Tranh vẽ của học sinh lớp 1

Skip to content

Có phải bạn đang tìm kiếm chủ đề vẽ mỹ thuật phải không? Nếu đúng như vậy thì mời bạn xem nó ngay tại đây nhé.

Mĩ thuật lớp 1 – bài 24: Vẽ cây, vẽ nhà | Những bức tranh làm mê đắm lòng người.

Kienthuccuatoi.com giới thiệu đến bạn những bức tranh đẹp nhất.

>> Xem thêm nhiều video quay cảnh vẽ tranh đẹp nhất tại đây: //kienthuccuatoi.com/kien-thuc-thiet-ke/hoc-ve-tranh.

vẽ mỹ thuật

Tag liên quan đến từ khoá vẽ mỹ thuật.

[vid_tags].
Xin chân thành cảm ơn.

Tổng hợp kiến thức học tập nhiều lĩnh vực hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người

SKKN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 1 VẼ HÌNH TỰ TIN TẠOBỐ CỤC THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI.PHẦN 1 – ĐẶT VẤN ĐỀI. Lý do chọn đề tài Với sự phát triển ngày càng đi lên của thế giới nói chung và việt nam nói riêng,việc đưa môn mĩ thuật trở thành một trong 9 môn học bắt buộc trong nhà trườngtiểu học là quan trọng và cần thiết. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, nhất lànhững năm đầu đi học, từng bước giúp trẻ hoà nhập thế giới xung quanh ;trẻ biếtsuy xét và mong muốn làm theo cái đẹp - chính là giúp trẻ tự hoàn thiện mình,trở thành người công dân có ích cho xã hội. Là người giáo viên dạy mĩ thuật, tôi luôn mong ước với kiến thức của mình cóthể giúp trẻ em, nhất là trẻ em mới vào lớp 1 nhìn nhận và thể hiện cái đẹp thôngqua các bài vẽ tranh đề tài một cách tự tin. II. Mục đích nghiên cứu - Nhằm phát huy cách vẽ hồn nhiên, ngây thơ của trẻ từ mẫu giáo. - Giúp trẻ bộc lộ sự phát triển trí tuệ, cảm quan đối với thế giới xung quanh mộtcách tự nhiên, “rất trẻ thơ” qua các bài vẽ tranh đề tài. - Giúp trẻ lớp 1 ngày càng yêu thích môn mĩ thuật - làm nền tảng cho việc giáodục thẩm mĩ cho học sinh khi học ở các lớp trên trong bậc tiểu học. Cụ thể hơn là giúp trẻ lớp 1 điều chỉnh nét vẽ thật tự nhiên, cách sắp xếp hìnhvẽ [bố cục] trong khuôn khổ giấy vẽ cho phù hợp. - Tôi đã chọn đề tài này với mong muốn giúp trẻ lớp 1của trường tiểu họcTHTH càng ngày vẽ càng tự tin hơn, đạt hiệu quả - phù hợp mục tiêu giáo dụccủa môn mĩ thuật: Giúp trẻ có sân chơi lí thú, bổ ích, phần nào có cái nhìn tổngthể đối với sự vật, hình ảnh quen thuộc xung quanh. Đây cũng là một yếu tốgiúp trẻ học các môn khác tốt hơn. III. Kết quả cần đạt …IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu1- Sau khi biết rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan tôi cố gắng tôi cốgắng, tìm hiểu, vạch ra một kế hoạch thực hiện trong năm học này, tôi cố gắngbiến những nguyên nhân, trở ngại này không còn là trở ngại, khó khăn nãư vàtiết Mĩ Thuật của tôi cũng đạt được kết quả khả quan hơn - Học sinh khối 1 trường tiểu học THTH năm học 20 -20 ; 20 – 20 vàhọc kỳ 1 