Trộm cắp tài sản bao nhiêu thì bị truy tố năm 2024

trộm cắp là việc bí mật, lén lút lấy tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác. Trong khi đó, Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ, tài sản của cá nhân được pháp luật bảo vệ.

Do vậy, hành vi trộm cắp đã xâm phạm quyền tài sản của cá nhân, tổ chức khác và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật: Xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Xử lý hành chính: Phạt tiền từ 01- 02 triệu đồng theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Trộm cắp tài sản có trị giá từ 02 triệu đồng trở lên, tùy từng mức độ, tính chất của hành vi có thể phải ngồi tù đến 20 năm.

- Trộm cắp tài sản có giá trị dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này hoặc các tội bắt cóc, lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm, sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt, cướp, cướp giật tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

2. Trả lại tài sản cho người bị trộm còn phải ngồi tù nữa không?

Có nhiều người trộm cắp tài sản nhưng sau đó đã trả lại cho người bị trộm vậy thì còn phải ngồi tù nữa không? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Theo đó, vụ án chỉ được đình chỉ trong những trường hợp sau đây:

- Người bị hại rút yêu cầu khởi tố.

- Có căn cứ không khởi tố vụ án:

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

+ Đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

+ Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Tội phạm đã được đại xá;

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết

[Điều 282 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015]

Trong đó, nếu không thuộc trường hợp không khởi tố vụ án và Tội trộm cắp tài sản không thuộc 10 trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại nên dù có trả lại tài sản đã trộm cắp, được người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, việc trả lại tài sản đã trộm cắp được coi là một tình tiết giảm nhẹ thuộc trường hợp tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Do đó, có thể căn cứ vào việc trả lại tài sản cho người bị trộm để xin giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội.

Như vậy, có thể khẳng định việc trả lại tài sản cho người bị trộm không phải là căn cứ để đình chỉ vụ án, người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và có thể phải ngồi tù tùy vào mức độ, tính chất của vụ án.

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

+ Tài sản là di vật, cổ vật;

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Do đó, nếu trộm dưới 02 triệu đồng nhưng có các dấu hiệu, hành vi nêu trên thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và bị phạt tù.

VOV.VN - Người có hành vi trộm cắp tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào? Theo quy định của Bộ luật Hình sự, hình phạt với tội trộm cắp tài sản là gì?

Theo luật sư Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Công ty luật Phúc Khánh Hưng: Chủ thể của tội trộm cắp tài sản [Điều 173, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017] là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Tội trộm cắp tài sản được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội lén lút thực hiện hành vi, mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Hành vi phạm tội xâm hại quyền sở hữu tài sản và quyền được pháp luật bảo vệ tài sản.

Luật sư Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Công ty luật Phúc Khánh Hưng

" Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  1. Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  1. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  1. Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Có tính chất chuyên nghiệp;
  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  1. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ] Hành hung để tẩu thoát;

  1. Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
  1. Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  1. Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
  1. Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  1. Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
  1. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."

"Phạm tội thuộc trường hợp “hành hung để tẩu thoát” là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã... nhằm tẩu thoát. Hành vi hành hung để tẩu thoát có thể xem xét để xử lý tội trộm cắp tài sản hoặc cố ý gây thương tích nếu hành vi hành hung gây tổn hại sức khỏe của nạn nhân." - Luật sư Nguyễn Văn Hưng cho biết thêm.

Trộm cắp bao nhiêu tiền thì truy tố hình sự?

Theo Luật Hình sự [sửa đổi bổ sung] thì những hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên bị khởi tố hình sự [thay cho mức cũ là 500.000 đồng]; quy định này làm cho số vụ xử lý hình sự giảm do nới rộng giá trị, nhưng trên thực tế số vụ vi phạm có giá trị dưới 2.000.000 đồng tăng lên so với trước khi ...

Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành thì giá trị tài sản tối thiểu trọng hành vi trộm cắp là bao nhiêu?

Như vậy, theo quy định của luật thì người thực hiện hành vi phạm tội phải lấy trộm tối thiểu 2 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Tham ô tài sản là như thế nào?

Tham ô tài sản có thể hiểu là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì?

Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu, người quản lý tài sản.

Chủ Đề