Trình bày các xét nghiệm đánh giá chức năng thận năm 2024

Tầm soát chức năng thận nhằm kiểm tra sức khoẻ của thận, giúp phát hiện sớm các bệnh thường gặp về thận như suy thận, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, lupus, nhiễm trùng… Một số dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo thận đang suy yếu: đi tiểu ít hoặc nhiều hơn bình thường, nước tiểu có nhiều bọt, nước tiểu có máu [có màu nâu], hơi thở có mùi hôi, bị sưng phù, mệt mỏi kéo dài…

Khi đã có triệu chứng của bệnh thận, người bệnh nên thăm khám với BS chuyên khoa Nội Thận và thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng thận. Xét nghiệm là cách duy nhất để xác thực tình trạng bệnh. Những người có nguy cơ bị suy thận cao [đang mắc bệnh cao huyết áp, bệnh đái tháo đường, có tiền sử gia đình bị suy thận, hoặc lớn hơn 60 tuổi] cũng nên thực hiện xét nghiệm chức năng thận hằng năm vì hầu hết người bị suy thận trong giai đoạn đầu sẽ không có triệu chứng gì.

Vậy, tầm soát chức năng thận bao gồm những xét nghiệm gì, chi phí xét nghiệm chức năng thận bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu về các xét nghiệm đánh giá chức năng thận thường gặp.

Xét nghiệm đánh giá chức năng thận

Xét nghiệm máu

GFR [Glomerular Filtration Rate]

GFR, còn gọi là độ lọc cầu thận, là lưu lượng máu lọc qua cầu thận trong một đơn vị thời gian [đơn vị tính là mL/phút]. GFR là chỉ số quan trọng đánh giá chức năng thận, cho chúng ta biết thận đang làm tốt công việc lọc máu như thế nào. Khi bệnh suy thận tiến triển, chỉ số GFR giảm đi. Chỉ số GFR còn được dùng để xác định bệnh suy thận đang ở trong giai đoạn nào.

Giai đoạn Lâm sàng GFR [mL/min/1.73m2] 1 Tổn thương thận nhẹ > 90 2 Giảm nhẹ chức năng thận 60 – 89 3 Giảm vừa chức năng thận 30 – 59 4 Giảm nặng chức năng thận 15 – 29 5 Suy thận < 15

Creatinine

Creatinine được tạo ra ở cơ, theo máu qua thận, được thận lọc và bài tiết ra nước tiểu. Nồng độ Creatinine trong máu có thể thay đổi tuỳ theo độ tuổi, chủng tộc, và trọng lượng của cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm, nồng độ Creatinine trong máu tăng cao. Nguyên nhân là do khả năng lọc creatinin bị suy giảm, dẫn đến nồng độ của chất này trong máu tăng vượt ngưỡng bình thường.

Chỉ số Creatinin bình thường nằm trong khoảng 0.74 – 1.35 mg/dL [đối với nam] và 0.59 – 1.04 mg/dL [đối với nữ]. Nữ giới có mức creatinine thấp hơn nam giới là do phụ nữ thường có khối lượng cơ bắp ít hơn.

Cystine C

Kết quả xét nghiệm Creatinin có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính và khối lượng cơ của mỗi người. Vì vậy, khi có nghi ngờ về độ chính xác của kết quả xét nghiệm Creatinin, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một xét nghiệm nữa là Cystatin C trong máu.

Ure

Xét nghiệm urê trong máu và trong nước tiểu được chỉ định để đánh giá chức năng lọc cầu thận và tái hấp thu ở ống thận. Tuy nhiên, xét nghiệm này bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn; ví dụ như khi người ăn nhiều chất đạm thì kết quả tăng Ure gây sai lệch. Chỉ số Ure bình thường trong máu: 2,5 – 7,5 mmol/L.

Albumin

Albumin là một trong hai thành phần chính của protein huyết thanh [bao gồm albumin và globulin]. Bình thường, albumin huyết thanh khoảng 35 – 50 g/L. Albumin giảm mạnh trong viêm cầu thận cấp hoặc thận hư nhiễm mỡ.

Protein toàn phần

Protein toàn phần huyết tương phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Bình thường, protein có khối lượng phân tử lớn nên không qua được màng lọc cầu thận, vì vậy nước tiểu bình thường sẽ không có protein. Tình trạng giảm protein toàn phần khi có bệnh về thận [viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư] là do màng lọc cầu thận bị tổn thương.

Điện giải đồ

Chất điện giải như Na+, K+, Cl-, Ca TP hoặc Ca++ nếu bị mất cân bằng thì nguyên nhân có thể do chức năng thận bị rối loạn.

Đường huyết

Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Chỉ số đường huyết của người bệnh đái tháo đường là:

  • Đường huyết khi đói ≥ 126 mg/dL [7 mmol/L]
  • Đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dL [11.11 mmol/L]
Xét nghiệm nước tiểu

Protein nước tiểu 24h

Protein có trong nước tiểu chủ yếu gặp trong các bệnh thận, khi màng lọc cầu thận bị tổn thương, các lỗ lọc rộng ra làm protein [albumin] lọt qua, đi vào nước tiểu. Đặc điểm của protein niệu do bệnh thận là dai dẳng và thường tăng trên 0,3 g/L.

