Viết đoạn văn bản về ý nghĩa của việc tha thứ lỗi lầm trong cuộc sống

Ngày 07/09/2022 16:40:31, lượt xem: 1430

Đề bài: “Thật bất hạnh cho ai không thể tha thứ cho chính mình” (Publilius Syrus).

Viết đoạn văn bản về ý nghĩa của việc tha thứ lỗi lầm trong cuộc sống

ĐỌC THÊM ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮ | SINH RA Ở ĐÂU KHÔNG QUAN TRỌNG...

Bài làm tham khảo

Trong lúc tuyệt vọng vì bản thân mắc sai lầm, tôi đã đọc được câu nói của Publilius Syrus: “Thật bất hạnh cho ai không thể tha thứ cho chính mình”. Câu nói này như một sợi dây tinh thần kéo tôi khỏi bờ vực của tuyệt vọng để nhận ra rằng mỗi người cần biết tha thứ cho bản thân mình. Nhà lãnh đạo Tôn giáo Jack Kornfield đã từng đưa ra một định nghĩa về tha thứ: “Tha thứ cụ thể là khả năng buông bỏ, giải phóng những đau khổ, nỗi buồn, gánh nặng và sự phản bội xảy ra trong quá khứ”. Với cuộc sống xô bồ như hiện nay thì con người rất dễ phạm phải những sai lầm và khó lòng tha thứ cho người khác hay chính bản thân mình. Đó cũng chính là một cuộc chiến đường dài, mà trong cuộc chiến ấy, mỗi tâm hồn phải tự đấu tranh để quên đi một sai lầm nào đó. Có người chỉ cần một thời gian để quen dần và tha thứ cho chính mình, nhưng cũng có những người luôn sống trong sự dằn vặt, khổ đau. Cảm giác tội lỗi và xấu hổ cũng là một trong những yếu tố để làm nên sự chính trực và lòng tự trọng trong mỗi con người, nhưng việc dằn vặt bản thân quá nhiều, từ ngày này sang ngày khác chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Tha thứ cho bản thân là sự giải thoát cho chính mình, giúp bản thân nhẹ lòng hơn. Khi bạn không còn dằn vặt hay đau khổ về những lỗi lầm mà mình đã gây ra, bạn sẽ thấy yêu đời và có tinh thần lạc quan để giải quyết công việc. Hơn nữa, khi bản thân mắc lỗi và nhận ra lỗi, đó đã là một sự tiến bộ để có thể tìm hiểu nguồn cơn dẫn đến những sai lầm để từ đó làm việc một cách có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta cũng cần nghiêm khắc với bản thân, không thỏa hiệp hay đổ lỗi cho những người khác, phải đấu tranh chống lại sự yếu mềm, nhân nhượng của bản thân trước những lỗi lầm đã mắc phải. Có lẽ chúng ta đã không còn quá xa lạ với Alfred Nobel - nhà khoa học lỗi lạc người Thụy Điển. Ông là người rất thành công trong việc chế tạo ra thuốc nổ nhưng đến cuối đời đã rất ân hận vì phát minh đó được sử dụng trong chiến tranh và để lại nhiều mất mát, đau thương cho nhân loại. Do đó, Nobel đã tự tha thứ và chuộc lại lỗi lầm của mình bằng cách dành toàn bộ tài sản của bản thân để thành lập giải Nobel nhằm tôn vinh những đóng góp khoa học cho nhân loại. Chắc hẳn rằng có nhiều bạn trẻ cũng giống như tôi, luôn dằn vặt với những sai lầm của bản thân để rồi rơi vào hố đen tiêu cực, luôn chán nản và mệt mỏi. Thế nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn khát khao sống một cuộc đời tươi đẹp với những ước mơ, hoài bão cần phải chinh phục nên tôi đã tìm lại lý tưởng sống và tha thứ cho bản thân. Tôi và các bạn hãy mạnh mẽ, kiên cường như đóa “hướng dương ngược nắng”, học cách tha thứ để thấu hiểu, yêu thương, nâng cao tâm hồn và trí tuệ của chính mình bạn nhé!

Đăng ký ngay KHÓA HỌC NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHUYÊN SÂU để đạt điểm tối đa nhé!

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

TOP 5 mẫu Viết đoạn văn suy nghĩ về lỗi lầm trong cuộc sống siêu hay trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức, biết cách viết đoạn văn 200 chữ hay, đủ ý để đạt được điểm cao trong các bài kiểm tra sắp tới.

Lỗi lầm là gì? Lỗi lầm là những hành vi sai lệch, chưa đúng đắn theo chuẩn mực mà chúng ta gây ra cho người khác để lại hậu quả tiêu cực theo nhiều mức độ khác nhau khiến người đó không vui thậm chí là phẫn nộ. Để hiểu rõ hơn về lỗi lầm, mời các bạn cùng theo dõi 5 đoạn văn nghị luận trong bài viết dưới đây của Download.vn.

