Việt nam tổ chức bao nhiêu seagames đến năm 2010 năm 2024

Logo chính thức của Liên đoàn thể thao Đông Nam Á; Mười một vòng tròn tượng trưng cho mười một quốc gia Đông Nam Á

Thành lập1959; 65 năm trướcKhu vựcĐông Nam ÁSố đội11Trang webseagfoffice.org

Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023Các giải đấu1959, 1961, 1963, 1965, 1967, 1969, 1971, 1973, 1975, 1977, 1979, 1981, 1983, 1985, 1987, 1989, 1991, 1993, 1995, 1997, 1999, 2001, 2003, 2005, 2007, 2009, 2011, 2013, 2015, 2017, 2019, 2021, 2023, 2025, 2027, 2029, 2031, 2033.

Đại hội Thể thao Đông Nam Á [tiếng Anh: SEA Games hay Southeast Asian Games] là một sự kiện thể thao tổ chức hai năm một lần vào giữa chu kỳ Đại hội Olympic và Đại hội Thể thao châu Á, với sự tham gia của các vận động viên từ 11 nước trong khu vực Đông Nam Á. Những môn thể thao tổ chức trong đại hội do Liên đoàn thể thao Đông Nam Á điều hành với sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế [IOC] và Hội đồng Olympic châu Á.

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Đại hội Thể thao Đông Nam Á khi đó gọi là SEAP [SEAP Games], được tổ chức ở Bangkok năm 1959. Đây là lần đầu tiên đại hội được tổ chức sau khi Liên đoàn Thể thao bán đảo Đông Nam Á [SEAP Games Federation] được thành lập vào năm 1958. Ngày 22 tháng 5 năm 1958, đại biểu đến từ các nước ở bán đảo Đông Nam Á tham dự Đại hội Thể thao châu Á 1958 tại Tokyo, Nhật Bản đã họp và thống nhất thành lập một Đại hội thể thao. Tên gọi SEAP Games khi đó được đặt bởi ông Luang Sukhum Nayaoradit, người mà sau đó làm Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan. Lý do đề nghị đưa ra thành lập một đại hội thể thao khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự hợp tác, sự hiểu biết và sự gắn kết các mối quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Năm 1975, những biến động về chính trị ở bán đảo Đông Dương đã khiến cho SEAP Games 8, được tổ chức ở Thái Lan, chỉ hội tụ được 4 quốc gia thành viên. Trước tình hình này, Liên đoàn Thể thao bán đảo Đông Nam Á quyết định mở rộng thành phần bằng cách kết nạp thêm một số thành viên mới: Indonesia, Philippines và Brunei. Kể từ năm 1977, đại hội tổ chức tại Kuala Lumpur [Malaysia] được mang tên SEA Games lần thứ 9.

Với cơ sở vật chất dồi dào và lực lượng vận động viên hùng hậu, thành viên mới Indonesia nhanh chóng đảm nhận việc đăng cai tổ chức SEA Games 10 tại Jakarta từ 21 đến 30/9/1979. Tiếp đó, Philippines giữ vai trò chủ nhà SEA Games 11 vào năm 1981.

SEA Games 12 được tổ chức tại Singapore, từ 18/5 đến 6/6/1983, với nhiều kỷ lục mới trong đó có hai kỷ lục châu Á về chạy tiếp sức 4 x 100 m nam và bơi 800 m tự do nữ. SEA Games 13 trở lại Bangkok [Thái Lan].

Số lượng môn thi tăng vọt lên con số 28 tại SEA Games 14 ở Jakarta, Indonesia, và lượng người tham dự cũng đạt con số kỷ lục, so với các kỳ đại hội trước đó: 3.000 quan chức và vận động viên

Các nước tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia Định danh tiếng Anh IOC Lần đầu tham dự Mã IOC

Brunei Brunei Darussalam 1977 BRU
Campuchia Cambodia 1959 CAM
Indonesia Indonesia 1977 INA
Lào Lao PDR 1959 LAO
Malaysia Malaysia 1959 MAS
Myanmar Myanmar 1959 MYA
Philippines Philippines 1977 PHI
Singapore Singapore 1959 SGP
Thái Lan Thailand 1959 THA
Đông Timor Timor-Leste 2003 TLS
Việt Nam Vietnam 1959 VIE Ghi chú

  1. Sau khi Việt Nam Cộng hòa bị giải thể để sáp nhập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tạo thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Ủy ban Olympic Quốc tế đã tính cộng tất cả các thành tích của hai quốc gia trước đây vào thành tích tổng của đoàn thể thao nước Việt Nam thống nhất, thời điểm thể thao Việt Nam tham gia các hoạt động thể thao quốc tế cũng được tính theo mốc sớm nhất mà một trong hai quốc gia này tham dự.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 5 năm 1958, các nước Đông Nam Á tham dự Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 3 ở Tokyo, Nhật Bản, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan khi đó là Laung Sukhumnaipradit đã đề xuất và được các nước Đông Nam Á nhất trí thành lập một tổ chức thể thao của Đông Nam Á với tên gọi ban đầu là Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á [The South East Asian Peninsular Games Federation hay SEAP Games Federation]. Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á sẽ tổ chức hai năm một lần vào năm lẻ một đại hội thể thao khu vực nhằm mục đích:

  1. Tăng cường tình hữu nghị, tình đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực ASEAN.
  2. Nâng cao không ngừng thành tích, kỹ thuật, chiến thuật các môn thể thao cho vận động viên để có cơ sở tham gia Đại hội Thể thao châu Á và Olympic.

Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Lào, Việt Nam Cộng hòa trước đây và Campuchia [Singapore thêm vào sau đó khi tách ra khỏi Malaysia để trở thành quốc gia độc lập vào ngày 9 tháng 5, 1965] là các nước sáng lập. Ủy ban Liên đoàn SEAP Games được thành lập vào tháng 6 năm 1959 tại Bangkok thủ đô Thái Lan. Các nước sáng lập đã thông qua điều lệ của Liên đoàn và bầu ra Ban chấp hành. Ông Prabhas Charustiara, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc gia Thái Lan, được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á đầu tiên.

SEAP Games đầu tiên được tổ chức tại Bangkok từ 12-17 tháng 12, 1959 với hơn 527 vận động viên và quan chức thể thao đến từ Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Lào tham dự trong 12 môn thể thao.

Tại SEAP Games lần thứ 8 tổ chức vào năm 1975, Liên đoàn SEAP đã xem xét kết nạp thêm Indonesia và Philippines. Hai nước này chính thức được kết nạp năm 1977, cùng năm đó Liên đoàn SEAP đổi tên thành Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á [South East Asian Games Federation, SEAGF], và sự kiện thể thao này cũng đổi tên theo thành Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Brunei được kết nạp vào SEA Games thứ 10 tại Jakarta, Indonesia, và Đông Timor được kết nạp tại SEA Games thứ 22 tại Hà Nội, Việt Nam.

Tính đến thời điểm này, Thái Lan và Malaysia là hai quốc gia có số lần tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á nhiều nhất với 7 lần. Singapore và Philippines xếp thứ ba với 5 lần. Myanmar và Indonesia xếp thứ tư với 4 lần tổ chức. Việt Nam và Lào xếp thứ năm với 2 lần tổ chức. Những quốc gia có 1 lần tổ chức bao gồm: Brunei và Campuchia.

Chủ Đề