Trường nào xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2024

Đến thời điểm hiện tại, nhiều trường đại học đã công bố xét tuyển bổ sung theo hình thức xét học bạ hoặc bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Thời điểm này, các trường đại học đã hoàn tất công bố kết quả trúng tuyển đợt 1, thí sinh bắt đầu thực hiện xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ nay cho tới trước 17h ngày 8/9.

Trường nào xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2024
Các trường đại học đã hoàn tất công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.

Qua kết quả nguyện vọng 1, có 20 ngành học có điểm chuẩn cao nhất cả nước. Trong số này có tới 15 ngành học thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn; 4 ngành thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin còn lại 1 ngành học thuộc nhóm kinh tế;

Trong số 20 ngành học có điểm chuẩn tuyển sinh đại học năm 2023 cao nhất cả nước, ngành có điểm chuẩn cao nhất là ngành Khoa học máy tính, Đại học Bách khoa Hà Nội 29,42 điểm. Xếp thứ 20 trong top này là ngành học Sư phạm Lịch sử, Đại học Vinh 28,12 điểm.

Trong số này có tới 15 ngành học thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn; 1 ngành thuộc nhóm kinh tế (Đại học Ngoại thương); 4 ngành còn lại thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin (khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, Công nghệ thông tin Global ICT).

Đáng chú ý cả 2 ngành có điểm chuẩn cao nhất cả nước năm nay đều thuộc về Đại học Bách khoa Hà Nội. Cơ sở đào tạo này có 4 ngành học nằm trong top 20 ngành học có điểm chuẩn tuyển sinh cao nhất năm 2023.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có 4 ngành nằm trong top 20 ngành có điểm chuẩn tuyển sinh cao nhất năm 2023 là: Quan hệ công chúng; Báo chí; Đông phương học và Hàn Quốc học.

Và hiện tại, nhiều trường đại học đã công bố xét tuyển bổ sung theo hình thức xét học bạ hoặc bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Trường Đại học Phenikaa vừa có thông báo xét tuyển đại học hệ chính quy đợt 2 năm 2023 theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT với 790 chỉ tiêu.

Điểm xét tuyển là tổng điểm của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển (không nhân hệ số, điểm mỗi môn phải lớn hơn 1 điểm) được làm tròn đến 2 chữ số thập phân cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định chung của Bộ.

Nhà trường lưu ý, thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển 1 nguyện vọng. Thời gian xét tuyển từ nay cho đến ngày 10/9, thí sinh đăng ký theo hình thức trực tuyến. Dự kiến, kết quả được công bố vào ngày 14/9 và nhập học ngày 15/9.

Trường Đại học FPT tuyển bổ sung 1.900 chỉ tiêu các ngành Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc.

Trong đó, cơ sở tại Hà Nội tuyển 500 chỉ tiêu, phân hiệu Tp.HCM 500, các phân hiệu Cần Thơ, Đà Nẵng, Quy Nhơn bổ sung 300 chỉ tiêu mỗi trường.

Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định thông báo tuyển sinh Đại học chính qui (bổ sung đợt 1) năm 2023 170 chỉ tiêu, trong đó, Ngành Điều dưỡng (mã ngành 7720301) 100 chỉ tiêu; Ngành Hộ sinh (mã ngành 7720302): 50 chỉ tiêu; Ngành Dinh dưỡng (mã ngành 7720401): 20 chỉ tiêu.

Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương tuyển bổ sung 80 sinh viên vào ngành là Điều dưỡng (60) và Kỹ thuật phục hồi chức năng (20). Thời gian nhận hồ sơ từ nay đến ngày 5/9.

Trường xét bổ sung bằng hai phương thức: Điểm xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp tổ hợp B00 (Toán, Hóa, Sinh) phải đạt 19 trở lên. Với phương thức xét học bạ THPT, trường xét thí sinh đạt 21 điểm trở lên.