Viết đoạn văn suy nghĩ về lỗi lầm trong cuộc sống

Không ai mà không một lần mắc phải sai lầm trong cuộc đời của mình. Lỗi lầm là một phần tất yếu trong đời sống con người. Mắc sai lầm có khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, không còn sự lựa chọn nào khác, hoặc cũng có thể do phút mềm yếu, không làm chủ được bản thân. Che giấu sai lầm, đổ lỗi cho người khác hay là sẵn sàng chấp nhận và sửa chữa sai lầm ấy, lựa chọn cách nào luôn khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tất nhiên, chúng ta phải trung thực nhận lỗi, mạnh mẽ đối diện với sự thật, sống luôn cố gắng phấn đấu là cách sửa những sai phạm một cách tốt nhất. Đừng chạy trốn lỗi lầm, cũng đừng đổ lỗi cho người khác. Có thể, bạn sẽ không bị tổn hại khi làm điều đó nhưng chắc chắn bạn sẽ luôn sống trong mặc cảm tội lỗi, luôn cảm thấy lo sợ, bất an vì có thể sẽ lộ bí mật của quá khứ bất cứ khi nào, luôn tự xấu hổ, day dứt, dằn vặt vì sai trái của mình. Nếu chạy trốn lỗi lầm mà bạn không có cảm giác ăn năn, lo sợ, bạn chính là người vô cảm, vô tâm. Điều đó còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần. Bạn cũng đừng soi mói vào lỗi lầm của người khác vì dễ khiến họ mặc cảm, tự ti. Bạn cần có thái độ bao dung, cảm thông và giúp những người mắc lỗi lấy lại niềm tin, tạo động lực cho họ phấn đấu để họ sống tốt hơn. Cố gắng đừng để xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Nếu xảy ra thì không chạy trốn, đổ lỗi, không nên tự ti, mặc cảm mà phải tìm cách để sửa đổi, tìm cách chuyển hóa lỗi lầm một cách đúng đắn và hợp lí nhất. Đừng sợ mắc sai lầm. Điều quan trọng nhất là cách bạn khắc phục và sửa chữa sai lầm ấy như thế nào thôi.

Chúng ta không ai là hoàn hảo. Muốn hoàn thiện bản thân mình phải trải qua nhiều lần mắc lỗi. Lỗi lầm là một phần không thể thiếu của cuộc sống dù nó nặng nề nhưng góp phần giúp con người ta hoàn thiện bản thân nhiều hơn. Lỗi lầm là những hành động sai trái, chưa đúng với chuẩn mực mà chúng ta do vô tình hoặc cố ý gây ra cho người khác để lại hậu quả tiêu cực theo nhiều mức độ khác nhau khiến người đó không vui thậm chí là phẫn nộ. Ai trong cuộc sống cũng sẽ mắc phải lỗi lầm, quan trọng là sau những lỗi lầm ấy ta có rút ra được bài học và khắc phục nó hay không. Xin lỗi khi ta làm sai và cảm ơn khi ta được giúp đỡ là một phép lịch sự tối thiểu thể hiện đạo đức của con người đồng thời khiến người khác tôn trọng ta hơn. Trong cuộc sống sẽ không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm và những lúc mình rơi vào hoàn cảnh éo le được người khác giúp đỡ, chính vì thế chúng ta cần thể hiện thái độ hối hận hoặc biết ơn với họ; đồng thời rút kinh nghiệm cho bản thân cũng như sửa đổi và tự đúc rút bài học cho mình. Nếu xã hội ai cũng biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm thì xã hội này sẽ tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người không biết hoặc không dám thừa nhận lỗi lầm của mình, lại có những người vô cảm, lãnh đạm trước sự giúp đỡ của người khác,… đấy là những con người hèn nhát đáng bị chỉ trích. Là một người trẻ, có nhiều cơ hội đang chờ đón phía trước, chúng ta đừng sợ sai lầm mà hãy cố gắng hết mình trong học tập cũng như rèn luyện bản thân để trở nên hoàn thiện hơn. Ai cũng sẽ mắc lỗi, điều quan trọng là sau những lỗi lầm ấy ta lại rút ra cho bản thân những bài học quý giá để tiến về phía trước. Hãy sống bằng nhiệt huyết và trái tim để thấy cuộc đời luôn ý nghĩa.

