Xây nhà lấn sang đất hàng xóm là vi phạm gì

Xử lý lấn chiếm đất đai khi đã xây dựng nhà cửa kiên cố

Email: phuongdinhhung@…hỏi: Kính gửi các luật sư. Tôi xin trình bầy sự việc như sau mong các luật sư sớm giải đáp. Năm 2013 vợ chồng tôi mua mảnh đất diện tích 56m2 và đã có sổ đỏ. Năm 2015 tôi đi xuất khẩu lao động cho đến cuối năm 2017 tôi về thì được biết diện tích đất mà gia đình tôi đã mua, đang sinh sống bị nhà hàng xóm lấn chiến mất 11 m2 đất ở của hoa đình tôi và đã xây nhà trên đó. Thời gian xây nhà trên đất khoảng giữa năm 2016 và phía gia đình họ đã bị chính quyền địa phương lập biên bản về hành vi xây dựng nhà ở trái phép. Các luật sư cho tôi hỏi. Để khởi kiện và giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất do có sự lấn chiếm thì cần thu thập những giấy tờ văn bản gì để chứng minh? Đất có sổ đỏ bị lấn chiếm đã xây dựng nhà cửa kiên cố thì sẽ bị xử lý như thế nào? Rất mong sớm nhận được sự hỗ trợ tư vấn từ phía luật sư Phamlaw.

Xin được cám ơn các luật sư rất nhiều!

Xử lý lấn chiếm đất đai khi đã xây dựng nhà cửa kiên cố

Trả lời: [câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo]

Chào bạn, với câu hỏi xây dựng nhà trên đất lấn chiếm, luật sư xin được hỗ trợ tư vấn như sau:

Hành vi lấn chiếm đất đai là một trong những hành vi bị cấm theo điều 12 Luật Đất đai 2013, khoản 1. Khi giải quyết các tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất mà một bên lấn chiếm thì cần phải thu thập đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất của các bên, các tài liệu về đất đai được quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 như: Sổ sách địa chính, sổ đăng ký ruộng đất, bản đồ địa chính, các tài liệu thể hiện mốc giới, tứ cận của thửa đất,…các tài liệu thể hiện hiện trạng thửa đất trước khi có việc lấn chiếm đất để có căn cứ xác định quyền sử dụng đất hợp pháp của mỗi bên.

Với tranh chấp này, bạn có thể đề nghị Tòa án yêu cầu các cơ quan chuyên môn đo đạc lại, xác định diện tích thực tế gia đình bạn đang sử dụng. Nếu số liệu trong các tài liệu [Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ mục kê, bản đồ địa chính …] và số liệu thực tế đã đo đạc vênh nhau để từ đó làm cơ sở xác định đất của gia đình bạn có đang tranh chấp hay không. Chỉ khi xác định được các số liệu chính xác làm cơ sở để xác định ranh giới thửa đất thì mới có căn cứ để Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện.

Trường hợp đất lấn chiếm của gia đình bạn đã xây dựng nhà cửa kiên cố thì về nguyên tắc, gia đình bạn được quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lấn chiếm tháo dỡ phần xây dựng trái  phép. Tuy nhiên, phía gia đình bạn phải chứng minh thời điểm xây dựng trên phần đất lấn chiếm các bên đã có tranh chấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có quyết định cấm xây dựng, nhưng bên lấn chiếm vẫn cố tình xây dựng. Nếu vì lí do khách quan thực tế khi thi hành án bên lấn chiếm không thể trả lại phần đất lấn chiếm thì gia đình bạn được quyền đề nghị Tòa án buộc bên lấn chiếm phải thanh toán lại cho gia đình bạn giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường hoặc bồi thường thiệt hại đối với phần đất hoặc không gian mà gia đình bạn không được sử dụng.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, những cá nhân, tổ chức có hành vi lấn, chiếm đất quy định trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể:
“– Đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở [trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình]: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Đối với hành vi lấn, chiếm đất ở: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

……………“

Như vậy, bên lấn chiếm đất đai xây nhà có thể phải chịu mức xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đối với đất ở.

Trên đây là nội dung câu trả lời đối với câu hỏi “Xử lý lấn chiếm đất đai khi đã xây dựng nhà cửa kiên cố” của bạn, nếu bạn còn vướng mắc bạn vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu 1900 của Phamlaw. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

——————————-

Phòng tư vấn pháp lý chuyên sâu – Phamlaw

Xem thêm

  • Thủ tục sang tên sổ đỏ nhà đất
  • Thủ tục sang tên nhà đất
  • Hồ sơ sang tên sổ đỏ

Xây nhà lấn sang đất người khác đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội trong vài năm trở lại đây. Hành vi này vi phạm quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm, dẫn đến nhiều tranh chấp, kiện tụng về mặt pháp lý. Chi tiết về vấn đề sẽ được chia sẻ trong bài viết của Vật liệu xây dựng Hiệp Hà. 

Xây nhà lấn đất là như thế nào?

Trường hợp xây nhà lấn sang đất người khác là người sử dụng đất bất hợp pháp cố tình dịch chuyển mốc giới. Hoặc thay đổi ranh giới của thửa đất để mở rộng thêm diện tích. Sau đó, họ sẽ xây dựng các công trình nhà ở, chuồng trại… để coi đó là đất của cá nhân, gia đình. Hành động này không được sự cho phép của cơ quan nhà nước về quản lý đất đai. Hoặc không được sự đồng ý của người sử dụng đất hợp pháp.

Xây nhà lấn sang đất người khác là hành vi vi phạm pháp luật

Nếu phần đất lấn chiếm xuất hiện tranh chấp, kiện tụng thì người lấn chiếm sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đến 5.000.000 và hoàn phải trả lại phần đất lấn chiếm. Nếu kéo dài thời gian thời gian hoàn trả và không chịu giao lại đất cho chính chủ thì người lấn chiếm có thể bị phạt tù. 

Thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đất đai tại các địa phương

Nếu bạn đang gặp tình trạng hàng xóm xây nhà lấn sang đất người khác thì nên đưa đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Theo điều 203 của Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau: 

Thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai của người dân sẽ được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu hai bên không thể giải quyết thì sẽ tiến hành giải quyết theo các bước: 

  • Nếu người đưa đơn kiện có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai thì sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết.
  • Nếu tranh chấp đất đai mà người đưa đơn không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp sau:
  •  Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. 
  •  Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Tranh chấp đất đai của người dân sẽ được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã

Trường hợp người thưa kiện lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Nếu kết quả sau khi xử kiện không đồng tình thì  có thể khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. 
  • Trường hợp tranh chấp đất đai lấn chiếm mà 1 bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định thì người dân có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành. Do đó tình trạng xây nhà lấn sang đất người khác cần phải được xử lý ngay. Tránh để lâu ngày dẫn đến tranh chấp của cá nhân, hộ gia đình…

Xem thêm: Giải đáp: đất san lấp bao nhiêu tiền 1 khối?

Như vậy trên đây là giải đáp xây nhà lấn sang đất người khác có bị phạt hay không. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi đang gặp phải vấn đề tranh chấp, kiện tụng. 

Video liên quan

Chủ Đề