Ý nghĩa của những chính sách vương triều Tây Sơn

Nhà Tây Sơn hay Triều Tây Sơn là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802. Nhà Tây Sơn được lập nên bởi 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Và sau đó tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế.

Tuy chỉ tồn tại trong vòng chưa đầy 3 thập kỷ nhưng triều đại Tây Sơn đã có công tích lớn là tiếp tục mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn. Đồng thời triều đại Tây Sơn đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc là quân Xiêm La và quân nhà Thanh bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Có được những chiến thắng đó là bởi những thủ lĩnh của nghĩa quân Tây Sơn có sách lược khôn khéo, thu hút được sự ủng hộ và hưởng ứng của nhiều tầng lớp nhân dân, trong đó đặc biệt là những chính sách xây dựng lực lượng và nghệ thuật quân sự.

Sức mạnh quân Tây Sơn. Ảnh: Internet

Được hình thành từ lực lượng nghĩa quân của phong trào nông dân từ năm 1771,  theo TS Sử học Nguyễn Hữu Tâm, nguyên Giám đốc thư viện Viện Sử học, quân đội nhà Tây Sơn dưới sự chỉ đạo của Quang Trung - Nguyễn Huệ đã tạo nên một bản hùng ca của thế kỷ áo vải cờ đào. Năm 1775, khi 22 tuổi, Quang Trung đã đánh thắng trận Phú Yên mở đầu một binh nghiệp bách chiến, bách thắng. 10 năm sau đó, Quang Trung lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Xiêm, lập nên chiến công Rạch Gầm - Xoài Mút. Và đến cuối năm 1788, trong cuộc hành quân từ Phú Xuân ra Thăng Long, chỉ trong vòng 35 ngày có khoảng 6 vạn tân binh được tuyển chọn, huấn luyện, phiên chế ngay trên đường hành quân. Ra Thăng Long, nghĩa quân Tây Sơn với khoảng trên 10 vạn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh trong trận quyết chiến chiến lược Ngọc Hồi - Đống Đa.

Quân số binh lính Tây Sơn ban đầu khi tiến hành khởi nghĩa vào năm 1771 chỉ khoảng 3.000 người, đến năm 1773 chiêu mộ lên 26.000 người và đến thời điểm đánh quân Mãn Thanh thì số quân đã vượt mức hơn 10 vạn quân và được tổ chức thành trung quân, tiền quân, tả quân, hữu quân và hậu quân và chia theo đơn vị là đội [từ 60-100 người], cơ [từ 300-500 người],  đạo [từ 1.500 đến 2.500 quân] và doanh là từ khoảng 15.000 quân.

Còn theo chức năng, quân đội Tây Sơn được tổ chức thành bộ binh, pháo binh, kỵ binh, tượng binh và thủy quân. Quân Tây Sơn được miêu tả rất oai hùng: “Quân Tây Sơn mặc áo màu đỏ tía, chỏm mũ đính lông chiên đỏ, vũ khí dùng tên lửa buộc trên đầu ngọn giáo gọi là hỏa hổ”. Còn theo đánh giá của người Châu Âu đến Đàng Trong thời kỳ đó thì quân đội Tây Sơn rất tinh nhuệ, trang bị nhiều vũ khí tân kỳ như súng hỏa mai, súng đại bác…

Kỵ binh và tượng binh cũng là 2 lực lượng mạnh của quân đội Tây Sơn, ước tính trong cuộc tấn công quân Mãn Thanh ở Thăng Long mùa xuân Kỷ Dậu 1789 hơn 300 voi chiến đã xung trận. Quân Tây Sơn là quân đội lấy tiến công làm chính, có lực lượng voi chiến trang bị pháo và pháo hạm, vừa có tính cơ động vừa mạnh về hỏa lực, hỏa lực sử dụng chiến đấu và yểm trợ bộ binh khi xung trận. Lực lượng pháo binh Tây Sơn gồm các loại đại bác hạng nặng, hạng nhẹ, các loại hỏa hổ [hỏa tiễn cầm tay].

Theo báo cáo của các quan sĩ Pháp từng theo phò Nguyễn Ánh cũng như sử sách nhà Nguyễn đều công nhận tính năng phi thường của các đại pháo và hỏa pháo Tây Sơn. Trong các trận đánh dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, lực lượng pháo binh Tây Sơn lúc nào cũng vượt trội và cơ động nhanh, đáp ứng tốt yêu cầu của chiến trường. Các trận đánh lớn của bộ binh đều có pháo binh yểm trợ và hiệp đồng chiến đấu.

