Vẹt Monk vàng Giá bao nhiêu

Vẹt Monk Lutino có bộ lông màu Vàng tươi sáng và đặc biệt là một chiếc nón vàng nổi bật trên đầu. Kích thước trung bình của chúng là 11-12 inch [28-30 cm], là một trong những loài vẹt có kích thước vừa phổ biến.

Hành vi và tính cách của Vẹt Monk Lutino

Vẹt Monk Lutino thích chơi đùa và có tính cách giao tiếp xã hội cao. Chúng rất thông minh và có khả năng học và sao chép âm thanh và giọng nói của con người. Nhờ tính hiếu động, chúng thích khám phá và tìm hiểu môi trường xung quanh.

Môi trường sống và chăm sóc

Vẹt Monk Lutino xuất xứ từ Nam Mỹ và thích sống ở các khu vực ẩm ướt. Do đó, chúng cần một lồng lớn có đủ không gian để bay và vui chơi. Chế độ ăn uống của vẹt Monk bao gồm hạt, hoa quả và rau quả tươi ngon.

Lựa chọn làm vật nuôi

Vẹt Monk Lutino là một loại thú cưng tuyệt vời cho những người yêu chim vẹt. Mặc dù chúng yêu cầu sự chăm sóc và tương tác đều đặn, nhưng tính thông minh và tính cách hài hước của chúng sẽ mang lại niềm vui và thú vị cho gia đình.

Dưới đây là một đoạn clip huấn luyện bé vẹt Monk với các trò chơi như là: đạp xe đạp, đi siêu thị, đi nhặt rác, xà đơn, chạy xe ván trượt, kéo cờ vv….

Vẹt Monk Lutino là một giống chim nhỏ. Chiều cao của vẹt chỉ khoảng 30cm đối với những con trưởng thành. Màu sắc bên ngoài, lưng, cánh và đuôi của vẹt có màu vàng . Má, trán và bụng thường có màu trắng. Cánh của chúng thường có chiều dài khoảng hơn 40cm.

Ngoài có tên là vẹt Monk, loài vẹt còn này được coi là vẹt thầy tu. Giọng nói của vẹt Monk khá khàn, chúng có thể tạo ra nhiều âm thanh khác nhau. 

Trong môi trường tự nhiên, Vẹt Monk thường ăn trái cây, quả mọng, ngô và cả lúa mì. Nhưng khi nuôi vẹt tại nhà bạn cần cho chúng ăn hỗn hợp hạt và nhiều loại hạt thực vật khác nhau. 

Bạn có thể đa dạng nhiều loại thức ăn như: Hạt kê, cây gai dầu, hạt hướng dương hoặc hoàng yến. Thi thoảng bạn cũng có thể cho chúng ăn ngô luộc, gạo luộc, các loại trái cây tươi ngon. 

Giống vẹt Monk này rất dễ mắc các bệnh về gan, vì vậy bạn cần phải theo dõi dinh dưỡng thường xuyên. Nếu chỉ cho ăn thức ăn khô sẽ gây nên những gây hại lớn cho sức khỏe của chim. Cũng lưu ý rằng, bạn không nên cho chúng ăn quá nhiều vì có thể sẽ gây nên bệnh béo phì. 

Vẹt Monk có khả năng nói rất tốt, chỉ cần bạn chịu khó tương tác, huấn luyện và dạy chúng mỗi ngày. Đặc điểm của loài chim vẹt này là rất thân thiện và tình cảm. Chỉ cần bạn dành sự quan tâm chúng là chúng cũng sẽ rất yêu thương bạn. Sở thích của chúng là bắt chước tiếng kêu của cửa, động vật, tiếng ho hoặc cười của con người.

Cách nuôi vẹt Monk

Ban đầu khi nuôi, bạn sẽ gặp một vài khó khăn nhỏ vì vẹt sẽ hơi lạ bạn, nhưng khi đã quen và giao tiếp chúng sẽ rất gần gũi và tự tin. Chúng rất thích học những âm thanh và từ mới, đặc biệt loài vẹt này vô cùng ồn ào. 

Vì trong tự nhiên chúng sinh sống theo bầy đàn nên chúng sẽ rất dễ bị stress nếu như bị chủ quên lãng, không nói chuyện và quan tâm. 

Loài vẹt này thích hợp sinh trưởng ở nhiệt độ trung bình trong nhà. Không nên đặt lồng chim ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào. Bởi sẽ làm cho vẹt mệt mỏi, dễ mắc nhiều bệnh. 

Khi chọn lồng nuôi, bạn nên chọn lồng chắc chắn vì loài chim vẹt này khá năng động. Kích thước rộng một chút để chúng có thể tự do bay nhảy, vui chơi và đùa nghịch. Trong lồng, đĩa đựng thức ăn và nước cần phải được vệ sinh hằng ngày, không nên để loại thực phẩm nào trong lồng quá 24 giờ, bởi thức ăn bị hỏng sẽ khiến vẹt mắc bệnh tiêu chảy rất nguy hiểm. 

