Văn học khoa học nghệ thuật thời lê sơ năm 2024

  • 1. NGHIỆP HÀ NỘI KHOA NGOẠI NGỮ -- BÀI TẬP LỚN MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG VỀ GIÁO DỤC VÀ NGHỆ THUẬT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) Giảng viên : TS Nguyễn Phương Thảo Sinh viên : Lê Văn Huynh Mã sinh viên : 0941180057 Hà Nội, 08/2016
  • 2. ...............................................................................................................................4 PHẦN 1: GIÁO DỤC NƯỚC TA THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527).....................................6 1. Hệ thống giáo dục......................................................................................................6 1.1. Mục đích giáo dục..................................................................................................6 1.2. Hệ thống trường lớp...............................................................................................7 1.2.1. Trường công.....................................................................................................7 1.2.2. Trường tư.........................................................................................................8 1.3. Phân loại học sinh..................................................................................................9 1.4. Quy định về thời gian và các kì nghỉ.....................................................................9 1.5. Nội dung giáo dục............................................................................................... 10 1.5.1. Hệ tư tưởng chi phối ............................................................................................ 10 1.5.2. Nội dung giảng dạy........................................................................................... 10 1.5.2.1. Tài liệu học tập, giảng dạy và thi cử........................................................... 11 1.5.2.2. Một số tài liệu khác ..................................................................................... 13 1.6. Phương pháp đào tạo.......................................................................................... 14 1.7. Chế độ khoa cử ................................................................................................... 15 1.7.1. Quan niệm về thi cử ...................................................................................... 15 1.7.2. Các loại hình thi cử....................................................................................... 15 1.7.2.1. Thi hương .................................................................................................... 15 1.7.2.2. Thi hội ....................................................................................................... 16 1.7.2.3. Thi đình........................................................................................................ 16 1.8. Quy định thi cử.................................................................................................... 17 1.8.1. Hạnh kiểm người đi thi:.................................................................................... 17 1.8.2. Quy trường......................................................................................................... 17 1.8.3. Hội đồng thi ....................................................................................................... 17 1.9. Ân điển................................................................................................................. 18 1.10. Tiểu Kết ............................................................................................................ 18 1.10.1. Thành tựu và hạn chế của nền giáo dục thời lê sơ .......................................... 18
  • 3. 18 1.10.1.2. Hạn chế....................................................................................................... 20 1.10.2. Bài học kinh nghiệm........................................................................................ 22 PHẦN 2: VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)...................... 23 2. Văn học nghệ thuật................................................................................................... 23 2.1. Khái quát............................................................................................................... 23 2.2. Tác gia và tác phẩm tiêu biểu ......................................................................... 23 2.2.1. Thời kỳ đầu........................................................................................................ 23 2.2.2. Thời kỳ sau......................................................................................................... 24 2.2.3. Nguyễn Trãi Vinh quang và thảm kịch của một bậc thiên tài ........................... 25 2.3. Kiến trúc................................................................................................................ 27 2.3.1. Kiến trúc cung đình ........................................................................................... 27 2.3.2 . Kiến trúc tôn giáo............................................................................................. 28 2.3.3. Kiến trúc lăng mộ .............................................................................................. 29 2.4. Điêu khắc.............................................................................................................. 30 2.4.1 .Điêu khắc lăng mộ............................................................................................. 30 2.4.2. Chạm khắc trang trí........................................................................................... 34 2.4.3. Nghệ Thuật Gốm................................................................................................ 35 2.4.4. Tượng Rồng ở Thành Bậc Cửa Điện Kinh Thiên. ............................................. 35 2.5. Hội họa .................................................................................................................. 36 2.6. Âm nhạc................................................................................................................ 37 2.6.1. Âm nhạc cung đình ........................................................................................... 37 2.6.2. Âm nhạc dân gian.............................................................................................. 38 2.7. Múa rối nước ...................................................................................................... 39 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 40 TÀI LIỆU CHỮ.................................................................................................................. 41 TÀI LIỆU HÌNH ẢNH ....................................................................................................... 42
  • 4. cấp thiết của đề tài Nhà Lê sơ được thành lập từ kết quả thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài 10 năm chống lại sựđô hộ của nhà Minh (Trung Quốc), do Lê Lợi lãnh đạo. Nhà Hậu Lê chính thức thành lập năm 1428, được sử gọi là Lê sơ. Bộ máy chính quyền dưới thời Lê sơ được hoàn thiện dần qua các đời vua và đến thời vua Lê Thánh Tông thì được các nhà nghiên cứu đánh giá là hoàn chỉnh nhất. Giáo dục được chú trọng và mở rộng hơn. ThờiLê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ 9 trạng nguyên. Chính vì có chínhsách đào tạo, kén chọnngười tài và đốiđãi với người tài rất trọng hậu mà thời Lê Sơ đã sản sinh ra rất nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Đội ngũ trí thức Nho học - sản phẩm giáo dục khoa cửthời Lê sơ như Bùi Xương Trạch, Đào Công Soạn, Bùi Cầm Hồ, Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Như Đổ, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh… Đã trở thành những trụ cộtgóp phần đưa quốc gia phong kiến Đại Việt phát triển cường thịnh trên nhiều mặt. Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. Nghệ thuật sân khấu như ca múa nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng. Âm nhạc cung đình được hình thành từ thời Lê Thái Tông. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Nhìn chung ở thời nhà Lê, Việt Nam đã được đưa tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến, nhất là về giáo dục và nghệ thuật. Để có cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn về hai lĩnh vực thời thời này. Tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu những nét đặc trưng về giáo dục và nghệ thuật thời Lê sơ (1428 - 1527)” làm đề tài nghiên cứu của mình.
  • 5. nghiên cứu đề tài: Qua việc nghiên cứu về giáo dục và nghệ thuật của nhà Lê sơ, đề tài sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng thể và chi tiết hơn về văn hóa thời bấy giờ. Để đạt được mục đíchđó, đề tài tập trung vào nội dung chính sau:  Về giáo dục, đề tài sẽ đề cập tới hai phần nhỏ. Một là hệ thống, mục đích của giáo dục, các kiểu trường lớp, phân loại học sinh, thời gian nghỉ và các kì nghĩ cũng như là nội dung thời đó giảng dạy. Hai là về chế độ khoa cử cùng với các loại hình và quy định thi cử.  Về nghệ thuật, đề tài sẽ đi sâu tới các lĩnh vực như văn học, kiến trúc, Điêu khắc, hội họa, âm nhạc và nghệ thuật múa rối nước. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua quá trình tìm kiếm và thu thâp thông tin tôi đã tìm thấy một số bài báo, đề tài đã nghiên cứu trước đó nhưng không đi sâu vào những lĩnh vực cụ thể mà chỉ nói khái quát về các lĩnh vực chính ở triều đại này  Bài báo “Tư tưởng trọng hiền tài thời Lê sơ (1428-1527) thông qua hệ thống văn bia tại văn miếu quốc tử giám (Hà Nội)”, Đại học văn hóa Hà Nội.  Đề tài: “Những cống hiến của nhà Lê sơ với lịch sử dân tộc”, Đại học khoa học xã hội và nhân văn – ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài khai thác về hai khía cạnh đặc trưng nổi bật đó là giáo dục và nghệ thuật của triều đại Lê sơ (1428 - 1527). 4.2. Phạm vi nghiên cứu: 4.2.1. Không gian:Phạm vi đất nước Việt Nam thời Lê sơ bao gồm khu vực Bắc bộ và toàn bộ khu vực từ Thanh Hóa cho đến Quảng Nam ngày nay. 4.2.2. Thờigian: Từkhitriều Lê sơ xác lập -1428 đến khi kết thúc năm 1527. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp quan trọng nhất được sử dụng là “nghiên cứu các tài liệu” qua sách, báo và mạng internet. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp tổng hợp, so
  • 6. một số khái niệm cần được giải thích rõ, tôi sử dụng kết hợp cả hai phương pháp diễn dịch và quy nạp. 6. Bố cục đề tài Đề tài được kết cấu bởi các nội dung cơ bản sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung của đề tài được chia làm hai phần: PHẦN 1: Giáo dục nước ta thời Lê Sơ PHẦN 2: Nghệ thuật thời Lê Sơ PHẦN 1: GIÁO DỤC NƯỚC TA THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) 1. Hệ thống giáo dục 1.1.Mục đích giáodục Khẳng định, bảo vệ, củngcố, cangợi và duy trì chủ nghĩa tônquân phong kiến, chứng minh cho sự trường tồn của chế độ phong kiến là hợp quy luật. Nhằm xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh. Đào tạo được một đội ngũ quan lại đông đảo từ trung ương đến địa phương để giúp việc cho nhà vua, quản lý xã hội. Nếu như các triều đại trước đây, việc tuyển chọn người ra làm quan có thể do tiến cử, nhiệm cử thì đến Lê sơ phương thức chủ yếu là khoa cử. Truyền bá ý thức hệ phongkiến vào trong nhân dân. Giai cấp phong kiến Lê Sơ muốn tất cảcác nho sĩ đãđược theo học chữ thánh hiền không những chỉ suy nghĩ và làm theo mà còn là những người truyền bá đạo Nho cho nhân dân, là những tấm gương để mọi người bắt chước, noi theo. Nho giáo bắt rễ sâu vào tâm hồn mỗi con người, bám trụ vào mỗi tế bào xã hội gia đình, đó chính là mục đíchtối cao của giai cấp phong kiến thống trị.