năm học 20 - 20 - Thời gian 02 năm – 1 học kỳ. 2PHẦN 2 - NỘI DUNGI. Cơ sở lý luận nghiên cứu - Chương trình giáo dục mĩ thuật ở bậc tiểu học mục đích không phải là đào tạohọc sinh trở thành hoạ sĩ, mà với tiêu chí giúp trẻ làm quen với môn mĩ thuật -cụ thể là với ngôn ngữ của mĩ thuật [đường nét, hình mảng, bố cục, mầu sắc ].Do đó giáo viên dạy mĩ thuật tiểu học, nhất là giáo viên dạy học sinh lớp 1 càngphải quan tâm đến việc giáo dục thẩm mĩ ở trẻ hơn - hướng cho trẻ vẽ đẹp songphải thật tự nhiên; tạo cho trẻ kĩ năng vẽ hình phù hợp khổ giấy, nét vẽ khoángđạt, thể hiện đuợc nội dung đề tài định vẽ. * Nguyên nhân khách quan :Đa số phụ huynh chưa chú ý đến việc vẽ của con mình còn quan niệm đâylà môn học chưa cần thiết., chưa quan trọng còn xem là môn học phụ, chủ yếuchỉ cần cho con học Tiếng Việt và Toán là chính. Còn các em có vẽ được haykhông thì không quan trọng, nói gì giáo dục cho các em tính thẩm mĩ qua bứctranh.Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc mua đồ dùng học tập cho họcsinh như: [Bút màu, sáp màu, bút chì tẩy, vỡ tập vẽ ] cho các em học còn thiếuthốn nhiều.Tài liệu, các phương tiện ĐDDH do trên cung cấp, tranh ảnh vật mẩuphục vụ cho việc học vẽ chưa nhiều.* Nguyên nhân chủ quan: - Riêng bản thân tôi và học sinh các lớp do tôi giảng dạy là vùng nôngthôn, đa số các em gặp hạn chế về khả năng tạo hình ở các bài nặn nói chung vànhững bài vẽ nói riêng cũng còn hạn chế. Sự hiểu biết về môn học này cũng còncó mặt khó khăn nhất định. Thiếu tài liệu tham khảo, mẫu vật thật, thiếu phươngtiện giáo cụ trực quan Sau khi biết rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan tôi cố gắng tìm hiểu,vạch ra một kế hoạch thực tiển trong 2 năm nay, tôi cố gắng biến những nguyênnhân, trở ngại này không còn là trở ngại, khó khăn nữa và tiết dạy Mĩ Thuật củatôi cũng đạt kết quả khả quan hơn.3 - Tôi nghiên cứu đề tài này luôn chú trọng đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểuhọc mà các nhà tâm lí học đã đúc kết với mong muốn phần nào giúp trẻ lớp 1điều chỉnh cách vẽ hình cho thật đẹp, phù hợp mục tiêu giáo dục của môn MĩThuật.Mục đích làm trẻ yêu thích môn Mĩ Thuật, hào hứng khi được học mônMĩ Thuật. + Nét vẽ khoáng đạt, tự tin, rất trẻ thơ. + Hình vẽ được sắp xếp phù hợp tờ giấy. Mục đích làm trẻ yêu thích môn Mĩ thuật, hào hứng khi được học môn Mĩ thuật.II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu1- Những việc làm trước đây chưa có kết quả cao :Tôi là giáo viên chuyên trách môn Mĩ Thuật thuộc trường tiểu học THTH, ởnơi tôi công tác là một trường vùng sâu. Học sinh đa số là con em nông dânnghèo, có nhiều hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn phương tiện, đồ dùng học tậpcho môn Mĩ Thuật, gia đình thiếu quan tâm mua sắm đồ dùng học cho học