Tàu chiến của quân Tây Sơn. Ảnh: Internet

Đặc biệt, theo TS Sử học Nguyễn Hữu Tâm, khác với các vị hoàng đế trước đó chỉ chú ý xây dựng lực lượng lục quân, Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ xây dựng quân đội lấy hải quân làm xương sống. “Kỹ thuật đóng tàu của quân Tây Sơn vừa kế thừa kinh nghiệm của dân gian, vừa có những sáng tạo vượt bậc. Thủy quân Tây Sơn được đánh giá ngang với các hạm đội phương Tây hùng mạnh lúc bây giờ” - TS Nguyễn Hữu Tâm nhấn mạnh.

Theo các tư liệu lịch sử, thủy quân Tây Sơn có hơn 600 thuyền chiến, hơn 5 vạn lính và có nhiều loại thuyền khác nhau. Thuyền lớn để chở quân, lương thực, hàng hóa. Thuyền còn được gắn pháo để đánh chìm thuyền địch. Loại thuyền lớn nhất của Tây Sơn gọi là "Định Quốc", giống như tàu ngày nay. Chính sử nhà Nguyễn gọi đó là loại thuyền Đại hiệu. Sách Hoàng Lê nhất thống chí mô tả thuyền Đại hiệu như một pháo đài di động, trên "lập chòi gác, đặt súng lớn" và có tới gần 700 binh lính trên một thuyền “Định quốc” này. Còn loại thuyền nhỏ nhẹ và linh động, dùng để bao vây, tấn công và xung kích.

Mô hình thuyền Định Quốc của thủy quân Tây Sơn trưng bày tại Bảo tàng Tây Sơn [Bình Định]

Sở dĩ, triều đại nhà Tây Sơn, đặc biệt là dưới thời đại của hoàng đế Quang Trung, lực lượng quân đội hùng mạnh và có những chiến lược quân sự đặc sắc ngoài sự tài trí hơn người và nhân tâm hiền đức thì người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ đã thu phục được nhiều tướng lĩnh tài ba cùng góp tâm sức trí tuệ làm nên những chiến công lừng lẫy như Võ Văn Dũng, quan Tả thị Lang Bộ Lại Ngô Thì Nhậm, Đại Tư mã Ngô Văn Sở hay La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp…

Bởi được xây dựng trên nền tảng “Vua sáng - tôi trung”, bởi sự giúp sức của các tướng lĩnh, các sĩ phu Bắc Hà, cùng sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân khắp nơi, với những sách lược độc đáo về nghệ thuật quân sự, triều đại nhà Tây Sơn đã làm nên những chiến thắng vang dội - chiến thắng của lòng yêu nước, của tinh thần đấu tranh giành độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

Theo các nhà sử học, vương triều Tây Sơn không những đạt nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, mà trình độ kỹ thuật quân sự cũng phát triển vượt bậc. Chỉ tiếc rằng, Hoàng đế Quang Trung đã sớm băng hà, vua con là Nguyễn Quang Toản kế thừa không thành công đã khiến đại nghiệp nhà Tây Sơn nhanh chóng sụp đổ dù sở hữu sức mạnh quân sự được thế giới thừa nhận.  Và cho đến hôm nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.

Xin mời nghe âm thanh tại đây:


Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của Vương triều Tây Sơn trong những năm 1789 - 1792?

Thành lập bộ máy chính quyền các cấp, phân phối đất đai cho nhân dân, khôi phục lại thủ công nghiệp trước đây bị cấm, kêu gọi quần chúng nhân dân khôi phục sản xuất.Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, khuyến khích lựa chọn người tài cho đất nước. Thực hiện chính sách tự do tôn giáo. Bỏ chữ Hán là chữ viết chính thức thay vào đó chọn chữ Nôm là chữ viết chính thức tại các vùng đất mà vua Quang Trung cai trị.Đối ngoại: thực hiện chính sách hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với các nước Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.Năm 1792, vua  Quang Trung qua đời. Con là Nguyễn Quang Toản lên ngôi lúc 9 tuổi [vua Cảnh Thịnh]. Vua Cảnh Thịnh còn nhỏ, không đủ năng lực cai trị, nội bộ Tây Sơn mâu thuẫn các tướng tranh quyền, nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu.Năm 1802, Nguyễn Ánh tấn công, vương triều Tây Sơn hoàn toàn sụp đổ.

