Túi mật xẹp ở trẻ sơ sinh

Em bị đau dưới sườn phải rồi lan ra thượng vị và lan cả ra sau lưng. Cơn đau kéo dài khoảng 5 - 8 tiếng. Em đi khám bác sĩ nói túi mật bị xẹp có sỏi 4mm. Hiện tại, em dùng thuốc tây đã được 2 tháng nhưng không đỡ, khoảng 2 - 3 hôm lại đau vào ban đêm. Vậy bệnh của em có nguy hiểm không? Phải điều trị như thế nào?

Chào bạn,

Xẹp túi mật là tình trạng túi mật không có dịch hay không có khả năng co bóp để bơm dịch mật xuống tá tràng. Hiện tượng túi mật bị xẹp khiến chức năng của túi mật tạm thời bị mất, điều này gây ảnh hưởng đến việc tiêu hoá thức ăn và sức khỏe của người bệnh

Xẹp túi mật do sỏi có nguy hiểm không?

Sỏi túi mật kích thước 4mm chưa phải quá lớn tuy nhiên nếu bạn bị đau nhiều, đau thường xuyên kéo dài thì rất có khả năng sỏi mật đã gây biến chứng viêm túi mật. Viêm túi mật khiến thành túi mật dày dày lên, giảm khả năng co bóp và dự trữ dịch mật, theo thời gian túi mật dần bị teo nhỏ lại và xẹp đi.Túi mật bị xẹp do sỏi gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy trướng, chậm tiêu, nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử túi mật.

Cách điều trị túi mật bị xẹp

Bạn đã sử dụng thuốc tây 2 tháng mà chưa có dấu hiệu đỡ thì bạn nên đi tái khám càng sớm càng tốt để kiểm tra tình trạng bệnh và được điều chỉnh thuốc phù hợp. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật.

Ngoài ra, để hạn chế triệu chứng đau bụng do sỏi túi mật, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với tập luyện thể dục mỗi ngày.

-  Hạn chế thức ăn giàu chất béo và cholesterol như: lòng đỏ trứng gà, mỡ, nội tạng động vật, các đồ ăn chiên, xào, rán...

- Tăng cường rau xanh, chất xơ, ưu tiên chế biến món ăn bằng cách luộc, hấp và đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn nên đảm bảo ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, tránh ăn quá no vào buổi tối.

- Ăn uống đảm bảo vệ sinh: Thực hiện ăn chín, uống sôi, hạn chế các đồ ăn như rau sống, gỏi để tránh nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng. Đồng thời định kỳ tẩy giun 6 tháng một lần.

Sử dụng 8 loại thảo dược quý bao gồm: Uất Kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Hoàng bá, Sài hồ, Chỉ xác, Kim tiền thảo cũng là một giải pháp giúp tăng tiết dịch mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn, kháng viêm từ đó giảm nhẹ triệu chứng đau bụng do sỏi mật và xẹp túi mật mà bạn đang gặp phải.

Chúc bạn sức khỏe!

Viêm túi mật xơ teo là một trong những biến chứng thường gặp khi người bệnh bị viêm túi mật không được điều trị kịp thời. Trong biến chứng này, túi mật bị xơ hóa, teo nhỏ, thu giảm thể tích, ảnh hưởng đến chức năng co bóp và tống đẩy dịch mật.

  • 1. Viêm túi mật xơ teo là gì?
  • 2. Túi mật bị xẹp, xơ hóa có nguy hiểm không?
  • 3. Cách điều trị viêm túi mật xơ teo
    • 3.1. Điều trị viêm túi mật xơ teo bằng nội khoa kết hợp chế độ ăn uống
      • Điều trị nội khoa
      • Chế độ ăn uống, sinh hoạt
    • 3.2. Điều trị viêm túi mật xơ teo bằng phẫu thuật
  • 4. Phòng ngừa biến chứng xơ hóa viêm túi mật

1. Viêm túi mật xơ teo là gì?

Đây là một biến chứng của bệnh viêm túi mật, là kết quả một quá trình bị viêm có thể do sỏi hoặc do các nguyên nhân khác. Sỏi làm tắc nghẽn, phá hủy ống mật dẫn đến xơ hóa, túi mật bị teo lại.

Túi mật bị teo sẽ giảm khả năng co bóp, tống đẩy dịch mật, lâu dần không có khả năng tiết ra dịch mật nữa. Chức năng túi mật không thực hiện được đồng thời có thể xuất hiện những cơn đau bụng bất chợt hoặc dai dẳng.

Túi mật xẹp ở trẻ sơ sinh

Viêm túi mật xơ teo là hiện tượng túi mật bị viêm lâu dần bị teo lại

2. Túi mật bị xẹp, xơ hóa có nguy hiểm không?

Khi thành túi mật dày lên, túi mật teo lại và xẹp đi hoàn toàn thì không thể thực hiện được chức năng của mình. Chưa hết, túi mật bị teo gây ra những triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, tiêu hóa kém… Về lâu dài, tình trạng có thể nghiêm trọng hơn dẫn đến viêm túi mật bị hoại tử, dịch mủ tràn vào ổ bụng gây nhiễm trùng, thậm chí gây tử vong. Do đó, phát hiện tình trạng này cần điều trị nhanh chóng và kịp thời.

