Ý nghĩa quy luật lợi ích cận biên giảm dần

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần là gì? Đặc điểm và nội dung?

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần (Law of Diminishing Marginal Utility) là khi người tiêu dùng tiêu thụ một mặt hàng hay sản phẩm bất kỳ nào đó, thì lợi ích hay sự hài lòng mà họ có được khi tiêu dùng sản phẩm sẽ giảm đi khi số lượng tiêu thụ ngày càng tăng cao.

Dựa vào hình trên, lợi ích của miếng bánh mỳ đầu tiên là cao nhất (0a) nhưng khi đã bắt đầu hết đói thì lợi ích của những miếng bánh mỳ tiếp theo giảm dần. Điển hình nhất là miếng bánh mỳ thứ 6 mang đến lợi ích cận biên thấp nhất.


Trong kinh tế học, quy luật lợi ích cận biên giảm dần thể hiện lợi ích cận biên của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm khi nguồn cung sản phẩm tăng lên. Tiếp đến, những tác nhân kinh tế sẽ tác động lần lượt số lượng hàng hóa, dịch vụ làm cho ngày càng giảm sút cho đến khi nó mất hết giá trị.
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần còn được sử dụng để giải thích cho nhiều hiện tượng kinh tế khác như lý thuyết về thị hiếu người dùng theo thời gian.

Khi một cá nhân có sự tương tác nhất định với một hàng hóa kinh tế nào đó, đơn vị đầu tiên được tiêu thụ chính là dành mục đích có giá trị cao nhất, đơn vị thứ hai sẽ được sử dụng cho mục đích có giá trị thứ hai, và cứ tiếp tục như vậy.

Nói cách khác, quy luật lợi ích cận biên giảm dần quy định rằng, khi người tiêu dùng tiêu thụ hàng hóa, họ không đặt giá trị tất cả các mặt hàng là như nhau. Họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một số mặt hàng nhất định và ít hơn cho các mặt hàng khác.



Giá trị sử dụng hay còn gọi là lợi ích mà người tiêu dùng nhận được bao gồm các giá trị mà họ nhận được khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó. Số tiền phải chi trả để mua hàng hóa hay dịch vụ được gọi là giá trị trao đổi hàng hóa.

Giá trị sử dụng thông thường luôn lớn hơn giá trị trao đổi hàng hóa ở công cụ sản xuất như máy tính, ô tô, máy móc, thiết bị,... Chúng ta có thể dễ dàng chứng minh điều này vì nếu không thì bạn đã không bỏ ra một số tiền rất lớn để mua nó mà thu lại giá trị sử dụng không bằng giá trị trao đổi ban đầu.

Trong trường hợp này thì lợi ích cận biên cũng theo xu hướng giảm dần. Khi chúng ta mua hai chiếc ô tô nhưng nhu cầu đi lại không tăng lên thì rõ ràng rằng chiếc ô tô thứ hai mang lại ít lợi ích hơn hẳn so với chiếc ô tô đầu tiên. Quy luật này chính là tiền đề cho quá trình định giá sản phẩm. Có hai cách định giá sản phẩm chính như sau:

- Định giá căn cứ vào chi phí: Tổng chi phí + Lợi nhuận mong muốn.


- Định giá theo nhu cầu: Căn cứ vào mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả, xác định tương đối với lợi ích mà họ nhận được.



Ví dụ khi cốc bia đầu tiên bạn có thể bán với giá là 10.000 đồng thay vì giá cũ 5.000 đồng; từ cốc thứ hai sẽ giảm 1.000 đồng tức là còn 9.000 đồng,... Như vậy người uống sẽ liên tục nhận thấy được lợi ích cận biên của họ luôn cao hơn giá thành chi trả cho cốc bia. Khi này việc định giá bia sẽ được thực hiện theo nguyên tắc lợi nhuận giảm dần cho đến khi bằng 0 thì ngừng.

Một trong những vấn đề khó khăn ở đây chính là nếu như có giá độc quyền thì còn có thể thực hiện được ý tưởng nói trên. Tuy nhiên khi có nhiều người bán bia, nếu ta bán với giá 10.000 đồng mà quán kế bên bán 5.000 đồng thì khách hàng sẽ đổ xô sang bên đó.

Ứng dụng này của quy luật lợi ích cận biên giảm dần cho thấy lý do vì sao sự gia tăng lượng tiền hoặc những thứ tương đương sẽ làm giảm giá trị trao đổi của một đơn vị tiền. Bởi vì mỗi đơn vị tiền sau khi được dùng để mua bán sẽ có giá trị dần bị thấp xuống theo thời gian.

Ví dụ: Lãi suất sẽ tác động đến thói quen tiết kiệm cũng như chi tiêu của người dùng, doanh nghiệp. Việc thao túng lãi suất khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu hay tiết theo thị hiếu trong khoảng thời gian thực tế của họ, và dẫn đến những thặng dư có thể xảy ra hay sự thiếu hụt trong nguồn vốn đầu tư cơ bản.


