Xe cải tạo thêm chỗ ngồi bị phạt lỗi gì

Khoản 13 Điều 4 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định như sau: “Không cải tạo tăng chiều dài toàn bộ của xe cơ giới, trừ các trường hợp cải tạo thành xe chuyên dùng và cải tạo thay đổi tấm ốp mặt trước, sau của xe chở người”.

Cũng theo quy định của Luật giao thông đường bộ, Khoản 2 Điều 55 đảm bảo quy định về chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ kĩ thuật của xe khi tham gia giao thông đường bộ có quy định rõ, chủ phương tiện không được thay đổi kết cấu, tổng thành của xe theo đúng thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế chế tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điểm a khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy [động cơ], hệ thống phanh, hệ thống truyền động [truyền lực], hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;
  1. Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách;
  1. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường [đối với loại xe có quy định phải kiểm định] hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc] tham gia giao thông;
  1. Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 24 Nghị định này;

đ] Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định này;

  1. Đưa xe ô tô tải có kích thước thùng xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tham gia giao thông;
  1. Đưa xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý [hầm xe] không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tham gia giao thông;
  1. Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định này”

Mức xử phạt vi phạm​

Căn cứ vào quy định này, xe ô tô tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô.

Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp bổ sung, căn cứ vào điểm i khoản 14 và điểm b khoản 15 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng;

+ Buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông.

Căn cứ vào quy định của pháp luật​

Căn cứ vào quy định của pháp luật thì việc lắp thêm ba ga trên mui ô tô con pháp luật không quy định cụ thể. Tuy nhiên, tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Hiện tại việc lắp thêm bagga và giá chở hàng trên nóc xe ô tô có bị xử phạt hay không vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Ý kiến của các chuyên gia​

Trung tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Tuyên truyền hướng dẫn luật, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, mặc dù các phụ kiện lắp bên ngoài xe ô tô không thay đổi kết cấu của xe nhưng đã làm thay đổi về tổng thành linh kiện, có thể làm các phương tiện dài hơn hoặc cao hơn so với thiết kế. Điều này không đúng với các quy định của pháp luật hiện nay.

TS Trần Hữu Minh – Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATQG cho biết, hiện nay, lực lượng kiểm tra trên đường chủ yếu kiểm tra các phương tiện so với hồ sơ đăng kiểm. Bất kì những thay đổi liên quan dù nhỏ hay lớn chủ xe phải làm hồ sơ và được sự đồng ý của cơ quan đăng kiểm, Sở GTVT thì mới được lắp đặt. Bởi việc lắp đặt thêm các phụ kiện này, nếu không đảm bào có thể tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn giao thông.

Tổng kết​

Như vậy, hiện nay pháp luật chưa có những quy định rõ ràng về việc lắp thêm giá chở hàng, thanh chở hàng mà mới chỉ quy định chung chung về việc thay đổi hình dáng, kết cấu và nguyên lý hoạt động của xe. Nếu chủ thớt lắp đặt thêm giá để đồ, không làm thay đổi quá nhiều hình dáng và kích thước của xe thì vẫn sẽ chấp nhận được.

Chủ Đề