Đại học Quốc tế Hồng Bàng xét tuyển chỉ tiêu bổ sung cho 37 chương trình đào tạo bậc đại học chính quy ở tất cả phương thức xét tuyển bao gồm: Điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm học bạ, điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM, Điểm thi SAT. Thời gian nhận xét tuyển bổ sung từ nay đến ngày 6/9

Đại học Văn Lang xét tuyển thêm 3.000 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung tất cả các ngành (trừ 3 ngành Quan hệ Công chúng, Truyền thông Đa phương tiện, Răng - Hàm - Mặt).

Thí sinh được chọn 1 trong 3 phương thức: Xét điểm học bạ THPT, xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM. Mức học phí năm 2023 - 2024 của khóa mới sẽ không thay đổi so với mức học phí năm học 2022 - 2023 và được tính dựa trên tổng số tín chỉ sinh viên.

Đại học Hùng Vương TP.HCM xét tuyển bổ sung vào các ngành theo 3 phương thức: Xét điểm học bạ THPT, điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 và điểm thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức. Thí sinh nộp hồ sơ từ ngày 25/8 đến hết ngày 15/9.

Đại học Tôn Đức Thắng tuyển sinh bổ sung đợt 2, nhận hồ sơ đến ngày 13/9 cho nhiều ngành: Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Bảo hộ lao động, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Quản lý thể dục thể thao (chuyên ngành golf), Quản lý xây dựng. Trường cũng tuyển các chương trình đại học bằng tiếng Anh và học tại phân hiệu Khánh Hòa.

Nói công tác tuyển sinh đại học, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT cho rằng, thành công là các trường đại học phát triển tốt; thành tựu của chuyển đối số khi tuyển sinh không cần đến giấy tờ, hệ thống đăng ký xét tuyển cả triệu thí sinh hoạt động trơn tru.

Thống nhất với báo cáo đánh giá kết quả giáo dục đại học của Bộ GDĐT, song ông Lê Trường Tùng cũng cho rằng, qua báo cáo cho thấy vẫn còn tập trung nhiều vào tuyển sinh - đầu vào, mà không có số liệu đầu ra.

"Bao nhiêu người rời bỏ hệ thống, không thể tốt nghiệp đại học. Đặc biệt khi đã có hệ thống Hemis quản lý chặt chẽ đến từng người học”, ông Tùng nêu vấn đề. Đồng thời vị này cũng đề nghị cần có thêm đánh giá về kết quả đổi mới, sáng tạo, đóng góp của giáo dục đại học với sự phát triển bền vững của địa phương, vùng, đất nước.

Đồng tình với quan điểm cần có đánh giá đầu ra của ông Lê Trường Tùng, Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng Lê Quang Sơn đồng thời nhắc tới cơ chế tài chính cho giáo dục đại học với chia sẻ, không có đầu tư thích đáng không thể nâng cao chất lượng đào tạo. Không có nguồn lực thì làm việc sẽ chỉ theo kiểu mở rộng mà không thể đào sâu.

Ông Lê Quang Sơn còn đề cập tới cơ chế phối hợp giữa các trường đại học với các Bộ, ngành, viện nghiên cứu để sử dụng nguồn lực chung, bởi thực tế nhiều thầy cô có đề tài nghiên cứu, mong muốn nghiên cứu nhưng không có nguồn lực để nghiên cứu.

Một số vấn đề liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục đại học như xem xét về lộ trình kiểm định; cơ chế kiểm định; một số vấn đề về hồ sơ tài chính, kỹ thuật… hay cần quan tâm đến đánh giá chất lượng bên trong, cũng là những nội dung được đại diện các cơ sở đào tạo đề cập.

Còn Giám đốc Đại học Thái Nguyên Hoàng Văn Hùng thì đề nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tạo cơ chế khuyến khích người học vào học các ngành khó thu hút nhưng quan trọng với sự phát triển của đất nước.

Đề nghị Bộ kiến nghị Quốc hội có nghị quyết riêng về phát triển giáo dục đại học. Đồng thời thực hiện quyết liệt quy hoạch mạng lưới các trường đại học, lấy đó làm cơ sở đầu tư trọng tâm, trọng điểm; thí điểm mô hình đại học số, đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn ngành.