Xử phạt nồng độ cồn xe máy

Mục lục

  • 1 Mức phạt nồng độ cồn xe máy năm 2022
  • 2 Vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe bao nhiêu ngày?
  • 3 Cách thổi máy đo nồng độ cồn đúng để kết quả không tăng hơn thực tế
  • 4 Vì sao khi uống rượu bia lại có nồng độ cồn trong hơi thở?

Mức phạt nồng độ cồn xe máy năm 2022 theo nghị định 100/2019/NĐ-CP, và những lưu ý khi thổi để tránh kết quả tăng cao hơn thực tế

Mức Nồng độ cồn vi phạm xe máy Mức phạt tiền năm 2022 Tước bằng lái
Mức 1 Nồng độ cồn hơi thở chưa vượt quá 0.25mg/1lit khí thở Phạt 2-3 triệu đồng Tước bằng lái từ 10-12 tháng
Mức 2 Nồng độ cồn hơi thở lớn hơn 0.25mg/1lit đến 0.4mg/lit khí thở Phạt 4-5 triệu đồng Tước bằng lái từ 16-18 tháng
Mức 3 Nồng độ cồn hơi thở vượt quá 0.4mg/lit khí thở Phạt 6-8 triệu đồng Tước bằng lái từ 22-24 tháng

Trường hợp không chấp hành thổi nồng độ cồn, sẽ bị xử phạt theo mức cao nhất [mức 3]

Mức phạt vi phạm lỗi nồng độ cồn xe máy theo nghị định 100

Vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe bao nhiêu ngày?

Theo quy định mới chỉ cần có nồng độ cồn là sẽ bị phạt, và có thể bị giữ xe tới 7 ngày.

Cách thổi máy đo nồng độ cồn đúng để kết quả không tăng hơn thực tế

  • Một số loại nước súc miệng hoặc xịt thơm miệng có chứa cồn, trước khi thổi cần súc miệng và họng bằng nước lọc
  • Khi vừa sử dụng rượu bia, phải sau 30 phút đo mới cho kết quả phản ánh chính xác nồng độ cồn trong hơi thở, nếu đo ngay cần súc sạch miệng và họng với nước.
  • Cồn còn bám ở miệng và họng khi thổi sẽ cho kết quả cao hơn
  • Tuyệt đối không được ợ hơi trong lúc thổi, vì không khí trong dạ dày nồng độ cồn cao hơn trong khí thở
  • Nếu ợ hơi trong lúc thổi, hãy xin được thổi lại lần nữa để kết quả chính xác
Tuyệt đối không được ợ hơi trong lúc thổi máy đo nồng độ cồn
  • Một nghiên cứu của trường Đại học tại Thụy Điển cho thấy, khi nín thở 30 giây trước khi thổi máy đo nồng độ cồn có thể làm chỉ số đo tăng lên 15.7%, đó là do khi không khí ở trong phổi lâu, lượng cồn sẽ bay hơi vào không khí nhiều hơn, dẫn đến nồng độ sẽ cao hơn.
  • Cũng từ nghiên cứu trên cho thấy khi hít thở nhanh và sâu vài lần trước khi thổi, chỉ số đo được giảm đi khoảng 10%, do khi hít thở sâu toàn bộ lượng không khí trong phổi bão hòa cồn đã được đẩy ra ngoài, lần cuối cùng hít 1 hơi dài, sau đó nhanh chóng thổi vào ống thổi, sẽ làm nồng độ cồn bão hòa vào không khí trong phổi thấp hơn.
Hít sâu và nhanh chóng thổi vào máy đo

Và điều quan trọng là khi đã uống rượu bia thì không lái xe, và có thể tự trang bị máy đo nồng độ cồn để kiểm soát chính bản thân mình trước khi tham gia giao thông

Vì sao khi uống rượu bia lại có nồng độ cồn trong hơi thở?

  • Trong rượu bia có chứa ethanol hay còn gọi là cồn, đây là một chất dễ bay hơi
  • Rượu sau khi uống sẽ đi vào dạ dày và ruột, tại đây cồn sẽ được hấp thu vào máu
  • Máu được đưa đi khắp cơ thể, do cồn dễ bay hơi nên khi di chuyển qua phổi, cồn sẽ đi vào không khí qua màng hô hấp của phổi
  • Do đó nồng độ cồn trong hơi thở sẽ phản ánh nồng độ cồn trong máu
  • Cảnh sát giao thông có thể sử dụng máy đo nồng độ cồn để kiểm tra, cùng hiểu nguyên lý trên chúng ta sẽ chú ý thổi đúng cách dưới đây
Cồn bay hơi qua màng hô hấp của phổi

Tham khảo thêm bài viết:

  • Mức phạt nồng độ cồn ô tô 2022
  • Nguyên lý hoạt động máy đo nồng độ cồn, Máy đo loại nào tốt?