sinhvì thế nên còn hạn chế về nhiều mặt. nên khi đến tiết dạy Mĩ Thuật tôi rất lo lắngvì đến lúc cho các em thực hành công việc, nên có những em vẽ không được, tôiphải dành nhiều thời gian đến hướng dẫn các em vẽ để các em có điều kiện cùnglàm việc với tập thể, nên khi đánh giá sản phẩm, tôi thường chú ý các em vẽkhông được, những em mà phụ huynh không mua đồ dùng học tập, tôi cho cácem vẽ bằng chì đen hoặc động viên những học sinh trong lớp có đủ đồ dùng họctập cho mượn, giúp bạn cùng thực hiện công việc, có lúc do các em vẽ khôngđược, tôi lại phải hướng dẫn vẽ mẫu nhiều lần tốn nhiều thời gian, các em vẽchưa đạt yêu cầu, còn một vấn đề rất quan trọng là vẽ chưa đẹp, nhất là giáo cụtrực quan cho các em quan sát lại thiếu, chưa có nhiều, chưa phong phú nộidung 2- Khảo sát chất lượng vẽ đầu năm học của các em : Trong từng đầu năm học tôi tiến hành cho các em vẽ kiển tra theo chú thích đểphân loại xem khả năng vẽ của các em như thế nào ? Kết quả đầu năm học 20 – 20 được phân loại như sau:4 + Tổng số trẻ trong khối 1: 82 học sinh.+ Chia ra 3 loại :- Vẽ nghèo về nội dung: 26 học sinh- Vẽ yếu về bố cục: 44 học sinh - Kỉ năng vẽ chưa tốt: 12 học sinh III. Mô tả nội dung1. Những nội dung và cách làm mới : - Hiện nay học sinh ở Mẫu giáo trường tiểu học THTH đã được làm quen vớimôn Mĩ thuật theo chương trình mẫu giáo 26 tuần và mẫu giáo 5 tuổi song docách tư duy tưởng tượng của trẻ vẫn còn tản mạn, rời rạc, ít có tổ chức, hình ảnhcủa trí tưởng tượng còn đơn giản hay thay đổi, chưa bền vững, chỉ một số ít họcsinh vào lớp 1 có ý thức sắp xếp bố cục trong tờ giấy, còn đa số học sinh lớp 1bỡ ngỡ chưa làm quen được với cách học của bậc tiểu học - các em vẽ hình bằngchì, hình vẽ nhỏ, hay tẩy xoá không tự tin khi vẽ hình, tạo bố cục trống trảikhông đẹp mắt dẫn đến khó tô màu, khó biểu đạt nội dung đề tài. - Quan niệm từ trước, cứ vẽ hình là cô giáo tiểu học cho dùng bút chì; nhiều emvẽ rất đẹp ở mẫu giáo, lên lớp 1 lại lúng túng không tìm được cách thể hiện bàivẽ thoải mái dẫn đến nhiều bài vẽ hình vẽ đẹp song lại quá bé không phù hợp tờgiấy hoặc tâm lí sợ vẽ không đúng với thực tế. Ví dụ: trẻ khi vẽ con chó, chúng muốn là phải thật giống, nếu vẽ sai sợ côgiáo phê bình, hoặc khi vẽ người: Trẻ vẽ người có chân tay dài hơn thật, khi bịbạn chê vội tẩy xoá ngay. Vậy để giúp học sinh, nhất là học sinh lớp 1 ngay từ ngày đầu cấp học đã cóthiện cảm, yêu thích với môn Mĩ thuật, luôn muốn được vẽ - được hoạt độngphù hợp sinh lí trẻ - tôi đã cố gắng nghiên cứu, vận dụng muốn đưa ra một cáchlàm mà theo tôi là đạt hiệu quả, giúp trẻ vẽ hình tự tin, thoải mái, sắp xếp hìnhhợp khuôn khổ giấy vẽ. 2. Những vấn đề tâm lí trẻ thường gặp ở lớp 1 khi học môn Mĩ Thuật: a. Tâm lí trẻ 6 tuổi.5* Theo các nhà tâm lí học, ở lứa tuổi