Uống thuốc có nên uống nước ấm

Chi tiết Thông tin thuốc Được viết: 21 Tháng 8 2009 Lượt xem: 39736
Đối với nhiều người, uống thuốc với bất cứ nước gì có vẻ không quan trọng, thậm chí có người lựa chọn hẳn một loại nước có mùi vị thích hợp, nhằm loại trừ cảm giác khó chịu do dùng thuốc. Như có người uống thuốc với nước trà [chè] hoặc với nước trái cây [nước cam, nước chanh...] hay với nữ, thậm chí với bia rượu là loại thức uống đang có sẵn hay chỉ đểu có cảm giác dễ chịu!

Điều vừa kể thật ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị của thuốc, vì nếu dùng loại nước không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc ở hệ tiêu hóa, đưa đến thuốc bị giảm tác dụng hay không còn tác dụng điều trị.

Nước gì tốt nhất dùng để uống thuốc?

Nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Uống thuốc với loại nước này với lượng nước đủ sẽ giúp đưa thuốc viên [viên nén hoặc viên nang] từ miệng xuống nhanh đến dạ dày, tan rã và hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu cho tác dụng.

Đối với thuốc là viên nang hay còn gọi là viên nhộng là dạng dễ nuốt, một số người uống khan, không uống chung với nước [đặc biệt là người cao tuổi do rối loạn tiểu tiện thường đi tiểu lắt nhắt rất ngại uống nước], viên nang uống khan có thể dính lại ở thực quản gây viêm loét thực quản rất tai hại. Vì vậy, uống thuốc với lượng nước đủ là cần thiết, thậm chí có một số thuốc đòi hỏi phải uống nước thật nhiều [như thuốc chứa dược chất sulfamid] để thuốc được lọc, bài tiết nhiều theo nước tiểu không gây đóng sỏi hại thận.

Có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng [còn gọi nước suối] để uống thuốc, bởi vì chất khoáng như: canxi, natri... có thể tương kỵ gây ảnh hưởng đến thuốc.


Nên uống thuốc với nước đun sôi để nguội.

Các loại nước nào không nên dùng để uống thuốc?

Tùy trường hợp, có loại nước hoàn toàn không thích hợp vì nếu uống với thuốc sẽ làm mất tác dụng của thuốc hay gây hại đối với cơ thể, cụ thể như sau:

Sữa: trong sữa có chứa canxi có thể kết hợp với một số kháng sinh [như tetracyclin] tạo thành phức hợp không tan, làm kháng sinh không hấp thu được vào máu để cho tác dụng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thuốc nên uống chung với sữa. Như dùng thuốc gây bào bọt dạ dày [aspirin], hay dễ nôn ói [thuốc ngừa thai phải uống hàng ngày dễ gây buồn nôn ở một số phụ nữ], hay cần chất béo để thuốc dễ hấp thu [vitamin A, vitamin D] thì cần uống chung với sữa. Như vậy, để lựa chọn đúng thức uống uống với thuốc nên hỏi bác sĩ hay dược sĩ để được tư vấn.

Cà phê, trà, nước giải khát có ga: trong các loại nước này, đặc biệt nước ngọt, nước tăng lực đều có chứa caffein [là chất kích thích giúp tỉnh táo] sẽ kết hợp với thuốc bổ chứa sắt, tạo thành chất kết tủa không hấp thu được. Ngoài ra, caffein còn làm giảm tác dụng các thuốc được dùng nhằm an thần gây ngủ nếu uống cùng lúc.

Nước ép trái cây: nhiều loại nước ép trái cây hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc. Nước cam, nước táo dùng uống thuốc có thể làm giảm sự hấp thu một số thuốc, do làm chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động được. Nghiêm trọng nhất là nước bưởi chùm [grape-fruit, là loại bưởi dùng nhiều ở phương Tây, nhưng thận trọng cũng nên lưu ý cả nước bưởi trồng ở ta]. Khi uống chung với một số thuốc [như thuốc statin trị rối loạn lipid huyết, thuốc atenolol trị tăng huyết áp...] nước bưởi chùm sẽ làm tăng độc tính của thuốc, do ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan, làm tăng nồng độ thuốc quá đáng ở trong máu.

