn đỏ, sau sinh hoặc tiền mãn kinh,...nội tiết rối loạn thì mụn hay mọc tập trung ở cằm. Ngoài ra, mụn mọc ở cằm còn xuất phát từ thói quen hay chống cằm của nhiều người, khiến cho vi khuẩn có cơ hội lây lan sang mặt, gây ra mụn.

Để giảm và ngăn ngừa mụn mọc ở cằm, hãy uống nhiều nước, bỏ các thói quen xấu như chống tay lên cằm, sờ cằm, nặn mụn,...

Mụn xuất hiện ở quanh miệng

Theo như bản đồ mụn Face Mapping, khi mụn nổi ở khu vực quanh miệng là cảnh báo hệ tiêu hóa đang có vấn đề. Việc ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh,...dẫn đến hệ tiêu hóa hoạt động kém, độc tố tích tụ trong cơ thể dẫn đến mụn mọc quanh miệng.

Ngoài ra thì ruột và gan cũng là một trong những cơ quan nội tạng có liên quan đến nguyên nhân mụn mọc ở quanh miệng. Khi ăn những thức ăn thiếu lành mạnh thì ruột và gan cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. Do đó, để ngăn ngừa mụn xuất hiện quanh miệng bạn nên bổ sung cho cơ thể rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước, không nên ăn quá nhiều, không nên ăn thức ăn đóng hộp.

Mụn ở vùng trán mũi và miệng là mụn gì năm 2024

Mụn mọc xung quanh miệng có liên quan đến hệ tiêu hóa

Xuất hiện mụn bọc, mụn đầu đen ở mũi

Nếu thường xuyên để ý đến các vùng trên gương mặt thì mũi là một trong những khu vực xuất hiện nhiều mụn đầu đen, mụn cám nhất, thậm chí mụn bọc cũng thường mọc ở mũi. Ngoài nguyên nhân tuyến bã nhờn trong cơ thể hoạt động mạnh ở vùng mũi, thì xét theo bản đồ mụn, cùng tham vấn của bác sĩ thì mũi có liên quan mật thiết đến tim và phổi.

Do đó, khi mụn bọc mọc hay mụn đầu đen thường xuyên mọc ở mũi thì hãy thử kiểm tra sức khỏe của tim và phổi, để có hướng khắc phục kịp thời. Để hạn chế mọc mụn ở mũi bạn nên hạn chế ăn uống lạnh, uống hoặc ăn nhiều rau cần, mướp đắng, nước nha đam, trà hoa cúc,...để thanh lọc cơ thể.

Mụn mọc ở huyệt thái dương

Một lần nữa chúng ta lại dựa vào bản đồ mụn(Face Mapping) thì khi mụn xuất hiện ở huyệt thái dương là cảnh báo túi mật của bạn đang có vấn đề. Có thể dịch mật tiết ra không đủ. Nguyên nhân trực tiếp có thể đến từ việc bạn đã ăn quá nhiều nội tạng động vật như ruột bò, ruột heo,...khiến cho túi mật hoạt động quá công suất. Do đó, để mụn không mọc ở huyệt thái dương bạn nên hạn chế ăn nội tạng động vật.

Mụn nổi ở môi

Cũng tương tự như khi mụn mọc ở xung quanh miệng thì khi mụn mọc ở môi có thể liên quan đến việc bạn ăn nhiều thức ăn gây nóng trong người, uống nhiều đồ ngọt, trái cây nóng, hoặc dự tiệc ăn quá nhiều thức ăn...làm hệ tiêu hóa hoạt động quá mức, gây ra mụn.

Do đó, lời khuyên khi bị mụn ở môi là ăn uống đúng giờ, đúng bữa, đúng khoa học, ăn nhiều thức ăn mát, hạn chế ăn thức ăn cay nóng.

Dựa vào những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu mỗi vị trí bị mụn trên gương mặt ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Từ đó, hãy theo dõi, chăm sóc da mặt và cơ thể nhiều hơn, và tự điều trị mụn tận gốc đồng thời ăn uống và sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa mụn xuất hiện trên mặt. Đây cũng là cách bạn bảo vệ sức khỏe của cơ thể.

Nguồn: TK

Bài viết và địa chỉ trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.