3. Cách điều trị viêm túi mật xơ teo

3.1. Điều trị viêm túi mật xơ teo bằng nội khoa kết hợp chế độ ăn uống

Điều trị nội khoa

Phát hiện có các dấu hiệu túi mật bị xẹp hoặc xơ teo, bệnh nhân cần đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng và được tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả. Túi mật bị xơ teo ở giai đoạn đầu và có thể cải thiện thì thường được điều trị bằng thuốc kết hợp ăn uống phù hợp.

Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau, chống viêm hoặc truyền dịch phù hợp để bệnh nhân giảm bớt các triệu chứng khó chịu, đau bụng… do túi mật xơ teo gây ra.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày, nguyên tắc là giúp túi mật nghỉ ngơi bằng cách thay đổi, cải thiện thực phẩm bổ sung vào cơ thể.

– Điều đơn giản và quan trọng nhất bạn cần làm là bổ sung đủ nước. Ít nhất là 2 lít mỗi ngày để sự lưu thông các chất trong cơ thể được tốt hơn.

– Hạn chế bổ sung chất béo: tiêu thụ quá nhiều chất béo vừa ảnh hưởng đến gan, mật và cả dạ dày. Mỡ là nguyên nhân lớn nhất gây đầy và chướng bụng. Ngoài ra, mỡ ngăn cản khiến mật xuống ruột không thuận lợi, chất độc hình thành nhiều trong máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan.

– Hạn chế bổ sung các loại thực phẩm giàu protit: tốt nhất người bệnh nên ăn thịt 1 bữa/ngày, hạn chế thịt đỏ và ăn thịt trắng, thịt nạc không chứa mỡ. Bổ sung đạm thực vật dưới dạng ninh nhừ, nghiền nát. Thay thế dầu động vật bằng dầu thực vật.

– Không sử dụng các loại thực phẩm như bánh rán có trứng, thực phẩm chứa cacao, đồ hộp hay thức ăn nhanh vì gây khó tiêu.

– Các loại thực phẩm chứa nhiều glucid được khuyến khích bổ sung bởi vì đặc điểm dễ tiêu, tốt cho đường mật và giảm áp lực cho túi mật.

Túi mật xẹp ở trẻ sơ sinh

Viêm túi mật xơ teo giai đoạn đầu có thể điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống

3.2. Điều trị viêm túi mật xơ teo bằng phẫu thuật

Khi tình trạng xơ teo đã rất nghiêm trọng, túi mật không thể phục hồi chức năng của mình, viêm túi mật bị xơ hóa gây biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ có chỉ định cắt bỏ hoàn toàn túi mật.

Việc cắt bỏ có thể là phẫu thuật mổ hở truyền thống hoặc phẫu thuật nội soi. Trong đó, loại bỏ túi mật bị xơ hóa, viêm teo được thực hiện bởi phương pháp nội soi đang là lựa chọn phổ biến của đa số người bệnh. Phương pháp này không rạch vết dài như khi mổ hở, do đó bệnh nhân ít đau hơn hẳn, nhanh liền vết thương và hồi phục tốt hơn, bệnh nhân gần như không có sẹo sau phẫu thuật nên có tính thẩm mỹ cao.

Việc cắt bỏ túi mật không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân về. Tuy nhiên trong thời gian đầu, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu khó chịu như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhẹ hoặc chướng bụng. Người bệnh nên đề nghị bác sĩ chỉ định một số loại thuốc để hạn chế tình trạng này.

4. Phòng ngừa biến chứng xơ hóa viêm túi mật

Túi mật bị xẹp, xơ teo có thể không xảy ra nếu người bệnh có ý thức điều trị  bệnh viêm túi mật ngay ở giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, một số thói quen đơn giản bạn có thể thực hiện ngay từ bây giờ để giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng xơ teo từ viêm túi mật như:

– Chế độ ăn giàu chất xơ, giảm chất béo: hãy giữ cho túi mật luôn khỏe mạnh và được nghỉ ngơi bằng chế độ lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, ít thịt đỏ và uống nhiều nước hằng ngày.

– Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày: 30 phút mỗi ngày sẽ không quá khó khăn nhưng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe. Đường mật sẽ hoạt động tốt và tình trạng ứ mật sẽ được hạn chế nhờ sự vận động hằng ngày.

– Duy trì cân nặng thích hợp, tránh béo phì: tình trạng béo phì sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi túi mật – là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm túi mật và biến chứng xơ teo.

Túi mật xẹp ở trẻ sơ sinh

Viêm túi mật xơ teo có thể phòng ngừa bằng cách điều trị kịp thời kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Viêm túi mật xơ teo ngoài gây nên những cơn đau, còn có thể khiến người bệnh gặp các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân không nên chủ quan, hãy thăm khám và điều trị sớm ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ bị viêm túi mật đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.