Trong đoạn đầu của văn bản cô tô, điểm quan sát của tác giả ở đâu?

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Trắc nghiệm Cô Tô có đáp án !!

Lớp 6 Ngữ văn Lớp 6 - Ngữ văn

01/08/2022 130

A. Nóc đồn Cô Tô

Đáp án chính xác

C. Bên giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo

Trong đoạn đầu của văn bản Cô Tô, điểm quan sát của tác giả ở đâu?

A. Nóc đồn Cô Tô

B. Trên dốc cao

C. Bên giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo

D. Đầu mũi đảo

Đọc các đoạn văn dưới đây (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 62) và trả lời câu hỏi

a) – Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển ?

- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào ?

- Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào ?

b) – Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?

- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?

- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.

Câu hỏi:Trong đoạn đầu của văn bản Cô Tô, điểm quan sát của tác giả ở đâu?

A. Nóc đồn Cô Tô

B. Trên dốc cao

C. Bên giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo

D. Đầu mũi đảo

Trả lời:

Đáp án đúng: A.Nóc đồn Cô Tô

Trong đoạn đầu của văn bản Cô Tô, điểm quan sát của tác giả ở nóc đồn Cô Tô.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về văn bản này nhé!

Giới thiệu về tác phẩm Cô Tô

I. Tác giả Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân(10 tháng 7năm 1910- 28 tháng 7năm1987) là một nhà văn Việt Nam.

Nguyễn Tuân sở trường về tùy bút và ký. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụngTiếng Việt. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác giả tiêu biểu củavăn học Việt Namhiện đại.

II. Tác phẩm Cô Tô

1. Xuất xứ

Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô - tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, về con người lao động của vùng đảo Cô Tô mà nhà văn Nguyễn Tuân nhu nhận được trong chuyến đi ra thăm đảo.

Thể loại: Kí.

Phương thức biểu đạt: Miêu tả + Biểu cảm + Tự sự.

2. Bố cục

* Gồm 3 phần:

- Phần 1. Từ đầu đến “và lớn lên theo mùa sóng ở đây”: Cảnh Cô Tô sau cơn bão.

-Phần 2. Tiếp theo đến “là là nhịp cánh…”: Cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô.

-Phần 3. Còn lại: Cảnh sinh hoạt buổi sáng của con người trên đảo Cô Tô.

III. Tóm tắt văn bản Cô Tô

Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày thật trong trẻo, sáng sủa. Sau trận bão, cây cối trên đảo như thêm xanh mượt, nước biển lam biếc đậm đà hơn, cát lại vàng giòn hơn. Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sau trên đảo một cách thật đầy đủ. Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời tròn trĩnh như quả trứng thiên nhiên hồng đầy đặn. Cuộc sống của con người lại trở về sự bình dị hằng ngày. Mọi người ra múc gầu nước giếng ngọt. Không khí của cảnh sinh hoạt thật vui tươi.

IV. Nội dung văn bản Cô Tô

Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên ở biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó ta thấy được tình yêu quê hương của tác giả đối với mệnh đất quê hương.

Cảnh cơn bão ở Cô Tô

Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng những giác quan:

- Xúc giác: Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.

- Thính giác: Gió liên thanh quật lia lịa…, Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền…, Nó rít lên rú lên…

- Thị giác: Sóng cát đánh ra khơi, bể đánh bọt sóng vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi như là kẻ thù bắt đầu thả hơi ngạt; Gác đào ủy nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết; Kính bị thứ gió cấp 11 ép, vỡ tung.

=> Cơn bão giống như một kẻ thù đang dàn trận để đánh bại con người.

Cảnh Cô Tô sau cơn bão

- Vị trí quan sát: nóc đồn

- Cảnh vật sau cơn bão:

+ Một ngày trong trẻo, sáng sủa.

+ Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt.

+ Nước biển lam biếc đậm đà hơn.

+ Cát lại vàng giòn hơn.

+ Lưới nặng mẻ cá giã đôi.

=> Cảnh vật Cô Tô hiện lên trong trẻo, tinh khiết, tràn đầy sức sống sau cơn bão

Cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô

- Điểm nhìn: từ những hòn đá đầu sư, sát mép nước

- Cảnh mặt trời mọc được miêu tả:

+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi

+ Mặt trời nhú lên dần dần

+ Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

+ Quả trứng hồng hào... nước biển ửng hồng

+ Y như một mâm lễ phẩm

=> Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.

Cảnh sinh hoạt buổi sáng của con người trên đảo Cô Tô

- Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ

- Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp...

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.

- Cuộc sống thanh bình: “Trông chị Châu Hòa Mãn địu con... lũ con hiền lành”.

V. Nghệ thuật

+ Ngòi bút miêu tả chính xác, tinh tế, độc đáo, giúp hình ảnh thiên nhiên hiện lên đầy ấn tượng.

+ Các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa được kết hợp nhuần nhuyễn tạo nên các hình ảnh đặc sắc.

+ Hệ thống ngôn từ được chọn lọc tinh tế, điêu luyện, các từ láy giàu sức gợi hình gợi cảm.

Tác giả miêu tả cảnh biển Cô Tô vào thời điểm nào?

Trong đoạn đầu của văn bản Cô Tô, điểm quan sát của tác giả ở đâu?

Tính từ chỉ màu sắc nào không được sử dụng trong đoạn đầu bài kí Cô Tô?

Theo miêu tả của tác giả, cảnh mặt trời mọc được ví với?

Cảnh sinh hoạt của con người Cô Tô được miêu tả thế nào?

Bức tranh Cô Tô qua ngòi bút của Nguyễn Tuân là bức tranh như thế nào?

Tạo tài khoản với

Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Xem đáp án » 10/10/2019 4,805