  • 7. dục, con người biết được thế nào là cương thường đạo lý, biết cáchlàm người. 1.2. Hệ thống trường lớp Trường học thời Lê sơ bao gồm hệ thống trường công và trường tư. Trường công gồm có Quốc Tử Giám ở kinh đô và các trường công được mở ở các lộ, phủ. Trường tư gồm các trường lớp tư thục và dân lập. 1.2.1. Trường công Năm 1492, Quốc Tử Giám được cho sang sửa và tu bổ. Năm 1483, Lê Thánh Tông mở rộng Quốc Tử Giám, phía sau Văn Miếu là nhà Thái học, xây dựng thành mộttrường rộng lớn bao gồmgiảng đường lớn là Minh Luân đường, hai giảng đường Đông, Tây và bí thư khố dùng đểtrữ sách. Ngòai ra còncó các nhà ở nội trú cho 300 xá sinh ăn học trong trường. Phía ngoài cùng có hai dãy nhà bia để ghi tên các nhà tân khoa tiến sĩ. Chức quan trông coi Quốc Tử Giám: Tế tửu (tương đương Hiệu trưởng Đại học) phụ trách chung và khiêm chủ tế, Tư nghiệp (tương đương với Hiệu phó) đặc trách việc giảng dạy và học tập. Thầy dạy trong Quốc tử giám gồm các giáo thụ, giúp việc có các trực giảng và trợ giáo. Ngòai ra còn có bác sĩ, đi sâu vào việc sưu tầm, nghiên cứu giải thíchcác kinh sách, tư liệu. Các học quan này được tuyển chọn không qua bằng cấp mà dựa vào năng lực, tuổi phải từu 35 trở lên. Học sinh Quốc Tử Giám: – Các hoàng tử convua – Conquan lại đã thi đỗ Hương Cống – Conem nhân dân đã thi đỗ Hương Cống – Quân dân đã thi đỗ Hương Cống Ngoài Quốc Tử Giám, ở mỗi lộ và phủ đều có một trường công do một học quan huấn đạo, trông nom việc giảng dạy, khảo hạch để tuyển chọn học
  • 8. sách thi Hương. Việc lựa chọn những người đảm nhiệm việc giảng dạy học trò ở các trường địa phương cũng được chú ý, đặt tiêu chuẩn và tổ chức thi để lựa chọn. Những học sinh ở các trường địa phương đa phần đã từng thi sát hạch cấp nhà nước nhưng không đủ điều kiện vào học ở Quốc Tử Giám. 1.2.2. Trường tư Trường tư là những ngôi trường nhỏ, đông học sinh, với cơ sở tốt, đầy đủ tài liệu sáchvở, do người có danh tiếng mở ra.Thầy dạy ở trường tư rất đa dạng: – Người có tài học, đã đỗ đạt nhưng không ra làm quan – Người chưa đỗ tiến sĩ, vừa mở trường dạy học, vừa tranh thủ học để đi thi tiếp – Người đã đỗ đạt làm quan nhưng bị cách chức nên về làng mở trường dạy học – Đỗ đạt làm quan nhưng chán chốn quan trường nên bỏ về quê dạy học Ngoài ra còncó các lớp tư gia, là các lớp nhỏ, do cá nhân tự mở, mời thầy về dạy. Những thầy dạy ở đây thường là các nho sĩ không có điều kiện học cao lên nữa, không đỗ làm quan. Học trò học ở trường tư thường là những con em ở xa xôi và con nhà nghèo không có điều kiện lên phủ huyện ăn học hoặc ra kinh đô học tập văn bài có những nhà Nho nổi tiếng trông nom giảng dạy. Tuy là mang danh trường tư nhưng học sinh cũng được học hành dạy dỗ đầy đủ các chương trình từ thấp lên cao để có đủ trình độ và điều kiện để đi thi. Có rất nhiều người đỗ đại khoa (đỗ tiến sĩ) chỉ học ở các trường làng. Giữa hai hệ thống trường công và trường tư không có gì khác nhau ngoài việc các thầy giáo trường tư thì sống bằng tiền đóng góp của học trò còn các thầy giáo trường công thì hưởng lương bổng của triều đình. Chương trình học cùng cáchthức học tập cũng giống nhau. Đến ngày đi thi các thí sinh không có
  • 9. giữa trường công, trường tư, tất cả đều phải thi chung một trường với cùng một đề thi như nhau. 1.3. Phân loại học sinh Những người nhập học Quốc Tử Giám được chia thành hai loại làm một loại gọi là giám sinh gồm có con các quan viên và đã thi đỗ 4 trường kỳ thi hương; một loại gọi là học sinh gồm quân và dân đã thi đỗ 4 trường kỳ thi hương. Ở Quốc Tử Giám: Trừ hoàng tử có chế độ học tập riêng, còn các giám sinh hay còngọi là Xá sinh, phải qua thi cử, sát hạch, mới được tuyển chọnvào học, dựa vào kết quả các kì thi mà phân chia thành 3 loại xá sinh: – Thượng xá sinh : đỗ tam trường, được cấp 10 quan tiền một tháng – Trung xá sinh : đỗ nhị trường, được cấp 9 quan tiền một tháng – Hạ xá sinh : đỗ một trường, được cấp 8 quan tiền 1 tháng Con em quân, dân học giỏi được tuyển vào học ở Quốc Tử giám không học chung ở Minh Luân đường mà nghe giảng riêng ở Tăng Quảng đường. Các Tăng Quảng sinh không được cấp học bổng và phải ở ngoại trú. Ngoài ra còn có ưu đãi cho các con quan lại hỏng thi, không có khả năng học ở Thái học Viện là được đến đọc sáchở các quán, cục như Sùng lâm quán, Nho lâm quán, Tú lâm cục. Ai không thích học văn, có thể học võ nghệ ở Vệ Kim Ngô. Trường công ở địa phương và trường tư tuy chương trình học cũng như ở Quốc Tử Giám nhưng lại không phân loại học sinh. 1.4.Quy địnhvề thời gian và cáckì nghỉ Thông thường, thời gian học tập ở Quốc Tử Giám và các trường công ở địa phương là 3 năm. Hàng ngày, vào lúc sáng sớm, học sinh phải đến nhà thầy giáo nộp bài, sau đó mới về ăn cơm sáng. Thời gian học ở trường là 6 tiếng mỗi ngày. Học
  • 10. liên tục cả 7 ngày trong tuần. Hàng năm có 3 kì nghỉ dài ngày là Tết Đoan Ngọ (nghỉ hơn 1 tháng), Tết Cơm Mới ( tháng 10, nghỉ 1 tháng ), Tết Nguyên Đán(nghỉ 2tháng). Vào đầu năm học thường có “Lễnhập môn”. Ngoài tiền ra lễ, chamẹ học sinh còntrả tiền học phí cho Thầy2 lần, tổng cộngkhoảng 4 quan tiền. 1.5.Nội dung giáodục 1.5.1. Hệtư tưởng chi phối Dưới thời Lê sơ, các vua quan tâm và phát triển bộ máy nhà nước theo kiểu quân chủ tập trung (quyền hạn tập trung vào tay vua) mang tính quan liêu chuyên chế. Nho giáo chínhlà hệ tư tưởng phù hợp nhất với kiểu nhà nước này, vì thế mà dưới thời Lê sơ nói chung và trong thời trị vì của Lê Thánh Tông nói riêng, Nho giáo chiếm vị trí độc tônvà được chọn làm tư tưởng chínhthống để cai trị quốc gia. Năm 1435, Lê Thái Tông cho làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn Miếu. Khoa thi tiến sĩ năm Nhâm tuất (1442) được xem là mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở Việt Nam. Sang thời Lê Thánh Tông, Nho giáo đạt tới đỉnh cao thịnh vượng. Trong giáo dục và thi cử, Nho giáo chiếm nội dung chủ yếu. Để tôn vinh Nho học, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ, những người đỗ từ năm 1442 tại nhà Thái học. Năm 1467, ông đặt ra chức Ngũ Kinh bác sĩ, tức là chọn người giỏi giao cho nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về Ngũ Kinh để giảng cho học trò, truyền bá Nho giáo trong xã hội. 1.5.2. Nộidung giảng dạy  Khái quát chung: – Những kiến thức cơ bản về cuộc sống, xã hội – Những kiến thức về lịch sử, văn hóa, thơ ca – Những quy tắc, chuẩn mực đạo đức Nho giáo – Cách sống, đạo trị nước, an dân.
  • 11. chữ Nho chia thành hai bậc:  Bậc tiểu học : Trẻ em bắt đầu học các sách do ta soạn như: Nhất Thiên tự, Tam thiên tự, Ngũ thiên tự, rồi đến Sơ học vấn tân , Ấu học ngũ ngôn thi. Sau đó học các sáchdo người trung Quốc soạnnhư Tam tự kinh, Minh tâm bảo giám, Minh đạo gia huấn…Chữ Hán là chữ tượng hình học rất khó. Bởi vậy, trẻ em phải học viết rất công phu, không chỉ ở bậc tiểu học mà còn kéo dài nhiều năm sau, đủ các kiểu “chân, thảo, lệ, triện”.  Bậc đại học : Cách học có phát huy tính chủ động của người học hơn, học sinh không phải đi học thường xuyên hàng ngày nữa mà định lệ mỗi tuần vài ba buổi. Đến lớp, thầy sẽ giảng sáchNgũ kinh, Tứthư. Ở nhà, học sinh phải “Nấu sử sôi kinh” sao cho thuộc như cháo. Lại phải đọc nhiều sách giải nghĩa, ghi nhớ các điển cố, có khi dài gấp mấy lần nguyên bản. Lại phải học phép làm câu đối, thơ phú, kinh nghĩa, văn sách sao cho đúng phép, đúng luật. Việc tự học công phu như vậy kéo dài hàng chục năm mới đủ sức thi Hương. Có thể nói, ở giai đoạn này người ta tự học là chính. 1.5.2.1. Tàiliệu học tập, giảng dạyvà thi cử  Tứ thư: là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn. Chúng bao gồm: – Đại Học: là một trong những kinh điển trọng yếu của nho gia; gồm 2 phần, phần đầu có một thiên gọi là Kinh, chép lại các lời nói của Khổng Tử, phần sau là giảng giải của Tăng Tử, gọi là Truyện, gồm 9 thiên; dạy người ta cách tu thân và cai trị thiên hạ theo chủ trương "vi đức dĩ chính" của nho gia. – Trung Dung: do Tử Tư làm ra cũng trên cơ sở một thiên trong Kinh Lễ; dẫn những lời của Khổng Tử nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử; sách chia làm hai phần, phần 1 từ chương 1 đến chương 20, là phần chính, gồm những lời của Khổng Tử dạycác học trò về đạo lý trung dung, phần
  • 12. 21 đến chương 33, là phần phụ, gồm những ý kiến của TửTư giảng giải thêm cho rõ ràng ý nghĩa và giá trị của hai chữ trung dung. – Luận Ngữ: sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời; sách gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau; sáchdạy con người ta đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo. – Mạnh Tử: là bộ sách làm ra bởi Mạnh Tử và các môn đệ của ông; ghi chép lại những điều đốiđáp của Mạnh Tử với các vua chư hầu, giữa Mạnh Tử và các học trò cùng với những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết khác; Sách gồm 7 thiên, chia làm 2 phần: Tâm học và Chính trị học;phần Tâm học trong sách là đỉnh cao nhất trong học thuyết Nho giáo.  Ngũ Kinh: là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, năm quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính. Ngũ Kinh gồm 5 quyển: Kinh Thi, Kinh Thư, kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu.  Kinh thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng.  Kinh thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.  Kinh lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự.  Kinh xuân thu: là bộ sử nước Lỗ, quê hương của Khổng Tử. ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện,
  • 13. lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất.  Kinh Dịch: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương,bát quái…Dựa vào sách đểxem tướng số hay bói tóan. Ngoài ra còn có Kinh Nhạc do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị Tần Thủy Hoàng đốtmất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy Lục kinh chỉ còncó Ngũ kinh. 1.5.2.2. Mộtsố tài liệu khác Ngoài Tứ Thư và Ngũ Kinh là hai tài liệu chính thì còn có: – Ngọc đường văn phạm: chưa khảo cứu được em – Văn hiến thông khảo: là tác phẩm mở rộng và phát triển bộ sử Thông điển của Đỗ Hựu thời nhà Đường; do Mã Đoan Lâm biên soạn;gồm có 24 môn với 348 quyển; so với Thông điển chỉ có 19 môn, Văn hiến thông khảo nhiều hơn 5 môn và khái quát thời gian lịch sử cho tới triều đại Nam Tống. – Văn tuyển: Còn gọi là Chiêu minh văn tuyển; gồm 602 quyển do Chiêu Thống, Chiêu minh Thái tử nhà Lương biên soạn. – Cương mục: Là tên gọi tắt của bộ sách "Khâm định Việt sử thông giám cương mục"; được viết theo thể "cương mục" của Chu Hi thời Tống, chia ra "cương" (phần tóm tắt gọn và sáng) và "mục" (việc chép rộng ra cụ thể hơn); Bộ sách gồm 53 quyển (1 quyển thủ, 5 tiền biên và 47 chính biên); là bộ sử lớn thứ hai của Việt Nam, vừa tiếp thu được nhiều thành tựu của các sửgia tiền bối, đồng thời có nhiều đóng góp riêng có giá trị về sử học. – Bắc sử (Sử Trung Quốc):là một quyển sách trong Nhị thập tứ sử do Lý Đại Sư viết từ năm 386 tới 618, sau đó Lý Diên Thọ, một nhà văn kiêm sử gia thời nhà nhà Đường, và là con trai của Lý Đại Sư, tiếp tục viết sáchnày từ năm 643 tới năm 659; sách có 100 quyển bao gồm Bản kỷ 12 quyển, Liệt truyện 88 quyển, viết về lịch sử những quốc gia Bắc triều vào thời Nam Bắc triều.