Theo em những chính sách đối ngoại của vua Quang Trung để lại bài học gì cho công cuộc bảo vệ biên giới , biển đảo ở nước ta hiện nay?

vai trò của phong trào tây sơn đã khơi dậy ý chí chiến đấu của nhân dân, thể hiện sự đoàn kết dân tộc và sự lãnh đạo tài ba của những vị anh hùng.Thứ 2, vai trò của phong trào tây sơn, đưa đất nước ta tiến gần hơn đến công cuộc thống nhất đất nước, mở rộng lãnh thổ; kết thúc hàng trăm chia cắt, tranh giành quyền lực của các thế lực Mạc – Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê Sơ bị sụp đổ.  

Phong trào Tây Sơn là phong trào khởi nghĩa nông dân được lãnh đạo bởi Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Vai trò của phong trào Tây Sơn đã lập ra triều đại Tây Sơn, giúp nước ta đi đến gần hơn việc thống nhất dân tộc sau hàng trăm năm bị chia cắt. Để làm rõ hơn về phong trào này, DINHNGHIA.VN mang đến cho bạn bài viết vai trò của phong trào Tây Sơn, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Vai trò của phong trào Tây Sơn với sự nghiệp thống nhất đất nước

  • Giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng sâu sắc, các phong trào nông dân nổ ra đều bị đàn áp
  • Năm 1744, ở Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm hai. Chính quyền Đàng Trong suy yếu, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Các phong trào nông dân ồ ạt bùng nổ ở Đàng Trong.
  • Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo khởi nghĩa nông dân ở Tây Sơn [Bình Định]. Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu nhưng nhờ sự giúp đỡ của người dân trong vùng nên lực lượng ngày càng mạnh. Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân đã nhanh chóng trở thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
  • Lực lượng Tây Sơn nổi tiếng bình đẳng, không tham của dân, nghĩa quân lấy khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho người nghèo” nên rất được quần chúng ủng hộ, đánh đâu thắng đó
  • Năm 1973, nghĩa quân chiếm được thành Quy Nhơn và nhanh chóng đánh xuống phía Nam, kiểm soát được vùng từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận
  • Từ năm 1776 – 1782, quân Tây Sơn nhiều lần đánh thành Gia Định. Đến tháng 3/1882, Nguyễn Huệ lần thứ tư đem quân đánh Gia Định. Nguyễn Ánh chống cự không được, trốn về Phú Quốc. Họ Nguyễn về cơ bản đã bị chinh phục.
  • Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng làm vua, lập ra triều đại Tây Sơn
  • Từ năm 1786 – 1788, quân Tây Sơn tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê – Trịnh, thống nhất đất nước.

Vai trò của phong trào Tây Sơn và các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỷ XVIII

Cuối thế kỷ XVIII, họ Nguyễn và họ Trịnh thất bại, cầu cứu bên ngoài, mở đường cho giặc tiến vào nước ta. Việc đánh đuổi quân Xiêm và đại phá quân Thanh đã thể hiện rõ vai trò của phong trào Tây Sơn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

Kháng chiến chống quân Xiêm [1785]

  • Tháng 2/1784, Nguyễn Ánh thất thế cầu viện quân Xiêm [Thái Lan], Vua Xiêm cho tướng đem 2 vạn quân thủy, 300 chiến thuyền, 3 vạn quân bộ tiến sang nước ta.
  • Cuối năm 1784, quân Xiêm chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp bóc, phá hoại chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn.
  • Năm 1785, Nguyễn Huệ tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm – Xoài Mút [trên sông Tiền – Tiền Giang] dẹp tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.
  • Đây là một thắng lợi lớn của nghĩa quân, tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện được tài cầm quân của Nguyễn Huệ , đập tan mưu đồ xâm lược nước ta của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc và vai trò của phong trào Tây Sơn.

Kháng chiến chống quân Thanh [1789]