tiểu học, sự tri giác của các em có các đặcđiểm sau: Tri giác: tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, tri giácnhững gì gây ấn tượng mạnh đối với các em hoặc các em tri giác những gì mìnhthích. Tình cảm có ảnh hưởng đến độ nhanh, độ bền trong trí nhớ của các em. Các emcó thể nhớ rất nhanh và làm những gì mình thích. Mau nhàm chán, ểu oải nhữnggì không theo sở thích. Do đó, khi dạy vẽ học sinh lớp 1, ta lợi dụng đặc điểmtâm lí trên để hướng trẻ vẽ tranh đề tài với cách nhìn của mình. Trong mỗi tiếthọc vẽ, tạo ra sự hứng thú cho trẻ đối với những đề tài định vẽ; không khí lớphọc thoải mái, nhẹ nhàng; đưa ra đồ dùng trực quan hợp lí, ấn tượng, bám sátchủ đề tranh định vẽ; các mẫu tranh vẽ là tranh của thiếu nhi, nhất là của chínhhọc sinh lớp 1 - làm học sinh dễ hiểu dễ tri giác hơn. Khi học sinh có thoãi máivà nhận thức tốt, thì các em sẽ yêu thích và sai mê với công việc của môn học. Ví dụ: Trong bài “ Vẽ con vật mà em thích” các em rất thích vẽ con trâu; giáoviên mô tả lại con trâu một cách khéo léo, cụ thể để lôi cuốn, cho các em xemtranh các bạn vẽ con trâu đang hoạt động [ăn cỏ, nằm nghỉ, đang cày ruộng] vànêu bằng lời cách vẽ trâu: Đầu hình quả đu đủ, mình trâu hình quả trứng to hơnnhiều so với đầu, 2 sừng cong nhọn, 4 chân trâu có móng guốc * Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm lí nói trên rất có lợi cho việc dạy trẻ lớp 1vẽ những sự vật, hiện tượng quanh ta một cách tổng quát, song hồn nhiên theocảm quan của các em. - Tư duy: ở học sinh lớp một, tính trực quan cụ thể vẫn còn chiếm ưu thế [sẽchuyển dần sang tính trừu tượng, khái quát ở lớp cuối cấp ]. Cho nên đồ dùng trực quan đưa ra phải đẹp, cô đọng, phong phú về thể loại[tranh vẽ, băng hình video, giáo án điện tử, phần mền thực hành tô màu trên vitính ] hoặc vật thật. Mục đích cho học sinh lớp 1 tiếp xúc nhiều với những sự vậthiện tượng sắp được vẽ. Tranh vẽ đẹp của các bạn năm trước được giới thiệu vớihọc sinh sẽ làm cho các em có chuẩn của cái đẹp mà vẽ bài hứng thú hơn. b. Những biện pháp thực hiện: 6 Giáo viên dạy Mĩ thuật vẽ thị phạm lên bảng, lên giấy sẽ giúp học sinh nhậnbiết cách vẽ nhanh hơn, dễ hơn nhiều so với chỉ dạy trên tranh mẫu. - Hoạt động chủ đạo của trẻ dưới 6 tuổi là vui chơi [ở gia đình, ở lớp mẫu giáo].Đến 6 tuổi, các em vào học trong trường tiểu học; lúc này hoạt động chủ đạo củacác em là hoạt động học tập; môi trường của các em có sự thay đổi. Thời gian đầu của lớp một các em gặp một số khó khăn, chưa quen bạn và côgiáo, khó tiếp thu trong khi học, tính kỉ luật chưa cao. Giáo viên dạy Mĩ thuậtphải biết điều chỉnh - gây không khí hào hứng trong lớp học song vẫn giữ đượctính kỉ luật, trật tự: Cho phép các em trao đổi ý kiến, xem, nhận xét bài bạn -Nhưng giáo viên phải nhắc nhở những