Bia rượu: đây là loại thức uống không nên uống chung với thuốc. Rượu làm tăng độc tính hại gan của paracetamol, tăng độc tính hại dạ dày của aspirin, tăng độc tính gây mê của thuốc an thần gây ngủ. Riêng với kháng sinh như: metronidazol, các cephalosporin... nếu uống chung với rượu bia sẽ gây phản ứng antabuse gây vật vã, hạ huyết áp rất khó chịu làm người dùng thuốc cứ tưởng sắp chết đến nơi.

Trong thời gian dùng bất cứ loại thuốc nào, an toàn hơn hết là kiêng hẳn, không nên uống rượu bia.

PGS. TS. DS. Nguyễn Hữu Đức - www.suckhoedoisong.vn

Enzyme tiêu hóa

Các loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa có protein hoạt tính khi gặp nhiệt độ cao sẽ bị phân tách, từ đó giảm hoặc mất tác dụng. Tốt nhất, những loại thuốc này nên được dùng với nước đun sôi để nguội dưới 40 độ C.

Vitamin

Những loại vitamin C, B1, B2... có tính chất không ổn định nên khi tiếp xúc với nước nóng dễ bị ôxy hóa, phân giải và mất đi hiệu quả.

Thuốc viên nang

Thành phần chính của vỏ viên nang là gelatin. Gặp nước nóng, vỏ viên nang sẽ nhanh chóng hòa tan làm cho thuốc bên trong lan ra, không chỉ ảnh hưởng tới khẩu vị mà còn giảm tính hiệu quả và an toàn của thuốc.

Do đó, các thuốc viên nang được khuyến khích sử dụng với nước ấm vừa phải.

 Một số loại thuốc không nên uống cùng với nước nóng. Ảnh minh họa. Đồ họa: B.C

Si-rô

Các loại si-rô như si-rô ho dễ bị nước nóng làm loãng. Lúc đó, thuốc không thể phát huy tác dụng bao phủ những bộ phận bị viêm, không thể tạo thành lớp màng bảo vệ, kích thích long đờm và giảm ho.

Nếu uống si-rô, bạn lưu ý không dùng quá nhiều nước và đảm bảo nhiệt độ nước dưới 37oC. 

Thảo dược

Các loại thuốc thảo dược với thành phần như cây kim ngân hoa, Bupleurum, Schizonepeta, xạ hương, bạc hà... có mùi hương đặc trưng và chứa nhiều tinh dầu có giá trị.

Tuy nhiên, chúng thường bay hơi nhiều, đặc biệt, khi gặp nhiệt độ cao nên chỉ nên uống cùng nước có nhiệt độ không quá 40oC.

Kháng sinh Amoxicillin

Amoxicilin dễ bị thủy phân mà nhiệt độ càng cao, tốc độ thủy phân càng tăng. Sự hình thành cao phân tử Polymer sau khi thủy phân có thể gây ra các triệu chứng dị ứng tương tự Penicillin.

Vì vậy, khi uống Amoxicillin, nhiệt độ nước cần phải được kiểm soát dưới 40oC  hoặc dùng với nước đun sôi để nguội.

Theo Báo Lao động

Theo nghiên cứu mới đây nhất của Hiệp hội chăm sóc sức khỏe Phần Lan, uống thuốc bằng nước ấm tốt hơn cho đường ruột và giúp thuốc phát huy tác dụng hiệu quả hơn dùng nước lọc thông thường. Nhiều người có thói quen uống bất kể là thuốc viên, thuốc bột, con nhộng… đều không uống nước hoặc uống nước lọc thông thường, hoặc ngay sau đó kèm theo một số thực phẩm yêu thích để “triệt nhanh” cảm giác đắng do thuốc gây ra. Đây là thói quen thiếu khoa học và nếu duy trì thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe.

Nghiên cứu của Hiệp hội chăm sóc sức khỏe Phần Lan cho thấy, đa số các bệnh nhân đều dùng nước lọc, nguội lạnh để uống thuốc. Phần lớn thuốc sẽ “đỗ lại” khoảng 5 phút tại thực quản, thậm chí có những loại thuốc “cứng đầu” có thể “cư ngụ” ở thực quản đến 90 phút.