  • Năm 1786, sau khi đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để tiêu diệt họ Trịnh với danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”. Trịnh Tông tự Sát, họ Trịnh bị sụp đổ. Trên danh nghĩa, Nguyễn Huệ trao trả chính quyền cho vua Lê, nhưng trên thực tế ông nắm mọi quyền chính ở Bắc Hà. Vua Lê Hiển Tông gả công chúa Lê Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.
  • Tháng 7/1886, vua Lê Hiển Tông qua đời, vua Lê Chiêu Thống nối ngôi. Sau đó, Nguyễn Huệ đem Ngọc Hân rút về Nam [Phú Xuân]
  • Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn tiến đánh, vua Lê Chiêu Thống đã cầu viện quân Thanh. Vua Thanh đương thời là Càn Long cho Tôn Sĩ Nghị dẫn 29 vạn quân sang nước ta đánh phá quân Tây Sơn, chiếm đánh thành Thăng Long.
  • Ngày 25/11 năm Mậu Thân [22/12/1788],  Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc. Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An và Thanh Hoá để tuyển thêm binh lính.
  • Đêm 30 Tết [25/1/1789] , đại quân tiến công với khí thế từ lời Hiểu dụ của Vua Quang Trung: “Đánh cho để dài tóc, Đánh cho để đen răng, Đánh cho nó chích luân bất phản, Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
  • Sau 5 ngày tiến công thần tốc, Mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân giành chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi – Đống Đa, tiến vào thành Thăng Long đánh bại 29 vạn quân Thanh.
  • Sau 5 ngày tiến quân, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi – Đống Đa tiến vào Thăng Long.
  • Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy nhưng trên đường bị quân Tây Sơn chặn đánh. Cuối cùng, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê Chiêu Thống chạy về Trung Quốc, quân Thanh đại bại.

Vai trò của phong trào Tây Sơn

  • Tiêu diệt tàn dư của tập đoàn phong kiến mục nát, bọn phản động trong nước.
  • Kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh, bước đầu thống nhất đất nước và bảo vệ toàn vẹn tổ quốc.

Vương triều Tây Sơn

Một số nét tiêu biểu về vương triều Tây Sơn

  • Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế [ niên hiệu Thái Đức] đóng đô tại Quy Nhơn, Vương triều Tây Sơn được thành lập.
  • Năm 1788, Nguyễn Huệ [niên hiệu Quang Trung] lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.
  • Cuối năm 1788, Nguyễn Nhạc từ bỏ niên hiệu Thái Đức, chỉ xưng là “Tây Sơn Vương”
  • Sau khi đánh tan quân Thanh, Nguyễn Huệ trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của triều Tây Sơn và là vị vua duy nhất cai trị tại Việt Nam lúc bấy giờ.

Chính sách đối nội, đối ngoại của vua Quang Trung

  • Thành lập bộ máy chính quyền các cấp, phân phối đất đai cho nhân dân, khôi phục lại thủ công nghiệp trước đây bị cấm, kêu gọi quần chúng nhân dân khôi phục sản xuất.
  • Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, khuyến khích lựa chọn người tài cho đất nước. Thực hiện chính sách tự do tôn giáo. Bỏ chữ Hán là chữ viết chính thức thay vào đó chọn chữ Nôm là chữ viết chính thức tại các vùng đất mà vua Quang Trung cai trị.
  • Đối ngoại: thực hiện chính sách hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với các nước Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.
  • Năm 1792, vua  Quang Trung qua đời. Con là Nguyễn Quang Toản lên ngôi lúc 9 tuổi [vua Cảnh Thịnh]. Vua Cảnh Thịnh còn nhỏ, không đủ năng lực cai trị, nội bộ Tây Sơn mâu thuẫn các tướng tranh quyền, nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu.
  • Năm 1802, Nguyễn Ánh tấn công, vương triều Tây Sơn hoàn toàn sụp đổ.

Nhận xét về triều đại Tây Sơn

  • Triều đại Tây Sơn chỉ tồn tại được 24 năm [1778 – 1802] nhưng đã đóng góp một vai trò rất lớn trong lịch sử của dân tộc ta.
  • Trước hết, vai trò của phong trào tây sơn đã khơi dậy ý chí chiến đấu của nhân dân, thể hiện sự đoàn kết dân tộc và sự lãnh đạo tài ba của những vị anh hùng.
  • Thứ 2, vai trò của phong trào tây sơn, đưa đất nước ta tiến gần hơn đến công cuộc thống nhất đất nước, mở rộng lãnh thổ; kết thúc hàng trăm chia cắt, tranh giành quyền lực của các thế lực Mạc – Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê Sơ bị sụp đổ.

Người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ luôn được sử sách lưu danh với nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm và những cải cách quan trọng cho đất nước. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ phần nào giải đáp hết những thắc mắc của bạn. Nếu có ý kiến bổ sung về bài viết vai trò của phong trào Tây Sơn, hãy trao đổi với DINHNGHIA.VN ở phần bình luận ngay dưới bài viết này bạn nhé.

Please follow and like us:

Video liên quan

Chủ Đề