  • 14. trình học để đi thi cònphải kể đến những sửsách và thơ văn gọi là ngoại thư như bộ Cổ văn gồm các văn phẩm của các văn thân thi sĩ Trung Hoa từ Tiên Tần, Chư Tử đến đời Tống; bộ Đường thi và mấy cuốn Thi văn đời đường. Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là học thuộc lòng và trừng phạt bằng roi vọt. Ngoài ra, còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng Nội dung giáo dục có nhiều mặt tích cực như đề cao giáo dục đạo đức, phẩm chất cho người học, hình thành ở người học ý thức, thái độ, tinh thần trách nhiệm đốivới xã hội. Tuy nhiên lại chưa chú trọng đếnkhoa học tự nhiên, kỹ thuật, nội dung giáo dục chưa gắn liền với sự phát triển của xã hội. 1.6. Phương pháp đào tạo Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là trừng phạt bằng roi vọt và học thuộc lòng. Ngoài ra cònnguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng (Nghĩa là lặp lại những gì thầy đọc, học và đọc lại thuộc lòng dù không hiểu được ý nghĩa của những câu đó). Phương thức đào tạo gồm các hình thức giảng sách, làm văn và bình văn. Trong những buổi giảng bài và bình văn, ngoài các giám sinh chính thức, còn có các nho sinh từ các nơi khác đến dự thính. Phương pháp dạy và học thời đó đều bắt buộc học trò phải học thuộc lòng. Hình thức học tập ở các trường công cấp đạo, phủ, huyện trong nước cũng theo khuôn phép của Quốc Tử Giám, tức là cũng có 3 phần giảng sách, làm văn và bình văn cụ thể như sau: – Giảng sách:Mỗi tháng các học quanđịnh những kỳ giảng sáchnhất định. Theo lệ định này các học trò từ các trường tư cùng với học trò các trường khác đến đông đủ để nghe các vị học quan giảng sách kinh truyện. – Làm văn: Mỗi tháng định những kỳ tập làm văn. Vào ngày hôm ấy, thầy giáo ra đầu bài cho học sinh làm. Có 2 lối tập làm văn, làm văn tại trường là thầy giáo ra đầu bài buộc học sinh làm ngay tại trường và nộp bài ngay trong
  • 15. còn lối văn tập làm tại nhà tức là học sinh mang đầu bài về nhà làm và đúng kỳ hạn đem nộp bài. – Bình văn: Học sinh nộp quyển cho thầy giáo, khi đã chấm xong định ngày họp hội học sinh trở lại để phê bình. Những đoạn văn hay, những bài đặc sắc sẽ được đọc lên cho học sinh nghe, thỉnh thoảng thầy giáo cònđặt ra những giải thưởng cho cuộc bình văn thêm sôi nổi, hứng thú. Thông thường, những buổibìnhvăn sẽđược định vào ngày cuốitháng. Học sinh nào tốt giọng sẽđược cử ra để đọc những đoạn văn hay hoặc những bài xuất sắc. 1.7. Chế độ khoa cử 1.7.1. Quan niệm về thi cử – Coi thi cử và tiến cử là hai biện pháp quan trọng nhất để để phát hiện nhân tài cho đất nước. – Vua Lê Thái Tông năm 1434 “muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi cử là hàng đầu”. – Để lựa chọnđược hiền tài thì yêu cầu cơ bản nhất của việc thi cử là phải nghiêm túc, công minh, ngăn chặn được kẻ gian. 1.7.2. Các loại hình thi cử Có 3 loại hình thi cử: – Thi văn: tuyển chọnquan cai trị và giáo dục, truyền bá tư tưởng của chế độ cai trị đến nhân dân. – Thi võ: tuyển chọn tướng lĩnh phục vụ cho quân độ, bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm. – Thi lại viên: tuyển chọn lại điển các loại để giúp việc cho các quan. Riêng thi văn được chia thành 3 loại: Thi Hương. Thi Hội, Thi Đình. 1.7.2.1. Thihương Kì thi do các địa phương tồ chức.
  • 16. Hương, các thí sinh phải trải qua kì thi khảo hạch, đậu khảo hạch được gọi là cống sĩ và mới được thi hương. Thí sinh dự thi Hương phải trải qua bốn trường và đậu kỳ trước mới được thi kỳ sau: – Kì thứ nhất thi kinh nghĩa: giải thích những câu trong kinh truyện (tứ thư và ngũ kinh). – Kì thứ hai thi thơ, phú, đòihỏi thí sinh phải nắm rõ niêm luật và các thể thơ, phú. – Kì thứ ba thi chế, chiếu, biểu. – Kì thứ tư thi một bài văn sách. 1.7.2.2. Thi hội Do bộ Lễ của triều đình tổ chức. Sau khi thí sinh đỗ kỳ thi Hương thì năm sau mới được dự thi kỳ thi Hội. Theo quy định thi Hội cũng trải qua bốn kì như thi Hương: – Kỳ I: kinh nghĩa, thư nghĩa; – Kỳ II: chiếu, chế, biểu; – Kỳ III: thơ phú; – Kỳ IV: văn sách. Kết thúc thi Hội chưa có học vị mà phải chờ thi Đình mới quyết định. Người đỗ đầu thi Hội gọi là Hội Nguyên. 1.7.2.3. Thiđình Là một khóa thi cử cao cấp nhất, để tuyển chọn người có tài, học rộng. Người thi đỗ được cấp bằng và có thể nhờ đó mà được vào làm quan chức trong triều chính. Sau khi thí sinh đỗ kỳ thi Hội thì mới được dự thi kỳ thi Đình. Được tổ chức trong sân điện của nhà vua. Đề thi thường do nhà vua ra và hỏi về việc dùng người, những biện pháp làm ích nước, lợi dân.
  • 17. thi Đình:  Đệ nhất giáp tiến sĩ:Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa.  Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân.  Đệ tam giáp tiến sĩ đồng xuất thân. 1.8. Quy địnhthi cử 1.8.1. Hạnhkiểm người đi thi: Các triều Lê sơ rất coitrọng việc tổ chức các kì thi để tuyển chọn nhân tài ra làm quan. Muốn được dự thi phải có hạnh kiểm tốt. Năm 1462, Lê Thánh Tông đặt ra lệnh “Bảo kết hương thí” và “Cung khai tam đại”. Quy định yêu cầu các sĩ tử muốn tham dự các kì thi phải có sự đảm bảo và cam kết của các quan lại địa phương về tư cáchthí sinh. Đồng thời mỗi thí sinh phải có bản khai lý lịch ba đời. Nếu là con cháu của những người mang tiếng xấu (bất hiếu, bất mục, lọan luân, điêu toa…) hay con cái những người làm nghề hát xướng thì không được đi thi. Con em những người nghịch đãng, ngụy quan đều bị loại. 1.8.2. Quytrường Quy định khi vào trường thi:  Thí sinh không được mang tài liệu vào phòng thi.  Không được tẩy xoá lung tung trong bài làm.  Ngoài ra phải tránh phạm những lỗi sau: trọng húy, khinh húy, khiếm trang, khiếm đài… Những ai vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. 1.8.3. Hộiđồng thi Hội đồng coithi và chấm thi bao gồm các quan lại:  Đề điệu : chánh chủ khảo  Giám thị : Phó chủ khảo  Thu quyển : thu nhận quyển thi của thí sinh  Di phong : làm nhiệm vụ “ rọc phách”
  • 18. : chép lại từng bài văn của thí sinh sang một quyển khác để giám khảo chấm  Đối độc : đọc lại bài đăng lục, đối chiếu với bài làm của thí sinh cho chính xác 1.9. Ân điển Ân điển hay còn gọi là trao thưởng, được nhà vua trao tặng cho những người có thành tích xuất sắc. Thường thì trong ngày này sẽ có các phần như sau: Treo Bảng Vàng Lễ Xướng Danh Lễ ban áo mũ Dựng bia Tiến Sĩ Các tân khoa dự yến tiệc Ngoài ra, vua cho các học trò thi đỗ trong khảo thí, có đạo đức tốt được giảm một nữa số thuế và tha lao dịch. Đốivới các quan lại cấp thấp ở nha môn, theo định kì 3 năm, 6 năm, 9 năm, nếu ai đỗ 3 đợikhảo xét thì được thăng chức. 1.10. Tiểu Kết Giáo dục thời Lê sơ khá chú trọng tới việc đào tạo nhân tài cho đất nước. Điều này được thể hiện ở việc những người thuộc hạng ưu tú sẽ được tuyển chọn trong dân, triều đình không cấm con em thường dân đi học như thời Lý, nhà Trần. Văn miếu quốc tử giám được mở rộng, Bí thư khố được xây dựng nó là kho lưu trữ sáchvà khu nhà ở tập thể cho các giám sinh lưu trứ từ nơi xa đến. Phải nói rằng, thời nhà Lê sơ là đỉnh cao củagiáo dục của thời phongkiến. 1.10.1.Thành tựu và hạn chế của nền giáo dụcthời lê sơ 1.10.1.1.Thành tựu
  • 19. được xem là giai đoạn mà nền giáo dục khoa cử đã hòan thiện về nội dung lẫn hình thức. Là đánh dấu sự kết thúc của quá trình tiếp thu các khuynh hướng giáo dục bên ngoài sau khi đã vượt ra khỏi cái bóng của Nho, Phật, Lão để dựng nên một cộtmốc mới trong lĩnh vực tri thức. Hệ thống trường lớp được mở rộng, tương đốiđa dạng, đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập. Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Quy chế học hành thi cử được thắt chặt, chất lượng từ đó được nâng cao, nhân tài được quan tâm bồi dưỡng, có điều kiện được phát triển. Việc công khai các quy định, thể lệ trong việc tổ chức thi cử và tuyển bổ quan lại tạo điều kiện cho giới nho sĩ cả nước không phân biệt giàu nghèo đều được quyền tham gia ứng thí. Người học ở trường công hay trường tư, ở Trung ương hay địa phương đều bình đẳng, có cơ hội đem hết tài trí của mình ra để thi thố. Từ đó tạo ra môi trường công bằng, khách quan để mọi người phấn đấu. Con em tầng lớp bình dân lương thiện nếu có chí, có tài đều có hy vọng lập được công danh sự nghiệp mà trước đó chỉ có thể dành riêng cho tầng lớp quí tộc. Tổ chức thi cử nghiêm túc, hạn chế được gian lận. Quy chế tuyển chọn ở địa phương chặt chẽ hơn, góp phần ổn định trật tự xã hội, vì nhờ đó mà loại bỏ đi những thành phần yếu kém, chắc lọc được những nhân tài thực sự. Vua trực tiếp ngự điện, tự tay ra đề thi văn sách cho các sĩ tử, thường hỏi về “đạo trị nước”, “cáchsử dụng nho sĩ”. Đề thi ra thiết thực, gắn liền với thực tiễn dựng nước, trị dân. Các sĩ tử thì được tự do nêu lên những tư tưởng, bộc bạch và trình bày thoải mái những vấn đề lớn của đất nước. Nhà vua từ đó mà trau dồi, lĩnh ngộ được nhiều gợi ý hay cho việc trị quốc, bình thiên hạ. Có thể nói rằng, nền giáo dục, khoa cử thời Lê sơ đã được định hình và phát triển rực rỡ từ năm 1442 đến năm 1526. Trong thời gian đó, tổ chức được 26 kỳ thi, tuyển được 998 tiến sĩ. Đó là những con người tài giỏi và một số
  • 20. sĩ này là những nhân tài kiệt xuất (Nguyễn Trực, Thân Nhân Trung, Quách Đình Bảo, Đỗ Nhuận), góp phần làm rạng rỡ lịch sử và văn hóa Việt Nam. Chính họ là những người trao truyền, giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa tinh thần của cha ông để lại và biến chúng trở thành bất tử. Những tiến sĩ ấy là sản phẩm của một thời thịnh trị và phát triển đến đỉnh cao của nền văn hóa, giáo dục dân tộc. Mục tiêu giáo dục đã đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh. Quan tâm đến rèn luyện thái độ và kỹ năng của người học. Thôngqua việc dạy học trong sách vở, trao truyền giữa các thế hệ, học ở đời kết hợp với học qua thầy, qua bạn mà nền giáo dục khoa cửthời Lê sơ đã hướng con người đến chữ Nhân, đưa con người về chữ Hiếu, dẫn con người tới chữ Trung và khuyên răn con người sống có chữ Nghĩa. Đó là những giá trị tinh thần vô giá và bất biến. Nền giáo dục thời Lê sơ coi trọng việc giáo dục đạo đức con người, rèn luyện con người cách sống hướng thiện, chính trực, thẳng thắn, công minh, thanh cao, trong sạch dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Tinh thần nhân văn và nhân đạo trong nền giáo dục đó đã tạo nên lòng tin vào một cuộc sốngtươi đẹp hơn, góp phần điều chỉnh hành vi con người, cung cấp những chuẩn mực để họ có khả năng nhận thức chân lý. 1.10.1.2. Hạn chế Quá coitrọng việc làm quan, làm chính sự, coi đó là thước đo thành công của người đi học và kết quả đào tạo của nhà trường. Từ đó tạo điều kiện cho tâm lí chuộng bằng cấp, địa vị xã hội, là những mặt trái của giáo dục – khoa cử, có cơ hội phát triển. Chế độ học hành khoa cử thời kì này là coimục đíchcủa việc học cốt để đi thi, chứ không phải học do nhu cầu muốn được trang bị tri thức, nên tinh thần giáo dục bao trùm là cử tử, nghĩa là ra sức học theo đúng phép tắc, đúng
  • 21. sao thi đỗ, tạo nên tình trạng học hành thụ động, máy móc, thủ tiêu sáng tạo cá nhân. Nội dung dạy đi xa thực tế, không có khả năng áp dụng, học để biết chứ không học để làm. Mặc dù lý tưởng của người nho sinh là phải trở thành bậc chínhnhân quân tử, và biểu hiện cao nhất của lý tưởng này là hành đạo cứu đời, kinh bang tế thế. Tuy nhiên, cái tri thức do học được với cái yêu cầu của thực tế là khoảng cách một trời một vực. Thành ra, việc tự tu dưỡng, mở mang học vấn, tri thức là một việc làm suốt đời. Số người này bao giờ cũng ít ỏi. Cònlại đa phần là những người ở mức trung bình, đi ra cuộc đời quá lắm chỉ biết làm nghề dạy học, hoặc bốc thuốc, hoặc bói toán để mưu sinh (trên cơ sở của các tri thức nho, y, lý, số đã được trau dồi), chứ không áp dụng vào việc sản xuất, phát minh để làm lợi cho đời sống. Cái sở học của họ tuy cũng thu hoạch khá nhiều kiến thức, songcái học đó cốtđể biết, chứkhông đem ra thực hành được, tức là không để làm. Đề cao giáo dục đạo đức, lễ nghĩa nhưng ứng dụng một cách máy móc, không linh động. Nội dung dạy học thiên về giáo dục tri thức đạo đức, mà chưa chú trọng nhiều đến các tri thức khoa học khác cũng như thực tiễn của đất nước. Ngoài ra nội dung còn phụ thuộc quá nhiều vào kinh điển Nho giáo và Bắc sử. Tài liệu học tập dường như không đề cập đến chữ Quốc ngữ (chữ Nôm), nhằm phát triển tư duy dân tộc. Lối học nhồinhét, rập khuôn, trọng từ chương, cáchtruyền đạt cổ hủ, thiếu tính sáng tạo dẫn đến không phát huy được tính năng độngvà chủ độngcủa học sinh. Phương pháp học duy chỉ có cách học thuộc lòng, cách học này trước hết là học thuộc chữ, sau đó giải thíchnhững chữ đó (rộng ra là văn bản) cũng phải theo cáchngười trước đã giải thích, tức là lấy Trung Hoa làm mẫu mực, không có cách giải thích khác theo cách hiểu cá nhân, nếu ai cố tình giải thích theo
  • 22. sẽ bịđánh trượt trong các kỳ thi chínhthức. Nó không chấp nhận sáng tạo. Chính vì vậy, trong lịch sử thi cử, có một số cá nhân vượt trội trong khi đi thi, do không chịu khuôn theo những điển mẫu có sẵn trong sách, cứ muốn trồi ra những ý tưởng xuất sắc của mình, nên đã bị đánh trượt. Nền giáo dục này đã vô tình đào tạo ra những con người thụ động, chỉ biết nghe theo, làm theo, những người giỏi bắt chước. Trường quy quá nghiêm ngặt, gây áp lực và tạo tâm lí không tốt cho học sinh, đã phần nào hạn chế khả năng của học sinh. Đối tượng được đi học, được tiếp cận hệ thống giáo dục chính thống của nhà nước cònhạn chế. Chỉ tập trung phát triển hệ thống giáo dục – khoa cửchủ yếu ở đô thị, hướng vào đào tạo con quan, con nhà khá giả là chủ yếu. Nền giáo dục thời Lê sơ luôn có sự phân biệt đẳng cấp, dễ tạo nên sự bất mãn. Vì quan điểm cực đoan, thiếu tinh thần khoan dung trong việc lựa chọn người học, người thi mà đã làm mất đi một lực lượng nhân tài đáng kể. 1.10.2. Bài học kinhnghiệm Luôn để cao vai trò của giáo dục trong nhận thức và hành động. Giáo dục tri thức phải đi đôivới giáo dục đạo đức. Luôn thay đổi và sáng tạo trong cách dạy sao cho phù hợp với thực tế xã hội và khả năng người học, nhằm khơi gợi tính chủ động của người học. Đẩy mạnh việc thực hiện thi cử nghiêm túc nhằm chọn được người thực tài. Tuy nhiên, hạn chế những quy định quá khắt khe, không cần thiết trong hoạt động dạy học cũng như thi cử để học sinh có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện. Khi nghiên cứu và đề ra những yêu cầu cho giáo dục phải gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể. Việc xác định mục tiêu giáo dục phải phù hợp với tình hình thực tế và kết hợp hài hòa lợi ích.
  • 23. dục phải kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, mang tính cập nhật. Có những chính sách đãi ngộ nhằm khuyến khích học tập. Xây dựng, đa dạng hóa các loại hình nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân. Tránh tình trạng phân biệt đẳng cấp, hướng đến nền giáo dục bình đẳng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động được sự đónggóp của toàn xã hội cho giáo dục. Đồngthời kịp thời pháthiện, ngăn chặn, xử lí các tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tíchtrong giáo dục. PHẦN 2: VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) 2. Văn học nghệ thuật 2.1. Khái quát Các thể loại văn học chính thời kỳ này gồm thơ, phú, chiếu, biểu, văn bia, truyện ký, cáo, chính luận. Lực lượng sáng tác thời Lê sơ khá hùng hậu và thành tựu sáng tác cũng rất lớn, để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sửvăn học thời phong kiến của Việt Nam. Nội dung văn học thời kỳ này khá phong phú, phản ánh đa dạng đời sống chính trị, xã hội, tinh thần. 2.2. Tácgia và tác phẩm tiêu biểu 2.2.1. Thờikỳ đầu Nguyễn Trãi được xem là tác gia quan trọng hàng đầu của văn học thời Lê sơ. Những tác phẩm được truyền tụng nhiều nhất của ông gồm có: Bình Ngô đại cáo: viết tháng 3 năm 1427, thuật lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - quá trình đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập cho nước Đại Việt. Tác phẩm này được coi là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 trong lịch sử Việt Nam.
