Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mối quan hệ giữa cách mạng hai miền Nam Bắc là

Cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơnevo [1954]

Thứ nhất: Nhiệm vụ cách mạng

– Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Đó là quan hệ giữa hậu phương với tuyền tuyến.

– Vai trò và mối quan hệ của cách mạng hai miền: Miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước, còn miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền bắc, tiến tới thống nhất đất nước.

– Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Đây là đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975.

Thứ hai: Tình hình nước ta sau khi ký hiệp định Gionever [1954]

Với việc ký và thực hiện Hiệp định nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hao chế độ chính trị khác nhau.

– Miền Nam, 05/1954. Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. Mỹ vào thay chân Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

– Miền bắc hoàn toàn được giải phóng, ngày 10/10/1954 bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô. Ngày 15/05/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, tạo điều kiện cho miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Để có thêm thông tin về Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975 Quý vị hãy tiếp tục theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Video liên quan

Chủ Đề