Việc lái xe sau khi uống rượu, bia là nguyên nhân của rất nhiều vụ tai nạn thương tâm gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Chính vì vậy, hành vi lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị xử phạt rất nặng.


Vi phạm nồng độ cồn, lái xe bị phạt như thế nào?

Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 đã nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Do vậy, nếu cố tình vi phạm, các bác tài sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Mức phạt cụ thể như sau:

Mức nồng độ cồn

Mức phạt

Phạt tiền

Phạt bổ sung

Đối với ô tô

≤ 50 mg/100 ml máu

Hoặc

≤ 0,25 mg/1 lít khí thở

06 - 8 triệu đồng

[Điểm c khoản 6 Điều 5]

Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng

[Điểm e khoản 11 Điều 5]

> 50 - 80 mg/100 ml máu

Hoặc

> 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở

16 - 18 triệu đồng

[Điểm c khoản 8 Điều 5]

 

Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng

[Điểm g khoản 11 Điều 5]

> 80 mg/100 ml máu

Hoặc

> 0,4 mg/1 lít khí thở

30 - 40 triệu đồng

[Điểm a khoản 10 Điều 5]

 

Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng

[Điểm h khoản 11 Điều 5]

Đối với xe máy

≤ 50 mg/100 ml máu

Hoặc

≤ 0,25 mg/1 lít khí thở

02 - 03 triệu đồng

[Điểm c khoản 6 Điều 6]

 

Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng

[Điểm đ khoản 10 Điều 6]

> 50 - 80 mg/100 ml máu

Hoặc

> 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở

04 - 05 triệu đồng

[Điểm c khoản 7 Điều 6]

 

Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng

[Điểm e khoản 10 Điều 6]

> 80 mg/100 ml máu

Hoặc

> 0,4 mg/1 lít khí thở

06 - 08 triệu đồng

[Điểm e khoản 8 Điều 6]

Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng

[Điểm g khoản 10 Điều 6]

Đối với xe đạp

≤ 50 mg/100 ml máu

Hoặc

≤ 0,25 mg/1 lít khí thở

80.000 - 100.000 đồng

[Điểm q khoản 1 Điều 8]

Không quy định

> 50 - 80 mg/100 ml máu

Hoặc

> 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở

200.000- 300.000 đồng

[Điểm e khoản 3 Điều 8]

Không quy định

> 80 mg/100 ml máu

Hoặc

> 0,4 mg/1 lít khí thở

400.000 - 600.000 đồng

[Điểm c khoản 4 Điều 8]

Không quy định

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

≤ 50 mg/100 ml máu

Hoặc

≤ 0,25 mg/1 lít khí thở

03 - 05 triệu đồng

[Điểm c khoản 6 Điều 7]

 

Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 10 - 12 tháng

[Điểm d khoản 10 Điều 7]

> 50 - 80 mg/100 ml máu

Hoặc

> 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở

06 - 08 triệu đồng

[Điểm b khoản 7 Điều 7]

Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 16 - 18 tháng

[Điểm đ khoản 10 Điều 7]

> 80 mg/100 ml máu

Hoặc

> 0,4 mg/1 lít khí thở

16 - 18 triệu đồng

[Điểm a khoản 9 Điều 7]

 

Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 - 24 tháng

[Điểm e khoản 10 Điều 7]


Vi phạm nồng độ cồn có bị giam xe không?

Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, để ngăn chặn hành vi vi phạm, Cảnh sát giao thông được phép tạm giữa xe đối với các hành vi vi phạm tại các điều khoản của Nghị định 100 gồm:

a] Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b] Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c] Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d] Điểm q khoản 1; điểm d, điểm đ [trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện], điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4 Điều 8;

đ] Khoản 9 Điều 11;

e] Điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 16;

g] Khoản 2 Điều 17;

h] Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;

i] Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;

k] Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm m khoản 7; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 8; điểm c khoản 9 Điều 30;

l] Điểm b khoản 6 Điều 33.

Đối chiếu quy định này với bảng mức phạt vi phạm ở trên, có thể thấy tất cả hành vi vi phạm về nồng độ cồn đều bị tạm giữ xe. Thời hạn tạm giữ tối đa sẽ là 7 ngày.

Theo khoản 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, việc tạm giữ phương tiện sẽ được Cảnh sát giao thông lập biên bản, lấy chữ ký của các bên rồi giao 01 bản cho người vi phạm giữ.

Xem thêm: Không lập biên bản, CSGT có được tạm giữ xe không?

Trên đây là các mức phạt nồng độ cồn theo quy định mới nhất. Trường hợp bị Cảnh sát  giao thông xử phạt không đúng với thông tin mà bài viết đề cập, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được chuyên gia của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.

>> Mức phạt nồng độ cồn tăng mạnh thế nào trong những năm qua với 3 Nghị định?

Theo dõi LuatVietnam tại:

  • Roundme
  • Devpost
  • Beatstars

Chủ Đề