  • 24. mệnh tập: Là tác phẩm văn xuôi do Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết trong màn trướng từ năm 1423 đến 1427, phần lớn là thư từ gửi cho tướng lĩnh nhà Minh trong thời gian chiến tranh và các biểu, dụ. Tổng số còn sưu tầm được đến nay là 69 bài. Ức Trai thi tập: tập thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, hiện cònlại 99 bài. Quốc âm thi tập: Tập thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi, hiện còn 254 bài. Đây là tập thơ Nôm cổ nhất và cũng là mốc đánh dấu bước phát triển của chữ Nôm thế kỷ 15. Nguyễn Mộng Tuân cũng là nhà văn nổi tiếng đương thời. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là Hạ thừa chỉ Ức Trai tân cư (Mừng nhà mới của quan thừa chỉ Ức Trai) và Chí Linh sơn phú (Phú núi Chí Linh) Lý Tử Tấn có tập thơ Chuyết Am, trong đó nổi tiếng nhất là Đề Ức Trai bích(đề thơ trên vách nhà Ức Trai). 2.2.2. Thờikỳ sau Sang nửa sau thời Lê sơ, dưới triều Lê Thánh Tông, văn học Đại Việt có bước phát triển mới. Chính vua Lê Thánh Tông là đại diện tiêu biểu nhất của giai đoạn này. Các tập thơ chữ Hán: Anh hoa hiếu trị (xướng hoạ với con các đại thần khi về thăm Lam Kinh), Chinh Tây kỷ hành (viết trên đường đánh Chiêm Thành năm 1471), Minh lương cẩm tú (xướng hoạ với các văn thần), Quỳnh uyển cửu ca (xướng hoạ với các văn nhân trong hội Tao Đàn), Xuân Vân thi tập (năm 1496), Châu cơ thắng thưởng, Văn minh cổ suý, Cổ kim cung từ thi tập Lam Sơn Lương thuỷ phú (bài phú miêu tả vẻ đẹp của núi Lam và sông Lương và công trạng của khởi nghĩa Lam Sơn) Thơ chữ Nôm: Hồng Đức quốc âm thi tập, và một số bài trong Lê triều danh nhân thi tập
  • 25. là nữ nhà thơ, mang bản sắc riêng, không khuôn sáo, gò ép, đẹp cả ý và lời, thường kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp cảnh vật với những chi tiết chân thực của đời sống và có cái nhìn nhân ái trước cuộc đời và con người. Có thể coi bà là nhà thơ nữ đầu tiên có đóng góp quan trọng đốivới sự phát triển của thơ ca Việt Nam. Thái Thuận là nhà thơ trữ tình, có tiếng thời Hồng Đức, tác phẩm được các học trò sưu tầm thành Lã Đường thi tập. Nguyễn Bảo để lại tập thơ Châu Khê tập, cũng do học trò sưu tầm sau khi ông mất. Vũ Quỳnh và Kiều Phú: hai nhà văn có công lớn trong việc sắp xếp hiệu chỉnh lại tác phẩm Lĩnh Nam chíchquái ra đời từ thời nhà Trần. Đặng Minh Khiêm để lại tập thơ vịnh sử Việt giám định sử thi - tập thơ vịnh sử lớn đầu tiên trong văn học Việt Nam. Ngoài các tác gia trên, còn những người có công lao sưu tầm, biên soạn các bộ thi tuyển như Phan Phu Tiên và Chu Xa kế tục nhau làm bộ thi tuyển sớm nhất ở Việt Nam gọi làViệt âm thi tập (thơ các em Trần - Hồ và đầu Lê sơ gồm hơn 700 bài. Sau đó có Dương Đức Nhan soạn bộ Cổ kim chư gia tinh tuyển và Hoàng Đức Lương làm bộ Tríchdiễm thi tập. Như vậy, bên cạnh thơ văn chữ Hán ít nhiều nối tiếp tinh thần dânn tộc của thời Lý - Trần, văn học chữ Nôm đã giữ một vị trí quan trọng, không chỉ các nho sĩ, quan lại sáng tác thơ Nôm mà nhà vua cũng xem chữ Nôm là một phương tiện quan trọng thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình. Tinh thần dân tộc đó cũng biểu hiện cả trong việc sưu tập thơ văn xưa, một mong muốn khẳng định "Duy ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang". 2.2.3. Nguyễn TrãiVinh quangvà thảm kịch của một bậc thiên tài Chắc nhiều người trong chúng ta còn nhớ vào năm 1980, một hội nghị quốc tế lớn tập họp đông đảo các nhà Đông phương học và Việt Nam học của
  • 26. được tổ chức tại Hà Nội để kỷ niệm trọng thể 600 năm sinh Nguyễn Trãi (1390-1442). Toàn thể hội nghị rất phấn khởi khi được biết hai tổ chức văn hóa lớn là UNESCO và Hội Đồng Hòa Bình Thế Giới đã đồng thanh tuyên dương Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới, một vinh dự mà 15 năm trước đó (1965) giới văn hóa quốc tế cũng đã trao cho Nguyễn Du nhân kỷ niệm trọng thể 200 năm sinh của thi hào (1765-1820). Riêng về Nguyễn Trãi, có thể công nhận rằng 45 dòng dành cho thiên tài này trong Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, tập 3, N-S, (NXB Từ Điển Bách Khoa , Hà Nội, 2003, tr. 187) đã chứa đựng những thông tin và đánh giá xác đáng. Chúng ta biết ông đã sớm vào Lam Sơn cùng với chủ tướng Bình Định Vương Lê Lợi tham gia cuộc kháng chiến chống Minh - đặc biệt công lao ông rất lớn trong lãnh vực ngoại giao. Về tài ngoại giao tuyệt trần của Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn ở cuối thế kỷ 18 đã đánh giá : "Nguyễn Trãi viết văn, thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời đại ", còn Phan huy Chú ở đầu thế kỷ 19 thì khẳng định "Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi có sức mạnh của 10 vạn quân". Là một thiên tài văn hóa, Nguyễn Trãi đã viết rất nhiều và rất hay từ hơn 350 bài thơ vừa Nôm vừa Hán cho tới các kiệt tác Đại Cáo Bình Ngô và Dư Địa Chí ... Sau kháng chiến thắng lợi, ông được coi là đệ nhất công thần, được liệt vào hàng đại phu, giữ nhiều chức vụ lớn đầu triều, nhưng lại bị nhiều gian thần ganh ghét, dèm pha nên đã cáo quan về Côn Sơn ẩn dật giữa suối rừng. Năm 1439, Lê Thái Tông triệu ông trở lại triều đình để cùng chăm lo việc nước. Ba năm sau (1442), thảm kịch sảy ra. Ông có người vợ thứ ba xinh đẹp và hay chữ là Nguyễn Thị Lộ. Chẳng may Lê Thái Tông đã chết đột ngột tại Lệ Chi viên (vườn vải) khi bà Lộ đang có mặt bên vua . Thế là những kẻ thù trong triều đình đã ghép cả đại gia đình ông vào hình phạt tru di ba họ (họ cha, họ mẹ, và họ vợ). Một nỗi oan tày trời !
  • 27. năm sau (1465), Nguyễn Trãi mới được Lê Thánh Tông trịnh trọng minh oan. 2.3. Kiến trúc 2.3.1. Kiến trúc cung đình Trong 20 năm bị giặc minh thống trị, kinh thành Thăng Long bị tàn phá nặng nề. Sau khi lên ngôi Lê Lợi đả cho xây dựng lại kinh thành cho xứng đáng với tầm vóc của một nhà nước phong kiến hùng mạnh. Năm 1430 thành Thăng Long xưa được đổi tên là thành Đông Kinh để tương ứng với khu cung điện ở Lam Sơn (Thanh Hoá) thành Đông Kinh nay còn lại rất ít dấu vết. Trên đất Hà Nội còn giữ lại được bốn thành bậc cửa điện Kính Thiên, thành bậc cửa đàn Nam Giao và một số di vật khác ở khu Lam Kinh (Thanh Hoá) Điện Kính Thiên là công trình chính trong thành Đông Kinh thời Lê đây là nơi coi trầu bàn việc nước. Ngày nay căn cứ trên kích thước thành bậc cửa còn lai giúp chúng ta hình dung ra quy mô của điện cung như của kinh thành xưa. Thành bậc cửa điện Kính Thiên có chiều cao 13,7m chiều rộng 4,45m và chiều cao 2,1m. Đây là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc bằng đá của thời Lê Sơ có niên đại xác định năm 1467. Ngoài ra còn có cung điện Lam Kinh - là nơi tụ họp sinh sống của họ hàng thân thích nhà vua giống như phủ Thiên Trường thời Trần. Theo sửsáchđể lại, điện Lam Kinh có kíchthước 315x256(m), được xây dựng theo đồ án gần như một hình chữ nhật. Bởi vì cạnh phía sau của điện lại được tạo bởi một đường cong. Toàn bộ điện lam kinh gồm ba lớp nền cao dần trên triền đồi. Lớp nền thứ nhất gồm cổng ngoài, hồ. Cổng trong và sân điện. Cổng trong có mặt bằng hình vuông cạnh 15m. Điện chính nằm ở lớp nền thứ hai gồm có ba ngôi nhà bố cục theo kiểu chữ công. Lớp nền thứ ba cònlại dấu vết của chínnền nhỏ xếp theo hình vòng cung ôm lấy điện Lam Kinh. Phía sau cũng còn thấy dấu vết của giếng nước. Qua sử sách ta cònđược biết, ngoài các công trình kể trên , còn có các công trình kiến trúc như Thái Miếu, Nhà ở của các quan....