Để huấn luyện được vẹt Monk nói hay bạn cần phải chọn thời điểm vào buổi sáng. Ban đầu hãy lặp đi lặp lại những từ đơn giản. Bạn cần phải nói rõ và chậm, nhớ là dạy từ câu đơn trước. Để vẹt Monk nói được ngay không phải là một việc đơn giản, do vậy bạn cần phải kiên trì. Nhớ là loài vẹt này phát âm chuẩn nhất là những phụ âm d, t, k, p hay b. Bạn hãy chọn những câu dạy vẹt sao cho thích hợp nhất. 

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một giống vẹt khá bụ bẫm, đáng yêu, rất đáng để nuôi nếu bạn lần đầu tiên có ý định nuôi vẹt, người bạn mình đang muốn đề cập đến trong bài viết này không ai khác đó chính là giống vẹt Monk

Vẹt Monk hay còn gọi là vẹt thầy tu [tên tiếng Anh là Monk Parakeet hoặc Quaker Parakeet] một số hiếm hoi trong các giống vẹt nhỏ có khả năng nói nói chuyện. Trong bài viết này, mời bạn cùng mình tìm hiểu về giá vẹt monk, cách nuôi vẹt monk, củng như rất nhiều thông tin khác bổ ích trước khi có ý định chọn nuôi giống vẹt này nhé

 

Tổng quan về giống vẹt Monk Parakeet

– Tên thông thường: Vẹt Monk, Vẹt Quaker, Vẹt thầy tu
– Tên khoa học: Myiopsitta monachus
– Kích thước khi trưởng thành: khoảng 30.5cm
– Cân nặng: 115g – 140g
– Tuổi thọ trung bình: 20 – 30 hoặc hơn trong điều kiện nuôi nhốt

1️⃣ Vẹt Monk có nguồn gốc từ đâu?

Giống này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, phạm vi sống của vẹt Monk trải dài từ trung tâm Bolivia và miền nam Brazil đến các vùng của miền trung Argentina. Thường sống trong rừng và được biết với lối sống bầy đàn có mối liên kết chặt chẽ

Monk được biết đến là loài vẹt duy nhất có khả năng xây tổ. Những con chim này dành nhiều thời gian để tạo ra những “công trình” công phu từ lá cây và nhánh cây, tổ của chúng thậm chí có thể nhiều phòng hơn nhà của bạn nữa đấy 😀 [hehe đùa thôi]

Các bầy vẹt Monk thường sẽ xây tổ ngay cạnh nhau để tạo thành một quần thể mạnh mẽ để chống lại một số kẻ thù [một số quần thể có thể đạt kích thước của một chiếc ô tô cỡ nhỏ]

Là một loài chim hoang dã, tuy nhiên vẹt Monk cũng sống ở nhiều khu vực đô thị trên khắp thế giới. Ở một số nơi, đặc biệt là miền nam Hoa Kỳ, quần thể  vẹt Quaker hoang dã gây nguy hiểm cho cây trồng và các loài chim bản địa.

Ảnh Anniebee

2️⃣ Giá của vẹt Monk là bao nhiêu?

Vẹt Monk Nam Mỹ đã được du nhập vào nước ta khá lâu, đã được nhân giống và bán ở một số nơi trong nước do đó việc mua được là không quá khó khăn. Mặc dù là giống vẹt nhỏ nhưng khả năng nói và làm trò rất tuyệt vời nên giá vẹt Monk không hề rẻ. Bạn có thể tham khảo một số nhóm giá như sau

1. Giá vẹt Monk ở các trại giống hoặc cửa hàng uy tín, có tiêm phòng đầy đủ thường dao động từ 8.000.000đ – 9.500.000đ. Ở mức giá này bạn có thể sở hữu các bé vẹt có ngoại hình đẹp, sức khỏe tốt và được bảo hành về bệnh tật tại nơi bán

2. Giá vẹt Monk mua cá nhân thường nằm ở khoàng 5.500.000đ – 6.500.000đ tùy thuộc vào ngoại hình, màu sắc và độ tuổi của chim

Các bé vẹt Monk có màu sắc đột biến như thường là màu xanh lam [monk blue] sẽ có giá cao hơn kha khá so với màu xanh lục cơ bản

3️⃣ Về tính cách của vẹt thầy tu Monk

Vẹt thầy tu là loài chim rất tự tin và có khả năng hòa nhập rất cao, do đó bạn có thể dễ dàng nuôi nhốt mà không gặp những trở ngại về mặt tâm lý của chim. Vẹt Monk có thể được xem là những “bậc thầy làm hề” nên sẽ có cảm giác khá giải trí và thoải mái khi nuôi