Nên uống thuốc bằng nước ấm.

Nghiên cứu cũng chứng minh, nếu uống thuốc “khan”, không dùng bất cứ loại nước nào sẽ gây tổn thương cho thực quản, đường ruột, nặng hơn có thể gây viêm loét thực quản, ăn mòn và làm thủng thành dạ dày. Uống thuốc không dùng nước đun sôi để nguội, hay tốt nhất là nước ấm mà thay thế vào đó là nước ép trái cây, các loại đồ uống có ga… thì thực quản sẽ là nơi đầu tiên gánh chịu hậu quả, khiến người bệnh khó chịu, có cảm giác buồn nôn, sôi bụng, nóng ruột, đau bụng… Những triệu trứng này càng được biểu hiện rõ rệt khi người bệnh ăn bất cứ loại thực phẩm nào sau uống thuốc.

Khi uống bất kỳ loại thuốc nào, tốt nhất nên dùng khoảng 100ml nước ấm, hoặc nước đun sôi để nguội, nhiều quá cũng gây phản tác dụng. Sau khi uống thuốc, cần giữ tư thế người ngay ngắn nhằm “tăng tốc” cho thuốc về dạ dày và nhanh phát huy hiệu quả chữa bệnh. 

Theo Dân Trí [Panjk]

Đa số mọi người uống thuốc đều chú ý tới cách sử dụng và liều lượng thuốc nhưng lại ít để ý tới nhiệt độ nước dùng để uống kèm. Trên thực tế, không nên dùng nước nóng để uống thuốc vì có thể gây ra các phản ứng vật lý hoặc hóa học làm ảnh hưởng tới hiệu quả thuốc.

Dưới đây là 6 loại thuốc bạn tuyệt đối không uống cùng nước nóng, theo People.

Enzyme tiêu hóa và vắcxin

Các loại enzymehỗ trợ tiêu hóacó protein hoạt tính khi gặp nhiệt độ cao sẽ bị phân tách, từ đó giảm hoặc mất tác dụng. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra với vắcxin và cácchế phẩm có vi khuẩn hoạt tính cao. Tốt nhất, những loại thuốc này nên được dùng với nước đun sôi để nguội dưới 40 độ C.

Vitamin

Những loại vitamin C, B1, B2... có tính chất không ổn định nên khi tiếp xúc với nước nóng dễ bị oxy hóa, phân giải và mất đi hiệu quả.

Thuốc viên nang

Thành phần chính của vỏ viên nang là gelatin. Gặp nước nóng, vỏ viên nang sẽ nhanh chóng hòa tan làm cho thuốc bên trong lan ra, không chỉ ảnh hưởng tới khẩu vị mà còn giảm tính hiệu quả và an toàn của thuốc. Do đó, các thuốc viên nang được khuyến khích sử dụng với nước ấm vừa phải.

Ảnh: Ltcinsuranceshopper.com.

Si-rô

Các loại si-rô như si-rô ho dễ bị nước nóng làm loãng. Lúc đó, thuốc không thể bao phủnhững bộ phận bị viêm nhưđể tạo thành lớp màng bảo vệ, kích thích long đờm và giảm ho. Nếu uống si-rô, bạn lưu ý không dùng quá nhiều nước và đảm bảo nhiệt độ nước dưới 37 độ C.

Thảo dược

Các loại thuốc thảo dược với thành phần như cây kim ngân hoa, Bupleurum, Schizonepeta, xạ hương, bạc hà... có mùi hương đặc trưng và chứa nhiều tinh dầu có giá trị. Tuy nhiên, chúng thường bay hơi nhiều, đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao nên chỉ nên uống cùngnước có nhiệt độ không quá 40 độ C.

Kháng sinh Amoxcilin

Amoxcilin dễbị thủy phân mà nhiệt độ càng cao, tốc độ thủy phân càng tăng.Sự hình thành cao phân tử Polymer sau khi thủy phân có thể gây ra các triệu chứng dị ứng tương tự Penicilin. Vì vậy, khi uống Amoxcilin, nhiệt độ nước cần phải được kiểm soát dưới 40 độ C hoặc dùng với nước đun sôi để nguội.

Nguyễn Xuân

Video liên quan

Chủ Đề