  • 28. trúc tôn giáo Kiến trúc chùa tháp: do phậtgiáo bị hạn chế nên các chùa mới không được dựng thêm nhiều, nhưng việc trùng tu các chùa củ vẩn được duy trì. Năm 1434, chùa Bảo Thiên nổi tiếng từ thời Lý, Trần được xây dựng lại. Một số côngtrình khác như chùa Thanh Đàm, Chiêu Đô, Minh Độ, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) được tu sửa mở rộng. Chùa Thầy được sửa lại năm 1499.... Trong các làng xã, dân làng cũng góp tiền đểtu bổ chùa, phật điện củalàng mình như chùa Bối Khê, chùa Quang Kháng, Minh Khánh (1515).... Chùa Keo ở huyện Vũ Thủ, Thái Bình là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc phật giáo. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lí. Sau đó được tu sửa lớn vào đầu thế kỷ XVII. Toànbộ khu chùa gồm 154 gian (hiện còn 128 gian). Có tường bao quanh bốn phía. Bên trong là các công trình kiến trúc nối tiếp nhau trên đường trục: Tam Quan Nội- Khu Tam Bảo thờ phật, khu điện thờ thánh,cuối cùng là gác chuông. Những công trình này có độ gấp mái liên tiếp với độ cao tăng dầnvà cao nhất là gác chuông bốn tầng cao 12 m. Gác chuông Chùa Keo là một công trình kiến trúc bằng gỗ tiêu biểu, có cách lắp ráp, kết cấu vưà chính xác, vừa đẹp về hình dáng, xứng đáng là công trình kiến trúc nổi tiếng của nền nghệ thuật cổ Việt Nam. Kiến trúc đền miếu để phục vụ cho nhu cầu thờ thần, thánh và các anh hùng dân tộc, nhà Lê đã ban hành sắc lệnh duy trì đền miếu thờ xâydựng từ các thời kỳ truớc. Ngoài ra nhà Lê còncho xây dựng đềnmiếu nhiều nơi trong nước. Từ đền miếu thờ, những người có công với đất nước như Ngô Quyền, Phùng Hưng, Trần Hưng Đạo.... Cho đến những tấm gương trung quân ái quốc, các anh hùng liệt nữ cũng được xây dựng miếu thờ cúng. Đến thời Lê Sơ, Nho giáo đã thắng thế. Vì vậy bên cạnh việc tu sửa, trùng tu các công trình kiến trúc phật giáo,các đền miếu thờ, kiến trúc nho giáo cũng được chú ý xây dựng. Miếu thờ Khổng Tử và học trò giỏi của ông được xây
  • 29. Long ở thời Lí nay cũng được mở mang vào những năm 1483, 1484, 1511. Các điện sáng nho, hai nhà bia.... Được xây dựng hoặc làm mới vào thời Lê Sơ. Tượng phật Bà Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay(chùa bút tháp ở Bắc Ninh) bằng gỗ, được tạc vào năm 1656 là pho tượng đẹp nhất trong số các pho tượng quan âm cổ ở Việt Nam. Đây là tượng đức phật với 42 tay lớn và 952 tay nhỏ toạ lạc trên toà sen cao 2m(cả bệ cao 3,7m).Tượng đá được các nghệ nhân xưa thể hiện bằng nghệ thuật điêu luyện, kỷ thuật tinh sảo diển tả vẽ đẹp tự nhiên, hài hoà thuận mắt. Tượng thể hiện tư thế thiền định các cánh tay đưa lên trông như đoá sen đang nở. Vòng ngoài là những tay nhỏ(trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt) tạo thành vòng hào quang toả sáng xung quanh pho tượng. Toàn bộ tượng là một thể thống nhất trong cách diễn tả đường nét và hình khối khiên cho tác phẩm tránh được sự đơn điệu của phần lớn các pho tuợng phật. Đến ngày nay, các công trình kiến trúc thời Lê như Văn Miếu cũng đã được sửa chữa nhiều lần bởi vây mà quy mô vá cấu trúc mặt bằng cũng được thay đồi. Phần lớn các công trình văn miếu ta thấy ở ngày nay được làm cuối thế kỷ XVIII và thời Nguyễn gần đây nhất, năm 2000, nhà nước đã cho tu sửa và làm lại nhà thái học trong khu văn miếu- Quốc Tử Giám với mục đích tìm lại vẻ đẹp hoàn thiện cho một khu di tích lịch sử nghệ thuật của Thăng Long ngàn năm văn hiến và khơi dậy truyền thống hiếu hoc của dân tộc. 2.3.3. Kiến trúc lăng mộ Các lăng mộ thời Lê sơ tập trung ở Lam Sơn . Đây vừa là quê hương của nhà Lê vừa là nơi dấy cờ khởi nghĩa lớn, ở đây có sáu ngôi mộ cổ của các vua đầu triều lê như : Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông , Lê Nhân Tông , Lê Hiến Tông , Lê Túc Túc . Ngoài ra còncó mộ của các bà Hoàng Hậu và công chúa thời Lê như mộ bà Ngô Thị Ngọc Giao, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, công chúa Thụy Hoa.... nhưng có lẽ lăng lớn nhất ở khu Lam Kinh là lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng).
  • 30. Tổ được xây dựng đầu tiên và cũng là tiêu biểu cho kiến trúc lăng mộ thời Lê, lăng có kíchthước 24x24,7m. Đồng thời đây cũng là lăng mộ lớn nhất trong số các lăng mộ ở Lam Kinh. đến thời Lê Sơ, lăng cũng còn rất đơn giản, quan trọng nhất là ngôi mộ đất có xây bỏ móng xung quanh. Dọc trên con đường dẫn vào mộ được sắp xếp hai dãy tượng đối xứng qua trục thần đạo. kể từ trong ra ngoài, các tượng được đặt theo thứ tự: quan hầu, lân, tê giác, ngựa và hổ ở ngoài cùng. Phía bên phải lăng có nhà bia Vĩnh Lăng. Công trình này được tu sửa năm 1960 theo cáchkiến trúc cũ, đến nay vẩn còn nguyên vẹn nhà bia không tường bao quanh chủ yếu là kết cấu các hàng cộtchịu lực, đến mái. Toàn bộ nhà bia không xây tường bao quanh, chủ yếu là kết cấu các hàng cộtchịu lực, đổ mái. Toàn bộ nhà bia có bố cục mặt bằng hình vuông, mổi cạnh 8,75m. Đây là một phần đáng kể trong kiến trúc lăng Lê Thái Tổ. Các lăng khác ở Lam Kinh đều có cấu trúc tương tự. Tuy nhiên đến nay hầu như các công trình lăng mộ không cònngưyên vẹn, tượng đá cái thì vỡ, cái thì bị di chuyển nên không còn giữ lại được nhiều dấu vết xưa. Phần lớn các lăng khi xây dựng đều có tường bao bọc trừ lăng Lê Hiến Tông. Ngoài khu Lam Kinh, ở một số nơi khác cũng có lăng mô. Nhưng các lăng mộ này cũng có hiện trạng giống như lăng mộ ở Lam Sơn. Dấu tích của kiến trúc xưa hầu như không có gì đáng kể. Nhìn chung các lăng mộ thời Lê Sơ đã được chú ý xây dưng và quy tụ về một nơi. Tuy vậy phần lớn các lăng đều đều có kíchthước nhỏ hơn so với thời trần và các thời sau. Về kiểu dáng cũng chưa có gì đặc biệt. Thành phần cấu trúc chỉ bao gồm:mộ, tượng trang trí, nhà bia. Thực sự các công trình này chỉ là nơi đặt mộ của vua hoặc hoàng hậu theo đúng tinh thần của tiến ngưỡng thờ phụng tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Lăng mộ của các vua đại việt ta thuở ấy không mang ý nghĩa thể hiện uy quyền của thiên tử như quan niệm của một số dân tộc khác ở phương tây và trên toàn thế giới. 2.4. Điêu khắc 2.4.1 .Điêu khắc lăng mộ
  • 31. thời Lê Sơ thường trang trí bằng 10 pho tượng chia làm 5 đôi gồm: người, lân, tê giác, ngựa, hổ....ở một số lăng muộn hơn có sự thay0 đổi nhỏ:tượng voi thay cho tương hổ ,còncác tượng khác vẫn giữ nguyên . Những pho tượng này đều nhỏ. Kích thước trung bình là 1,1 m đối với tượng người và 0,60m với tượng thú. Một đặc điểm nổi bật, dễ dàng nhận thấy là các pho tượng lăng mộ thời Lê Sơ có sự sắp xếp, bố cục và kích thước đều nhau ở các lăng mộ, bắt đẩu từ lăng Lê Lợi. Vì vậy bố cục mặt bằng,số lượng và thể loại tượng ở lăng Lê Lợi trở thành mẫu mực. Các lăng thời kì sau cứtheo thế mà làm và cũng không thể thay đổihoặc vượt qua hình mẫu, kíchthước của Vĩnh Lăng. Điều này phần nào bộc lộ tính khuôn thước, mẫu mực theo tinh thần nho giáo. Các lăng đều nhỏ, do đó, tượng đặt ở lăng cũng không được quá lớn. Quy mô của kiến trúc sẽ quy định quy mô, kích thước cho tác phẩm điêu khắc. Với những pho tượng nhỏ bé như vậy, cách thể hiện cũng đơn giản, biểu hiện ở cách tạo dáng, khối, đường nét. Tỉ lệ giữa các phần chi tiết cũng chưa thật chính xác. Tuy vậy giữa tượng nọ với tượng kia có sự thay đổi để làm rõ đặc điểm của từng hình tượng. Tất cả đều được tạo ra từ một khối đá. Hoa văn trang trí trên tượng ít. Từ cách tạo hình đến đường nét trên các pho tượng phần nào bộc lộ tính dân gian. Tính chất Nho giáo có thể biểu hiện ở nội dung, ở cách chọn lựa các hình tượng, cách sắp xếp đôí xứng qua thần đạo Nhưng em của các pho tượng đó lại chính là những người thợ xuất thân từ nông dân hoăc những người lao động bình thường. Vì vậy khi làm ra các tác phẩm này họ vẫn bị chi phối bởi những quan điểm, thị hiếu thẩm mĩ dân gian. Tuy vậy tính chất này có thể thay đổi ở từng lăng, từng thời gian khác nhau. Nếu xét trên tổng thể 100 năm tồn tại của nhà Lê, phong cách có sự chuyển biến, thay đổi theo một quy luật nhất định. Thời kì đầu, điêu khắc của Lê Sơ vẫn là sự kế thừa những nét tinh hoa của mĩ thuật Lý, Trần. Điều này thể hiện rõ trong điêu khắc ở lăng Lê Thái Tổ. Lăng Lê Thái Tông làm năm 1442 và