Giống này khá mạnh dạn và hướng ngoại, chúng nói khá nhiều khi ở bên cạnh con người. Tuy nhiên, do vóc dáng hơi nhỏ nên bạn cần phải chú ý hơn khi nuôi nhốt trong nhà đặc biệt là nhà có trẻ em và chó mèo

Trong điều kiện nuôi nhốt, chim có xu hướng gắn bó chặt chẽ với người thường xuyên chăm sóc chúng, được cộng đồng nuôi chim đánh giá là một giống có phẩm chất trung thành. Một khi bạn đã phát triển mối quan hệ với Monk, bạn sẽ tận hưởng niềm vui trong nhiều năm đồng hành cùng chúng

Giống này thích được ôm ấp và vuốt ve đầu, bạn sẽ nghe những tiếng rít vui mừng chào đón khi bạn trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi [tương tự như chó vậy đó :v]. Cuối cùng, thì đây là một giống vẹt khá hiền lành và có thể trở thành một người bạn tuyệt vời với trẻ em [lưu ý chỉ đối với trẻ đã đủ nhận thức về việc chăm sóc thú cưng thôi nhé]

4️⃣ Vẹt Monk có nói được không?

Thật sự mà nói bạn khó có thể tìm được một giống vẹt kích thước nhỏ nào có khả năng nói tốt như Monk. Chúng có thể học thêm để phát triển kho từ vựng của mình, thậm chí có thể ghép nhiều cụm từ lại với nhau. Khả năng bắt chước âm thanh và ca hát là những tài năng khác của “người đẹp” đến từ Nam Mỹ này

Tuy nhiên, người đẹp thì thường hay ngại, nếu trong phòng có một bé vẹt khác hoặc nhiều cá thể chim khác, có thể vẹt Monk sẽ ít nói hơn đấy, đây có thể là điểm để lý giải vì sao nhiều bạn nuôi giống này thì nói khá nhiều nhưng một số thì lại không

Về việc nuôi vẹt thầy tu có ồn không, thường nảy ra hai luồng ý kiến khá trái chiều? Một nửa người nuôi cho rằng giống vẹt này quá ồn nhưng một nửa còn lại thì không, điều này hoàn toàn do nhận định chủ quan của từng người nuôi. Chỉ có một sự thật là vẹt Monk sẽ không hét lên quá đinh tai nhức óc như một số giống vẹt khác và thông thường sẽ không quá lớn để có thể ảnh hưởng đến hàng xóm

5️⃣ Màu lông và ngoại hình của vẹt Monk

Màu sắc điển hình nhất của vẹt Monk trưởng thành là màu xanh lục hay còn gọi là vẹt monk green, màu xanh sặc sỡ này được phủ từ khắp phần đầu đến canh cánh và lưng. Đặc điểm nổi bật nhất của loài chim này là ngực, má và cổ màu xám.

Ở phần dưới của đuôi sẽ có lông màu xanh lam và một chút xanh là cây nhạt giúp tô điểm thêm vẻ ngoài bắt mắt của Monk

Do trải qua nhiều năm nuôi nhốt và lai tạo giống, vẹt thầy tu đã có nhiều đột biến màu sắc khiến người nuôi càng phải trầm trồ trước vẻ đẹp của chúng. Một trong những màu sắc lai tạo được ưa chuộng nhất phải kể đến là màu xanh lam [vẹt monk blue] vào được lai tạo vào đầu những năm 2000. Ngoài ra, các nhà lai tạo giống cũng tạo ra những cá thể vẹt monk bạch tạng, màu quế, lutino và pied

Ngoài ra thì đây là một loại chim thuộc nhóm đơn hình, đồng nghĩa với việc con đực và con cái sẽ có ngoại hình trông giống hệt nhau. Cách duy nhất để phân biệt chắc chắn giới tính của loài này đó là thông qua việc xác định DNA hoặc dựa trên phẫu thuật

Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp bụ bẫm đáng yêu của vẹt monk blue

6️⃣ Cách nuôi vẹt monk thế nào cho đúng?

Monk là một giống rất năng động do đó chúng cần có một khoảng không gian thích hợp để chơi. Lồng để nuôi giống này nên có kích thước tối thiểu là 46cm², kích thước lồng càng lớn chim sẽ hoạt động càng tốt hơn.