Tỉ lệ Albumin : Creatinine

Tỉ lệ Albumin : Creatinine trong nước tiểu ước tính lượng protein được bài tiết hằng ngày. Sự hiện diện của quá nhiều albumin trong nước tiểu [trên 30 mg albumin/ngày] là một trong những dấu hiệu sớm nhất của tổn thương thận.

  • Tỉ lệ Albumin : Creatinine < 30: chức năng thận bình thường
  • Tỉ lệ Albumin : Creatinine > 30: chức năng thận suy giảm.

Chi phí Xét Nghiệm chức năng thận

GÓI TẦM SOÁT CHỨC NĂNG THẬN: 771,000 vnd Khám chuyên khoa Nội thận √ Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu √ Xét nghiệm Creatinine √ Xét nghiệm Ure √ Độ lọc cầu thận [eGFR] √ Điện giải đồ [Na, K, Cl, Ca] √ Tổng phân tích nước tiểu √ Siêu âm bụng √

Lưu ý: Chi phí xét nghiệm chức năng thận trên không bao gồm thuốc nếu bác sĩ có kê đơn thuốc điều trị.

Đăng ký tầm soát chức năng thận

Quy trình tầm soát chức năng thận

Bước 1: Khám bệnh

Khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Nội thận.

Bước 2: Thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

Dựa trên sự chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn của điều dưỡng, bệnh nhân sẽ lần lượt tiến hành lấy mẫu máu và nước tiểu để làm xét nghiệm, sau đó tiến hành thực hiện siêu âm bụng.

Bước 3: Trả kết quả

Bệnh viện cam kết cung cấp kết quả chính xác, nhanh chóng trong 1 tiếng sau xét nghiệm. Bác sĩ sẽ gặp lại bệnh nhân để giải thích kết quả tầm soát, chẩn đoán bệnh, và đưa ra phương pháp điều trị cũng như biện pháp ngăn ngừa bệnh thận.

Xét nghiệm là cách duy nhất để xác thực tình trạng bệnh. Các dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng của bệnh thận mạn tính thường không dễ nhận biết. Có nhiều người mắc bệnh suy thận thường không biểu hiện triệu chứng gì cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Cần hẹn khám với bác sĩ Nội thận ngay khi phát hiện mình đang có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh thận. Phát hiện bệnh sớm có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối. Đối với người đang khỏe mạnh, hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của thận và mỗi năm thực hiện xét nghiệm tầm soát chức năng thận để kiểm tra.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo suy thận mạn

Phòng khám Nội Thận

Bệnh viện Đức Khang nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát, và điều trị tất cả các bệnh lý về thận như suy thận cấp, suy thận mạn, chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lupus ban đỏ, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, nhiễm trùng thận, theo dõi sau ghép thận, tầm soát chức năng thận

Phòng khám Nội thận tại Bệnh viện Đức Khang tự hào là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong ngành. Trong đó phải kể đến 3 bác sĩ Nội Thận dày dặn kinh nghiệm của Bệnh viện, đó là:

1. BS. CKII Phạm Thị Chải Nguyên Trưởng khoa Nội thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy, BS Chải hiện đang là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nội Thận học TP. HCM, và là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho kỹ thuật lọc màng bụng tại Việt Nam. BS Chải thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật chuyên đề về bệnh thận trên toàn quốc với vai trò là báo cáo viên. Ngoài ra, bác sĩ còn tích cực tham gia đào tạo các thế hệ sau về các phương pháp điều trị suy thận, đặc biệt là phương pháp lọc màng bụng. Với kinh nghiệm hơn 30 năm cống hiến cho ngành Thận học, BS Chải luôn nhận được sự tin tưởng và yêu mến của bệnh nhân bằng sự chuyên nghiệp, tận tâm, và chu đáo của mình.

2. BS. CKII Nguyễn Thị Thu Hà BS Thu Hà là chuyên gia với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Thận học – Lọc máu – Ghép thận. BS đã có nhiều năm kinh nghiệm khám, điều trị các bệnh lý về thận tại các bệnh viện lớn trong nước như Bệnh viện Chợ Rẫy. BS Thu Hà luôn vận dụng những phương pháp, công nghệ chẩn đoán và chữa trị tiên tiến nhất, giúp tối ưu hoá hành trình điều trị của từng bệnh nhân. BS luôn nhận được sự tin tưởng từ bệnh nhân trong quá trình thăm khám, được rất nhiều khách hàng yêu quý vì sự nhiệt tình, tận tâm và trách nhiệm.

3. Thạc sĩ, BS Nguyễn Nữ Bảo Chiêu

BS Chiêu có nhiều năm kinh nghiệm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy về các bệnh lý liên quan đến thận như suy thận mạn, viêm cầu thận, Lupus ban đỏ, nhiễm trùng thận, hội chứng thận hư… và thực hiện sinh thiết thận để chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương của thận.

Chủ Đề