  • 32. khắc ở lăng này biểu hiện sự chuyển tiếp từ Lý, Trần sang Lê tuy chưa rõ nét. Có thể nói, phong cách điêu khắc Lê Sơ đã thể hiện rõ bắt đầu từ thời Lê Thánh Tông Đây cũng chính là thời kì phát triển cực thịnh của phong kiến Lê Sơ. Có lẽ vì thế mà các tác phẩm thời kì này được thể hiện với phong cách hoa mĩ, nuột nà,cầu kì hơn nhiều điêu khắc thời trước đó. Tính dân gian giảm dần, ngược lại tính chính thống thể hiện rõ hơn trong tác phẳm. Mặc dù vậy, thời gian trôi qua, điêu khắc Lê Sơ đã để lại một phong cáchriêng biệt thể hiện trên các tác phẩm còn lại đến ngày nay.phong cách đó tạo mạch nối liền quá trình phát triển của mĩ thuật dân tộc. Giá trị của nó chính là được thừa kế và phát triển trên truyền thống và cơ sở dân gian hình thành từ các các thời kì trước. Đó là sự mềm mại, tinh tế trong đường nét, chặt chẽ, khái quát và mang tính biểu tượng, tượng trưng cao trong bố cục các hình tượng nghệ thuật của các tác phẩm điêu khắc. Một trong những tác phẩm điển hình là bia Vĩnh Lăng. Đây là một tấm bia đá tương đối lớn, còn nguyên vẹn. Bia được đặt trên lưng một tượng rùa có kích thước tương đương. Bia Vĩnh Lăng cao 2,80m, rộng 1,92m và dày 0,27m. Trong khi đó tượng rùa cao 0,80m, dài 3,58m và rộng 1,94m. Điều đáng chú ý là các em thời Lê Sơ đã ghép được bia vào tượng rùa bằng một kĩ thuật đặc biệt. Vì vậy suốtbao nhiêu năm tồn tại, bia lăng mộ vẫn được gắn vững chãi với bệ rùa trông như tác phẩm bia và thần rùa được tạo ra từ một khối đá lớn. Trang trí trên bia Vĩnh Lăng vẫn được làm theo truyền thống xưa. Viền bia đươc trang trí bằng hình tượng con rồng bố cục trong nửa lá đề nối tiếp nhau giống như thời Lý. Vũ cơ bản hình tượng rồng trên bia Lăng Vĩnh có nhiều đặc điểm giống rồng thời Lý, Trần. Cũng những khúc uốn thoăn thoắt, nhịp nhàng, cũng hình lá thiêng bốc lên như ngọn lửa.... Nhưng nếu đi vào chi tiết thật kĩ lưỡng cũng nhận thấy nhiều sự thay đổi. Ở đây không thấy cái đẹp về tỉ lệ như rồng Lý, các nét uốn cũng không tinh xảo, điêu luyện và thiếu sự đều đặn, uyển chuyển. Tuy vậy những hình tượng đó vẫn giữ được nét cơ bản về tinh thần của rồng Lý và Trần. Hay nói cách
  • 33. vẫn là một mô típ, một hoa văn trang trí được tạo bởi trí tưọng tượng phong phú và đậm chất triết lý của cha ông ta. Trên trán bia Vĩnh Lăng ta bắt gặp mô típ rồng chầu rồng. Đây là một mô típ quen thụôc của thời Lê Sơ thể hiện một đặc điểm về đề tài trang trí giữa trán bia là một hình vuông, trong là hình tròn và trung tâm là con rồng được sắp xếp bố cục cân đối, chặt chẽ. ở đây ta gặp một số khái niệm: vuông, tròn và conrồng. Liệu các em làm nghệ thuật điêu khắc này đã suy nghĩ gì khi tạo ra một mô típ trang trí đẹp và mang nhiều ý nghĩa như hình trên. Vuông, tròn ở đây liệu có phải giống như quan niệm của dân tộc ta về trời đất, vũ trụ. Và trung tâm của trời đất, vũ trụ ấy chính là ông vua đươc biểu hiện qua hình tượng conrồng. Hình tượng conrồng ở đây đã có cách tạo hình khách với thời Lý, Trần: Từ khúc uốn văn vỏ đỗ, đến các chi tiết như vây, sừng, chân, móng.... tất cả tạo nên sự uy nghiêm, bề thế cho hình tượng rồng. Hình vuông, hình tròn và con rồng được "đặt" trên nền của hoa văn mây hình nấm linh chi, sắp xếp cân đối và thoáng, hoạt ở các góc. Các bia ở lăng Lê Thánh Tông (1498), lăng bà hoàng Ngô Thị Ngọc Giao và lăng Lê Hiến Tông (1505) không còn vẻ đẹp chân thực, sống động và thoáng đạt như bia Vĩnh Lăng nữa. Thay vào đó là sự dày đặc, cầu kỳ về đường nét và cáchtạo hình. Đường nét thì sắc nhọn, dứt khoát. Bố cục thì cầu kì, rối mắt, cái đẹp có vẻ trau chuốt, tỉ mỉ. Trên toàn bộ trán và diềm bia đươc trang trí bằng hình tượng rồng. Từ thời Lê Thánh Tông, con rồng được thể hiện mang đặc điểm của rồng thời Lê Sơ. Có thể nói nó đã thoát ra khỏi hình dáng, cách biểu hiện của rồng thời Lý, Trần và xứng đáng tiêu biểu, bôc lộ rõ đặc điểm phong cách rồng thời Lê Sơ. Đó là vẻ đẹp sống động, tự nhiên, hiện thực, khoẻ mạnh và dữ tợn hơn. Đến đây con rồng đã trở thành một biểu tượng văn hoá, tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền của vua. Vì vậy có thể nói điều này phần nào do ảnh hưởng của tư tưởng Nho Giáo. Những đường nét mềm mại, cân đối được thay bằng những đường nét sắc, nhọn, mạnh mẽ. Ngoài mô típ rồng chầu rồng, ta còngặp nhiều mô típ rồng chầu khác như rồng chầu chữ phật, rồng chầu mặt trời, rồng chầu lá đề.... tuy vậy, những mô típ trang trí kể trên không có trên
  • 34. ở lăng mộ, mà chủ yếu là trên bia ở chùa, các tiến sĩ ở Văn Miếu lại không trang trí hình rồng mà chỉ co hìnhmặt trời, mây, hoa lá và sóngnước . Ngay cả kích thước các bia ở Văn Miếu cũng nhỏ hơn lăng các vua và hoàng hậu. Như vậy ta thấy có một sự quy định rõ ràng của hình tượng rồng trong thời kì Lê Sơ. Từ sự quy định này cho thấy sự phân chia đẳng cấp theo tinh thần Nho giáo được thể hiện khá rõ ràng trong nghệ thuật. Hình tượng con rồng không chỉ là một hình tượng được tạo ra do trí tưởng tương phong phú, bay bổngcủa cha ông ta về môt con vật thiêng nữa. Nó đã thực sự tượng trưng cho vương quyền mà không dành cho những nơi dân dã bình thường. Kể cả ở Văn Miếu, nơi thờ Khổng Tử cũng không vi phạm quy định này. Ngoài hoa văn hình rồng tiêu biểu, trong chạm khắc thời Lê Sơ còn có môt số đề tài khác như: Hoa văn hoa thị bốnmùa, sóngnước, mây, hình nấm linh chi, hoa sen....tất cả đều được thể hiện khác với các hoa văn cùng loại của thời kì Lý, Trần. Biểu hiện đó là hoa văn sóngnước. Hoa văn sóng nước thường được chạm ở diềm, chân bia. Ở bia Vĩnh Long vẫn là sóng nước hình núi nhưng cao hơn và nhiều đường song song hơn. Ở mặt bên bia ở lăng bà hoàng Ngô Thị Ngọc Giao lại là sang nước trường và sang bạc đầu. Phía sau lại trồi cao như ba ngọn núi, phía trên là hoa văn mây bay thành dải. Đây là hình thức sóng nước đặc biệt của thời Lê Sơ 2.4.2. Chạmkhắctrang trí Chạm khắc trang trí thời Lê rất tinh xảo. Các thành bậc bằng đá, bia đá đều được chạm khắc Cảnh sinh hoạt của nhân dân như các cảnh đấu vật, đánh cờ, trai gái vui đùa, chèo thuyền, uống ruợu.... được chạm khắc trên gỗ ở các đình làng. Các dòng tranh khắc gỗ Đông Hồ, Hàng Trổ nga đời đã tạo ra những bức tranh dân gian đặc sắc,trở thành tài san quý giá trong kho tàng nghệ thuật dân tộc. Thời Lê có nhiều bia đá được chạm khắc nổi, trang trí hình rồng bên cạnh các hoạ tiêt sóng, nước, hoa, lá....
  • 35. Lê Thái Tổ, ở cảc hai mặt trên bán bia được chạm khác hàng chục hình rồng lớn nhỏ.Sự hiện hình rồng thời Lý-Trần đã đạt đến mức hoàn chỉnh. Nhìn chung, hình rồng trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam cho đến nửa đầu thời Lê vẫn là hình rồng có đặc điểm rất riêng. Còn ở nửa sau thời Lê, hình dáng của rồng mạnh mẽ gần như trở thành hình mẫu chủ yếu của nghệ thuât thời Lê. 2.4.3. NghệThuậtGốm. Đồ gốm thời Lê kế thừa tinh hoa của nghệ thuật gốm thời Lý-Trần nhưng có nét độc đáo mang đậm chất dân gian Gốm thời Lê vừa có nét trau chuốt khoẻ khoắn trong nét tạo dáng, vừa có các hoạ tiết được thể hiện theo phong cách hiện thực. 2.4.4. Tượng Rồng ởThành BậcCửa Điện Kinh Thiên. Đây là những tác phâm điêu khắc đá của thời Lê Sơ còn lại khá nguyên vẹn.Thành bậc cửa được chạm hinh tượng rồng bò xoài theo chín bậc cấp, đầu rồng nhô cao, các chi tiết trên đầu rồng được thể hiện rõ ràng: Bờm tóc mượt, mềm mại chảy về phíasau, kết hợp với các khúc uốn đều đặn tạo ra vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng rồng. Các hoa văn được diễn đạt với đường nét chạm điêu luyện, tinh tế. Hình được cách điệu cao với nhiều nét cong xoắn nhịp nhàng, cân đối, bố cục hình chặt chẽ, tỷ lệ giữa mảng đặc trống hợp lý tạo ra sự hài hoà về đậm nhạt. Xen lẫn hoa văn sóng nước, các nghệ nhân tạo hình Vịt cách điệu nhưng rất sống động và thể hiên rõ những đặc điêm của hình tượng. Cũng chủ đề, đề tài đó nhưng qua nét đục chạm, bàn tay tài hoa của người Việt Nam được chi đạo bởi ý thức dân tộc nên thẩm mỹ của người Việt vẫn được thể hiện rõ nét. Phong cách Lê Sơ có thể nói bắt đầu định hình rõ nét trên các tác phẩm của thời kì Lê Thánh Tông. Càng về cuối thời Lê Sơ phong cách đó cành bộc lộ sâu sắc.