Đoạn văn nghị luận suy nghĩ về lỗi lầm - Mẫu 3

Lỗi lầm là những sai lầm, tội lỗi con người mắc phải và để lại những hậu quả đáng tiếc cho mình và mọi người. Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi những lỗi lầm. Vì cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách; khả năng của con người là có giới hạn; đôi khi chỉ vì quá chủ quan, nhẹ dạ cả tin vào người khác mà con người dễ dàng mắc phải lỗi lầm. Lỗi lầm để lại hậu quả đáng tiếc cho bản thân người phạm phải, nhưng có khi lỗi lầm của một cá nhân dẫn đến sự an nguy, tồn vong của cả một quốc gia, dân tộc. Vì thế, có những lỗi lầm có thể tha thứ, có những lỗi lầm không thể tha thứ. Người phạm phải lỗi lầm thường sống trong dằn vặt, đau khổ và nhiều khi phải trả giá bằng cả “một kiếp người”, thậm chí là “máu của một dân tộc”. Phê phán những người không có ý thức rèn luyện bản thân, gây ra lỗi lầm đáng tiếc. Cần nhận thức lỗi lầm là một điều tất yếu của cuộc sống, nhưng không vì thế mà liên tiếp phạm lỗi lầm, vì hậu quả của những lầm lỗi nhiều khi rất khó cứu vãn. Khi mắc lỗi cần trung thực, nghiêm khắc nhận lỗi và thay đổi để hoàn thiện bản thân. Để hạn chế tối đa những lỗi lầm, con người cần tỉnh táo, rèn cho mình một bản lĩnh, trí tuệ, suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định một vấn đề.

Lỗi lầm là một phần tất yếu trong đời sống con người. Không ai mà không một lần mắc phải sai lầm. Mắc sai lầm có khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, không còn sự lựa chọn nào khác, hoặc cũng có thể do phút mềm yếu, không làm chủ được bản thân. Che giấu sai lầm, đổ lỗi cho người khác hay là sắn sàng chấp nhận và sửa chữa sai lầm ấy, lựa chọn cách nào luôn khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tất nhiên, chúng ta phải trung thực nhận lỗi, mạnh mẽ đối diện với sự thật, sống luôn cố gắng phấn đấu là cách sửa những sai phạm một cách tốt nhất. Đừng chạy trốn lỗi lầm, cũng dừng đổ lỗi cho người khác. Có thể, bạn sẽ không bị tổn hại khi làm điều đó nhưng chắc chắn bạn sẽ luôn sống trong mặc cảm tội lỗi, luôn cảm thấy lo sợ, bất an vì có thể sẽ lộ bí mật của quá khứ bất cứ khi nào, luôn tự xấu hổ, day dứt, dằn vặt vì sai trái của mình. Nếu chạy trốn lỗi lầm mà bạn không có cảm giác ăn năn, lo sợ, bạn chính là người vô cảm, vô tâm. Điều đó còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần. Bạn cũng đừng soi mói vào lỗi lầm của người khác vì dễ khiến họ mặc cảm, tự ti. Bạn cần có thái độ bao dung, cảm thông và giúp những người mắc lỗi lấy lại niềm tin, tạo động lực cho họ phấn đấu để họ sống tốt hơn. Cố gắng đừng để xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Nếu xảy ra thì không chạy trốn, đổ lỗi, không nên tự ti, mặc cảm mà phải tìm cách để sửa đổi, tìm cách chuyển hóa lỗi lầm một cách đúng đắn và hợp lí nhất.

Viết đoạn văn nghị luận về lỗi lầm - Mẫu 5

Trong quá trình hình thành nhân cách của mỗi người, chắc hẳn không ai có thể tránh hoàn toàn được những lỗi lầm, dù là vô tình. Hãy cùng nhau đi vào bàn luận. Trước hết, ta cần hiểu lỗi lầm là gì? Đơn giản đó chính là sai lầm, tội lỗi của con người mắc phải, để lại những hậu quả đáng tiếc cho con người. Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn, thử thách, đôi khi ta quá chủ quan, nhẹ dạ, cả tin vào người khác. Lỗi lầm để lại hậu quả đáng tiếc cho bản thân nhưng cũng có khi làm cho cho an nguy, tồn vong của cả một quốc gia, dân tộc. Ta có thể thấy rằng có những lỗi lầm có thể tha thứ, có lỗi không thể tha thứ. Bởi vậy, người phạm lỗi lầm luôn sống trong dằn vặt, đau khổ, hổ thẹn với lương tâm, thậm chí phải trả giá bằng một kiếp người. Những lỗi lầm có thể mắc phải như đánh nhau, vướng vào những tệ nạn xã hội,… Đa số mọi người trong xã hội ngày nay đều cố gắng tránh mắc phải lỗi lầm, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ những thành phần đi ngược lại với sự phát triển, xu hướng của mọi người; họ vẫn mắc sai lầm liên tục, chưa có ý thức cải thiện. Là một đoàn viên thanh niên, khoác trên mình màu áo xanh đầy tự hào và nhiệt huyết, bản thân em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức tốt. Có như thế, xã hội mới ngày càng trở nên văn minh hiện đại.