Lãi suất (tiếng anh: Interest Rate) là tỉ lệ phần trăm người vay trả cho người mà họ vay tiền trong một khoảng thời gian nhất định (1 ngày, 1 tháng, 1 năm). Giá trị sử dụng của khoản vay là khả năng mang lại lợi nhuận cho người cho vay. Bạn có thể xem bài viết tại: Lãi suất là gì?

Những Marketer ứng dụng quy luật lợi ích cận biên giảm dần bởi vì họ muốn giữ khoảng lợi ích cận biên ở mức cao nhất cho những dòng sản phẩm mà họ kinh doanh. Một sản phẩm được tiêu thụ bởi nó mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Nhưng khi có quá nhiều sản phẩm có nghĩa là lợi ích cận biên đang dần tiến về 0 bởi vì người tiêu dùng đã có đủ sản phẩm cần dùng và chúng đang bị bão hòa. Tất nhiên, lợi ích cận biên còn phụ thuộc vào người tiêu dùng và các sản phẩm được tiêu thụ.

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần là khi người tiêu dùng tiêu thụ một mặt hàng hay sản phẩm bất kỳ nào đó, thì lợi ích hay sự hài lòng mà họ có được khi tiêu dùng sản phẩm sẽ giảm đi khi số lượng tiêu thụ ngày càng tăng cao.

  • Thích
    Ý nghĩa quy luật lợi ích cận biên giảm dần
  • Yêu
    Ý nghĩa quy luật lợi ích cận biên giảm dần
  • Haha
    Ý nghĩa quy luật lợi ích cận biên giảm dần
  • Wow
    Ý nghĩa quy luật lợi ích cận biên giảm dần
  • Khóc
    Ý nghĩa quy luật lợi ích cận biên giảm dần
  • Giận
    Ý nghĩa quy luật lợi ích cận biên giảm dần

Ý nghĩa quy luật lợi ích cận biên giảm dần

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần

            Quy luật này cho thấy, lợi ích cận biên thu được đối với mối đon vị hàng hóa được tiêu dùng thêm sẽ giảm dần đi nếu ta dùng hàng hóa đó ngày càng nhiều lên trong một thời kỳ nhất định.

            Đây là điều rất đúng, trong thực tế tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ thì khoái cảm và sự ngon miệng sẽ giảm xuống đối với mỗi đơn vị hàng hóa tiêu dùng thêm. Giả định bạn ăn chiếc kem đầu tiên vào lúc bạn đang rất khát nước, mệt mỏi và trời nóng. Chiếc kem này chắc chắn sẽ cho bạn một cảm giác vô cùng khoan khoái, dễ chịu và giúp bạn tỉnh táo, khỏe khoắn trở lại. Nhưng nếu bạn ăn chiếc thứ 2, thứ 3, thứ 4… thì bạn sẽ thấy ngay rằng cảm giác tuyệt vời ban đầu của mình sẽ giảm đi đối với mỗi chiếc kem ăn thêm, thậm chí bạn có cảm giác khó chịu, đau họng, buốt răng….nếu như cứ tiếp tục ăn đến chiếc thứ 5 , thứ 6… ví dụ trên được minh họa qua biểu 3.1 và hình 3.1

Từ biểu 3.1 và hình 3.1 ta nhận thấy về mặt hình học, đường TU và đường MU có mối liên hệ với nhau, trong đó MU là độ dốc của TU tại các điểm. Độ dốc của TU giảm dần tức đường MU dốc xuống từ chiếc kem đầu tiên đên chiếc kem thứ 3, MU giảm nhưng lớn hơn 0, làm cho TU tăng nhưng tăng với tốc độ chậm dần. Tại chiếc kem thứ tư khi mà lợi ích cận biên bằng 0 (MU=0) là nơi TU có giá trị lớn nhất vì tại mức tiêu dùng đó tổng lợi ích không tăng thêm nữa. Sau chiếc kem thứ 4, MU có giá trị âm nghĩa là  TU giảm dần.

Biểu 3.1. TỔNG LỢI ÍCH VÀ LỢI ÍCH CẬN BIÊN CỦA VIỆC TIÊU DÙNG KEM.

Chiếc kem thứ (Q)

Tổng lợi ích

( TU)

Lợi ích cận bien

( MU)

1

2

3

4

5

3

5

6

6

5

3

2

1

0

-1

Ý nghĩa quy luật lợi ích cận biên giảm dần
   

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần có 2 ý nghĩa quan trọng:

   - Thứ nhất là quy luật này cùng với lý thuyết lựa chọn sẽ giải thích hình dạng đường cầu dốc xuống ( vì đường cầu chính là đường lợi ích cận biên, chúng ta sẽ tìm hiểu kỷ hơn ở phần sau)

            - Thứ hai là: quy luật này góp phần hình thành một quan điểm nhận thức khoa học trong việc đánh giá hành vi tiêu dùng, từ đó xây dựng ý thức tiêu dùng hợp lý để cực đại hóa lợi ích kinh tế trong tiêu dùng.