Hãy đảm bảo rằng chiếc lồng của bạn đủ chắc chắn vì giống chim này được xem là một “kẻ đào tẩu” tài ba bằng rất nhiều phương pháp như gặm nhấm hoặc học cách mở lồng để tự trốn thoát

Sau khi đã chuẩn bị lồng đúng yêu cầu, hãy đăt một khay nước trong lồng để chim tắm, điều này có thể cung cấp một công cụ giải trí cho vẹt Monk củng như một nơi để chúng tập thể dục và kích thích tinh thần

Vẹt thầy tu có thể trở nên hung dữ nếu chúng cảm thấy ngôi nhà của mình bị đe dọa vì chúng tự hào về ngôi nhà của mình. Nếu bạn đang muốn giới thiệu một bé vẹt Monk khác với người bạn đã có, hãy cho phép cả hai làm quen trong một chiếc lồng khác để hình thành mối quan hệ trước. Nếu không, bé vẹt mới sẽ được xem như một kẻ xâm nhập. Monk sẵn sàng chiến đấu đến chết để bảo vệ lãnh thổ của mình

Điều cuối cùng, nếu bạn có nuôi chó hoặc mèo trong nhà hãy để mắt đến vẹt của mình. Loài này có thể hơi “bất cần” và sẽ cố gắng tiếp cận các vật nuôi khác [chó, mèo có thể tấn công chúng bất cứ lúc nào]

Có thể bạn quan tâm
– Vẹt GreenCheck: Giá bán và cách chăm sóc
– Vẹt RingNeck: Giá bán và cách chăm sóc

7️⃣ Chế độ ăn của vẹt Monk như thế nào?

Chế độ ăn nên bao gồm trái cây, rau và các loại hạt mà chúng thường ăn trong tự nhiên. Nhưng trong điều kiện nuôi nhốt, thức ăn chính của Monk có thể được kết hợp giữa thức ăn viên chất lượng cao và nhiều loại trái cây, rau tươi, rau xanh , quả hạch và thức ăn lành mạnh. Rau củ, ớt và các sản phẩm có màu sắc rất quan trọng trong chế độ ăn của chúng

Thông thường, một ngày bạn có thể cho Monk ăn khoảng 3 muỗng canh thức ăn viên mỗi ngày và cung cấp ít nhất 1/4 cốc trái cây tươi và rau quả vào buổi sáng. Nên bỏ những thực phẩm tươi chưa ăn hết vào cuối ngày để đảm bảo chim không gặp các vấn đề về tiêu hóa. Bạn có thể cho chúng ăn trái cây và rau vào buổi ăn thứ hai khoảng 1 – 2 giờ trước khi chim ngủ

Một số bé vẹt có xu hướng trở nên thừa cân khi được cho ăn quá nhiều các loại hạt có nhiều chất béo như hạt hướng dương, đậu phộng và hạt kê.

Tương tự khi nuôi các loài chim cảnh khác, nước ngọt luôn phải có sẵn. Không bao giờ cho chim ăn những thức ăn độc hại cho vẹt như bơ, sô cô la và cà phê.

8️⃣ Chế độ tập thể dục cho vẹt thầy tu đuôi dài

Tập thể dục là hoạt động cần có khi nuôi bất cứ loài vật nuôi nào và vẹt thầy tu đuôi dài cũng không ngoại lệ. Chúng cần có ít nhất 2 tiếng ngoài lồng mỗi ngày để có thể sinh hoạt, chơi đùa giúp tiêu bớt năng lượng. Trước khi thả vẹt ra khỏi lồng, hãy đảm bảo căn phòng đó an toàn cho chim [kiểm tra của sổ đã đóng chưa, tắt quạt trần, loại bỏ các loại cây có khả năng gây độc và cho các vật nuôi khác có khả năng gây nguy hiểm cho chim ra khỏi phòng

Giống này sẽ rất hứng thứ với các trò chơi như xếp hình, bóng, chuông và các đồ chơi nhai. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho vẹt Monk thỏa thích với khả năng xây tổ của mình cũng là một cách thể thao rất tốt. Monk sẽ cố gắng đan mọi thú vào các thanh của lồng hoặc có thể chọn một góc trong nhà để làm tổ bằng cách vật dụng ngẫu nhiên mà nó tìm thấy. Hãy đảm bỏa bạn có đủ thời gian để quan sát giống chim tò mò này khi cho chúng ra khỏi lồng

Vậy trong bài viết này, mình đã giới thiệu cho các bạn khá chi tiết về giống vẹt Monk hay còn gọi là vẹt thầy tu. Bạn thấy giống vẹt này như thế nào? Có đáng để nuôi không? Hoặc những bạn đang nuôi vẹt này có cảm nghĩ gì hãy bình luận bên dưới cho mọi người cùng biết nhé!

Đánh giá tổng quan

Vẹt Monk [Vẹt thầy tu đuôi dài]

93% Điểm

Nói tóm lại, Monk có thể được xem là một trong những giống vẹt nhỏ hiếm hói có khả năng nói và phát âm tốt. Vẻ ngoài bắt mắt, tính cách thân thiện và quấn chủ là một trong những điều khiến nhiều người yêu vẹt rất thích ở giống này

Chủ Đề