  • 36. giống như các thời kì trước, tranh của thời kì Lê Sơ hầu như không còn giữ được đến ngày nay.Việc tìm hiểu nghệ thuật qua thơ, qua sử sách lưu truyền đã trơ nên quen thuộc khi nghiên cứu về hội hoạ thời phong kiến. Hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông đứng đầu đã tập hợp nhiều văn sĩ của thời Lê Sơ. Qua nhữnh bài thơ của họ trong "Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập" có thể chứng minh cho sự có mặt của nghệ thuật hội hoạ thời Lê Sơ bên cạnh các loại hình nghệ thuật khác. Nhiều bức tranh được "xem" qua như tranh vẽ hoa mai, hoa sen....cùng với thể loại tranh phong cảnh, thời Lê còn có nhiều tranh vẽ theo đề tài ca ngợi tình bạn ,tình người tri kỷ.đó là các tranh vẽ "Bá Nha Gẩy Đàn", "Chim Núi GọiNgười".... Đặc biệt thể loại tranh chân dung dã phát tiển từ các thế kỉ trước nay vẫn được chú trọng. Đó là tranh chân dung của những người nổi tiếng trung quân ái quốc. Đồng thời cũng là hình thức ban thưởng của vua đối với người mình yêu quý, mến mộ tài năng, đức độ. Bức tranh được nhắc đến nhiều hơn cả là tranh chân dung Nguyễn Trãi. Sau vụ án "Lệ Chi Viên" với hình thức "tru di tam tộc", Nguyễn Trãi được minh oan ở thời Hồng Đức.Vua Lê Thánh Tông sau khi minh oan cho ông, đã cho vẽ chân dung ông để lưu truyền lại đời sau, đây có lẽ là một bức chân dung vẽ theo lối tượng trưng, lí tưởng hoá và dựa trên cơ sở mô tả của những người biết về Nguyễn Trãi Các nhà nghiên cứu mĩ thuật còn đưa ra một chứng minh về hình vẽ của thời Lê Sơ. Đó là những hình vẽ trên đồ gốm của thời kỳ này. Có thể nói các hình vẽ này khá phong phú về thể loại và có bút pháp rất đặc biệt. Hình vẽ ở đây có thể là môt hình đơn lẻ, cũng có thể là một đồ án trang trí được bố cục chặt chẽ, đậm nhạt phong phú, đường nét sinh động.Thường là các dải hoa văn ngang, vòng quanh thân gốm. Thỉnh thoảng cũng có những tác phẩm gốm được trang trí chia thành các ô dọc. Mỗiô là một đồ án trang trí như liễn gốm có đồ án hoa sen dưới đây.
  • 37. ý ở đây là độ đậm nhạt thể hiện qua từng nét bút, xem hình vẽ ta có thể hình dung ra cách đặt nét bút bắt đầu từ đâu và kết thúc ở chỗ nào, căn cứ trên độ đậm nhạt của nét vẽ khi nghiên cứu các hình vẽ trên đồ gốm càng cho ta lòng tin về sự phát triển của hội hoạ thời Lê Sơ. Với tài năng sáng tạo thể hiện qua kiến thức điêu khắc đồ gốm cònlại đến ngày nay thì chúng ta tin rằng ông cha ta không thể không sáng tạo ra các tác phẩm tranh vẽ. Vì vậy cũng không thể đi sâu hơn vào loại hình nghệ thuật này. Trải qua 100 năm tồn tại lịch sử và mĩ thuật thời Lê Sơ có sự chuyển biến và phát triển theo một chiều hướng khác. Một mặt nó kế thừa những tinh hoa truyền thống trong mỹ thuật thời Lý –thời Trần. Mặt khác do sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội nên mỹ thuật Lê Sơ mang môt phong cách riêng biệt. Trong môt số tác phẩm từ thời Lê Thánh Tông về sau có nhiều ảnh hưởng của tinh thần Nho giáo. Tuy vậy phong cách nghê thuật Lê Sơ vẫn không xa rời với truyền thống dân tộc. Có thể vì tính chất chính thống Nho Giáo thể hiện ở nội dung, đề tài nhưng hình thức thể hiện vẫn mang nét chân thực, đơn giản, giàu chất sống động, hồn nhiên. Chúng ta có thể nói mỹ thuật Lê Sơ là một dấu gạch nối giữa nguồn mỹ cảm dân gian thời Trần với những thế kỉ sau, là tiền đê cho một thời đại huy hoàng của nghệ thuật dân gian Viêt Nam với những sáng tạo kì diệu. 2.6. Âm nhạc 2.6.1. Âm nhạccung đình Âm nhạc cung đình chỉ chính thức xuất hiện từ thời Lê Thái Tông. Giữa ý kiến của Nguyễn Trãi và Lương Đăng, vua Thái Tông chấp nhận ý kiến của Lương Đăng. Lương Đăng được lệnh thiết kế dàn nhạc khí để sửdụng trong những dịp lễ. Bộ nhạc khí cung đình được Lương Đăng thiết kế mô phỏng theo cách của nhà Minh, gồm có: - Trống cái
  • 38. có 16 chiếc khánh - Bộ chuông có 16 chiếc chuông - Đàn cầm - Đàn sắt - Sinh tiêu - Quản - Thược: Sáo ngắn, có 3 lỗ - Chúc: Đồ để gõ - Ngữ: Gõ bằng dùi - Huân: đồ nặn bằng đất, có lỗ để thổi - Trì: thổi hoà phối với huân - Phương hưởng: bộ 15 tấm kim loại, gõ bằng dùi đồng - Không hầu: loại đàn cổ - Đàn tì bà - Quản địch: sáo cổ, dài hơn 1 thước - Nổi tiếng nhất trong các bản nhạc cung đình thời Lê sơ là bản vũ “Bình Ngô phá trận”. 2.6.2. Âm nhạcdân gian Từ đầu thời Hậu Lê đến trước năm 1437, hát chèo vẫn được biểu diễn trong sinh hoạt cung đình. Từ năm 1437, khi âm nhạc cung đình của Lương Đăng chính thức được áp dụng thì Lê Thái Tông ra lệnh bãi bỏ trò hát chèo và thôi không tấu các loại nhạc thông tục dân gian - những loại nhạc này bị triều đình gọi là “dâm nhạc”. Tuy ra khỏi cung đình, hát chèo vẫn là thể loại âm nhạc phổ cập nhất trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân thời Lê sơ. Nhà Lê đã có những chính sách quy định khắc nghiệt với người chuyên làm nghề ca xướng như:
  • 39. con nhà ca xướng đi thi; - Con gái nhà ca xướng không được lấy con nhà quan; - Nếu quan chức lấy connhà ca xướng thì sẽ bị đánh gậy và giáng chức; - Con cháu nhà quan lại lấy con nhà ca xướng sẽ bị đánh và bị buộc phải ly hôn 2.7. Múa rối nước Múa rối nước ra đời cùng nền văn minh lúa nước nhưng được hình thành và phát triển vào triều đại nhà Lý (1010 - 1225). Nó tồn tại và rất phát triển ở triều đại Lê sơ. Ở thời này, người dân thường tụ tập về bám sát hội hè đìnhđám nơi dân dã để giải trí nhằm quên đi những sự nặng nhọc đồng áng. Theo thời gian, nghệ thuật múa rối nước được truyền từ đời này sang đời khác, dần dần trở thành một thú chơi tao nhã của người dân Việt Nam trong các dịp lễ hội. Hiện nay, ở trước cửa chùa Thầy (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây), trên hồ Long Trì, còn lại một di tích gần như nguyên vẹn của một sân khấu rối nước được xây cất từ thời Lê. KẾT LUẬN Trong lịch sử Việt Nam, triều Lê sơ có đóng góp đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục đào tạo thời phong kiến: “Từkhoa thi Hội đầu tiên vào năm 1442 đến khoa thi Hội cuối cùng vào năm 1526, nhà Lê Sơ đã mở 26 khoa thi đào tạo được 988 tiến sĩ. Đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông là đỉnh cao nhất của chế độ giáo dục, thi cử trong toàn bộ thời kỳ phong kiến Việt Nam. Chỉ riêng 37 năm dưới triều vua Lê Thánh Tông, có 12 khoa thi Hội với 501 người thi đỗ tiến sĩ, trong đó có 10 người đỗ Trạng nguyên. Nếu đem con số ấy so sánh với tổng số 2325 người đỗ Thái học sinh và Tiến sĩ từ nhà Lý đến Duy Tân, trong đó có 30 người đỗ Trạng nguyên, thì thấy rằng chỉ trong vòng 37 năm dưới triều Lê Thánh Tông, số Tiến sĩ đã chiếm đến 20%, trong đó số Trạng nguyên chiếm trên 30% tổng số Tiến sĩ và Trạng nguyên trong toàn bộ lịch sử khoa cử
  • 40. nước ta.” (3, tr.387). Vì có chính sách chọn lựa người tài và đối đãi với người tài rất trọng hậu mà thời Lê Sơ đã sản sinh ra rất nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Những người này đã trở thành những trụ cột góp phần đưa quốc gia phong kiến Đại Việt phát triển cường thịnh trên nhiều mặt. Về nghệ thuật, với một số nét khắc hoạ cơ bản về nghệ thuật Thăng Long thời Lê sơ, chúng ta có thể mường tượng được những nét khái quát về nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật sân khấu có sự phân hoá giữa văn hoá cung đình và văn hoá dân gian… Cho ta thấy được sự tinh tế, phong phú trong đời sống tinh thần của người dân thời bấy giờ Với cách làm và sự thành công của nhà Lê sơ đã có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của dân tộc ta thế kỷ XV, đồngthời để lại những bài học kinh nghiệm cho các thế hệ sau học tập, vận dụng. Đó là những giá trị tinh thần quý báu mà chúng ta cần phát huy, khai thác trong côngcuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Chắc hẳn nó sẽ tồn tại mãi với thời gian và góp phần tích cực vào trong quá trình xây dựng nước ta trong thời kỳ Côngnghiệp hóa - Hiện đại hóa, tiến đến thời kỳ kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Khoa học xã hội 2. Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, NXB Văn hóa Thông tin 3. Nguyễn Đăng Tiến (Chủ biên) (1996), Lịch sử giáo dục Việt Nam trước cách mạng tháng 8-1945,NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Tiến Cường (1998), Sự pháttriển của giáodục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến, NXB Giáo dục. 5. Đại Việt sử kí toàn thư (2004), tập 2, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
  • 41. Thịnh (2010), Khoa cử và văn chương khoa cử Việt Nam thời trung đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 7. Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7, NXB Giáo Dục 8. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 306, tháng 12, 2009 10. Viện sử học, (2007), Lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học xã hội 11. Ngô Sĩ Liên, (2009), ĐạiViệt sử ký toàn thư, NXB Văn hóa thông tin 12. Quốc sử quán (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, NXB giáo dục Hà Nội 13. Đỗ Văn Ninh, (2001), Văn bia Quốc Tử Giám Hà Nội, NXB Văn hóa thông tin 14. Phan Huy Lê, (2007), Lịch sử và văn hóa Việt Nam tiếp cận bộ phận, NXB Giáo dục 15. Trần Trọng Kim, (2008), Việt Nam sử lược, NXB Văn hóa thông tin 16. Trang báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam http://www.dangcongsan.vn 17. Trang báo điện tử VNTimes http://www.vntimes.com.vn 18. Trang web trường Đại học Văn hóa http://huc.edu.vn/ TÀI LIỆU CHỮ “Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
  • 42. cõiđã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có…” Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi TÀI LIỆU HÌNH ẢNH Nguyễn Trãi 1380 - 1442 Lê Thánh Tông (1442 -1497)
  • 43. ở một làng quê Lớp học tư ở một làng quêTiền cổ thời Lê sơ Lương Thế Vinh (1441-1496)
  • 44. đi thi Thi trường thời phong kiến Hình 1Lễ ban áo mũ, vinh quy bái tổ Những người đỗ đạt được dự yến tiệc do vua ban