Vì sao Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất GDCD 7

Câu hỏi: Nước ta - nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời từ bao giờ và khi đó ai là chủ tịch nước?   Nước Việt Nam Dân chư Cộng hòa ra đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.  

Câu hỏi: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó do đảng nào lãnh đạo?

  Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.  

Câu hỏi: Nước ta đổi tên là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào năm nào? Tại sao đổi tên như vậy?

  Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khi đất nước ta được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoàn toàn thống nhất, cả nước bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.  

Câu hỏi: Dựa vào sơ đồ “phân cấp bộ máy nhà nước sau đây em hãy cho biết bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức như thế nào? được chia thành mấy cấp? tên gọi từng cấp?

 

Sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước

  (I) Bộ máy nhà nước cấp trung ương Quốc hội Chính phủ Tòa án nhân dân tối cao Viện kiểm sát nhân dân tối cao   (II) Bộ máy nhà nước cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)   HĐND tỉnh (thành phố) UBND tỉnh (thành phố) Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (thành phố)   (III) Bộ máy nhà nước cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)   HĐND huyện (quận, thị xã) UBND huyện (quận, thị xã) Tòa án nhân dân huyện (quận, thị xã) Viện kiểm sát nhân dân huyện (quận, thị xã)   (IV) Bộ máy nhà nước cấp xã (phường, thị trấn)   HĐND xã (phường, thị trấn) UBND xã (phường, thị trấn)   - Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương đến cấp cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn)   - Bộ máy nhà nước được phân chia thành 4 cấp:   + Cấp trung ương + Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) + Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) + Cấp xã (phường, thị trấn)  

Câu hỏi: Bộ máy nhà nước cấp trung ương gồm có những cơ quan nào?

  Bộ máy nhà nước cấp trung ương gồm có: Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao  

Câu hỏi: Bộ máy nhà nước cấp tỉnh (thành phố thuộc trung ương) gồm những cơ quan nào?

  Bộ máy nhà nước cấp tỉnh (thành phố thuộc trung ương) gồm:   + Hội đồng nhân dân tỉnh (thành phố thuộc trung ương) + ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố thuộc trung ương) + Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố thuộc trung ương) + Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (thành phố thuộc trung ương)  

Câu hỏi: Bộ máy nhà nước cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) gồm có những cơ quan nào?

  Bộ máy nhà nước cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) gồm:   + Hội đồng nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) + ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) + Tòa án nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) + Viện kiểm sát nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)  

Câu hỏi: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (còn gọi là cấp xã, phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào?

  + Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn)   + ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)  

Câu hỏi: Dựa vào sơ đồ dưới đây em hãy cho biết: Bộ máy Nhà nước ta gồm những loại cơ quan nào?

 

Sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước

 

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

 

Các cơ quan hành chính nhà nước.

  - Chính phủ - UBND tỉnh (thành phố) - UBND huyện (quận, thị xã) - UBND xã (phường, thị trấn)  

Các cơ quan xét xử

  - Tòa án nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) - Tòa án nhân dân huyện (quận, thị xã) - Các tòa án quân sự Các cơ quan kiểm sát - Viển kiểm sát nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (thành phố) - Viện kiểm sát nhân dân huyện (quận, thị xã) - Các Viện kiểm soát quân sự  

Các cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân

  - Quốc hội - HĐND tỉnh (thành phố) - HĐND huyện (thành phố) - HĐND xã (phường, thị tấn)  

Bộ máy nhà nước gồm những loại cơ quan.

  - Các cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân. - Các cơ quan hành chính nhà nước - Các cơ quan xét xứ - Các cơ quan kiểm sát  

Câu hỏi: Cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân bao gồm những cơ quan nào?

  Cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân bao gồm:   - Quốc hội - Hội đồng nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) - Hội đồng nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) - Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn)  

Câu hỏi: Cơ quan hành chính nhà nước gồm những cơ quan nào?

  - Chính phủ - Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) - Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) - Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)  

Câu hỏi: Các cơ quan xét xử gồm những cơ quan nào?

  - Tòa án nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) - Tòa án nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) - Các tòa án quân sự  

Câu hỏi: Cơ quan kiểm sát gồm những cơ quan nào?

  - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) - Viện kiểm sát nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) - Các viện kiểm sát quân sự  

Câu hỏi: Vì sao gọi Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? Quốc hội làm nhiệm vụ gì?

  Vì Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn bầu ra, đại diện cho mình để tham gia những việc quan trọng nhất của nhà nước như:   + Làm Hiến pháp và Luật để quản lí nhà nước, quản lí xã hội.   + Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội (kinh tế - xã hội, tài chính, an ninh, quốc phòng...) và đối ngoại của đất nước.   + Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân.  

Câu hỏi: Vì sao Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương?

  Bởi vì, Hội đồng nhân dân là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân từng địa phương lựa chọn và bầu ra, đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương để tham gia công việc của nhà nước ở địa phương.  

Câu hỏi: Nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân là gì?

  Nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân là:   - Ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật ở địa phương.   - Ra nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, giáo dục, quốc phòng, an ninh ở địa phương, nhằm nâng cao và ổn định đời sống nhân dân và làm tròn nghĩa vụ với nhà nước.  

Câu hỏi: Chính phủ làm nhiệm vụ gì? Vì sao Chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?

  Chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Vì Chính phủ do Quốc hội bầu ra để điều hành công việc hành chính nhà nước trong toàn quốc. Chính phủ được giao những nhiệm vụ sau:   + Tổ chức thi hành Hiến pháp, các luật và nghị quyết của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội + Tổ chức điều hành thống nhất trong toàn quốc việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và đối ngoại, nhằm làm cho đất nước phát triển, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.  

Câu hỏi: Ủy ban nhân dân làm nhiệm vụ gì? Vì sao ủy ban nhân dân được gọi là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính của địa phương?

  Vì ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra để quản lí, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương theo đúng hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.  

Câu hỏi: Tòa án nhân dân có nhiệm vụ gì?

  Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử có nhiệm vụ chuyên lo việc giải quyết các tranh chấp và xét xử các vụ phạm tội nhằm bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân, của nhà nước và góp phần giáo dục con người có ý thức tuân theo pháp luật, giữ gìn trật tự kỉ cương.  

Câu hỏi: Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ gì?

  Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.   Trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị coi là tội phạm thì Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố nhà nước - tức là quyền khởi tố, truy tố người có hành vi phạm tội ra trước tòa án.  

Câu hỏi: Bản chất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là gì?

  Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là “nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.   Bởi vì, Nhà nước ta là thành quả Cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân.  

Câu hỏi: Nhà nước ta do ai lãnh đạo?

  Nhà nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.  

Câu hỏi: Bộ máy nhà nước bao gồm cơ quan nào?

  - Bộ máy nhà nước bao gồm những cơ quan:   + Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp). + Các cơ quan hành chính nhà nước.. + Các cơ quan xét xử. + Các cơ quan kiểm sát.  

Câu hỏi: Quyền và nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước là gì?

 

- Quyền:

  + Làm chủ. + Giám sát các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra. + Góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra.  

- Nghĩa vụ:

  + Công dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.   + Bảo vệ các cơ quan nhà nước  

+ Giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