học sinh mải chơi, nói chuyện riêngngoài việc học vẽ. - Tưởng tượng: Lứa tuổi này là lứa tuổi giàu tưởng tượng, tuy nhiên tưởngtượng của các em còn tản mạn, ít có tổ chức. Hình ảnh của tưởng tượng còn đơngiản, hay thay đổi, chưa bền vững; nhất là lớp 1, các em phải dựa vào đối tượngcụ thể. Cho nên tranh vẽ theo đềtài của các em còn đơn giản về các hoạt động[của nhân vật], ít chi tiết, bố cục chưa đẹp. Do đó người giáo viên dạy Mĩ thuật chú ý tập cho các em kĩ năng vẽ hình đơngiản song cô đọng, dạy cách sắp xếp hình ảnh hợp với khuôn khổ giấy vẽ quanhiều tiết học. Người giáo viên dạy Mĩ thuật phải biết cách khai thác óc tưởng tượng phongphúc của trẻ phục vụ cho việc biểu hiện hình vẽ trong bài vẽ tranh đề tài; Có thểdùng phương pháp hỏi đáp, kể chuyện, so sánh để bật ra đặc điểm của bức tranhđịnh vẽ. - Ví dụ: vẽ bài “Cây và nhà”: Cô giáo hỏi học sinh: Con biết các loại cây gì?Con thử mô tả lại đặc điểm của cây đó Đi ngoài phố, con nhìn thấy những ngôinhà giống hay khác nhau - mô tả cụ thể Cô kể lại ngôi nhà của mình có đặcđiểm nào đó. Cô hỏi một vài học sinh về ngôi nhà của mình. Hoặc so sánh nhà ởnông thôn và thành phố bằng cách hỏi học sinh. * Tư duy lứa tuổi học sinh tiểu học có những nét đặc thù so với những lứa tuổikhác. Mà bậc học tiểu học là bậc học nền tảng cho những bậc học sau này. Vì7vậy, giáo viên dạy Mĩ thuật phải lựa chọn phương pháp dạy học tối ưu, phù hợpvới nội dung từng bài vẽ tranh đề tài [Cũng như các phân môn vẽ khác ]. Hướngdẫn các em tích cực suy nghĩ để hình thành kiến thức về Mĩ thuật, khuyến khíchhọc sinh chủ động, tự tin khi vẽ bài; Người giáo viên có vai trò hướng dẫn giúpđỡ chứ không áp đặt, làm thay các em. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, cụ thể là học sinh lớp 1,giúp cho giáo viên dạy vẽ như bản thân tôi rất tự tin trong việc nghiên cứuhướng dẫn cho các em cách vẽ hình tự tin, tạo bố cục thuận mắt trong bài vẽtranh đề tài c. Khái niệm “tranh vẽ theo đề tài”. - Đây là một phân môn của Mĩ thuật trong chương trình dạy học ở bậc tiểuhọc. - Học sinh được vẽ những đề tài về cuộc sống xung quanh: Thiên nhiên,sinh hoạt của con người, thế giới động vật - Qua cách học vẽ tranh đề tài, giúp trẻ khám phá thêm về thế giới xungquanh, thêm yêu cuộc sống, yêu gia đình, bạn bè, thầy cô - Giúp học sinh phần nào biểu đạt được tình cảm, cảm xúc của mình vớicuộc sống qua các bài vẽ của chính bản thân. - Rèn luyện óc quan sát, tưởng tưởng, kĩ năng cầm bút, giúp trẻ học tốt cácmôn học khác.. * Học sinh lớp 1, lớp nền tảng của cả cấp học tiểu học, do đó việc cho các emlàm quen, yêu thích vẽ tranh đề tài cũng như vẽ theo mẫu, vẽ trang trí là mộtnhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các giáo viên dạy Mĩ thuật như tôi. 3. Vẽ hình, tạo bố cục trong bài vẽ tranh đề tài. a. Vẽ hình : - Tạo nét vẽ trên giấy vẽ để thể hiện một đề tài nào đó: những hoạt động, hìnhdáng của các nhân vật, sự vật xung quanh - theo chủ quan của người vẽ - cụ thểở đây -của học sinh lớp một dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy Mỹ thuật. - Các chất liệu để tạo nét trên bức tranh: chì, chì màu, sáp màu, dạ màu, bộtmàu, sơn dầu, thuốc nước, sơn mài nói chung là màu vẽ. 8 b. Tạo bố cục. - Tập hợp các nét, hình vẽ thể hiện rõ nội dung đề tài. - Cùng với mảng, màu sắc, khối và đặc trưng của chất liệu làm thành bức tranhđẹp, mô tả sự nhìn nhận của người vẽ với thế giới xung quanh. 4. Nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu cách dạy vẽ hình, bố cục trong khuôn khổ giấy được trẻ thể hiệnqua các bài vẽ theo đề tài dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy Mĩ thuật làm saođạt được hiệu quả cao nhất: đó là sự say mê vẽ của học trò. a. Hiện nay, trẻ em vào học lớp một đã được trang bị một chút kiến thức Mĩthuật về tạo hình do được học ở mẫu giáo : cây, nhà, ô tô con người, chim, gà,cá, mặt trời Chỉ còn một số ít trẻ không qua mẫu giáo thì vẫn bỡ ngỡ trong việc xây dựnghình bằng nét vẽ Ví dụ: vẽ người - tranh vẽ trang: 38 - Để có mặt bằng kiến thức về nét vẽ - tương đối đồng đều ở học sinh lớp một -Tôi hướng dẫn cụ thể cách vẽ cho đối tượng đó bằng cách cho học sinh xemnhững bức tranh có nét vẽ rõ ràng, mạch lạc đối lập với những bức tranh có nétvẽ loằng ngoằng, khó nhìn là hình gì. Ví dụ: Tranh vẽ trang: 24 - Đồng thời hướng dẫn những trẻ vẽ nét tạo hình tốt hơn dạy cho bạn. Do đó các em vẽ được nên tự tin hơn trong các bài vẽ tiếp theo. b. Khi cách nhận thức về vẽ hình của học sinh lớp 1: đã tương đối đồng đềuthì phải giúp các em đi sâu tim hiểu về cách vẽ tranh đề tài, cụ thể là sắp xếp bốcục hợp lí để nêu bật được chủ đề bức tranh. c. Cách vẽ hình của trẻ trong bài vẽ tranh đề tài: Tương đối mạnh dạn ở sốđông; giáo viên phải biết cách phát huy - luôn khen ngợi những trẻ có nét vẽ ngộnghĩnh đồng thời tỏ ra chưa vừa lòng khi có học sinh chê bạn vẽ xấu, khônggiống thật. Ví dụ: một học sinh: N.Q.B lớp 1A vẽ chân dung bạn mình, bạn ngồi bên cạnhthấy không giống nên chê bai làm em đó sợ hỏng bài vội xoá hình đi - Lúc này9tôi phải tìm ra một đặc điểm nào đó đặc trưng nhất của nhân vật trong tranh vàkịp thời khen ngợi - như vậy đã giúp em: N.Q.B đó cảm thấy tự tin hơn, và họcsinh chê bạn sẽ suy nghĩ xem việc mình làm là tốt hay không tốt. d. Vẽ hình bằng bút chì: đây là cách vẽ hình truyền thống của cả trẻ em lẫnngười lớn khi tạo nét cho tranh vẽ theo đề tài. Học sinh vẽ hình bằng chì cho kết quả là đa số các bài vẽ có hình vẽ nhỏ Do chất liệu bút chì dễ tẩy xoá nên nhiều học sinh quâ lạm dụng tẩy - làm chobài vẽ bị bẩn, hình vẽ thiếu tự nhiên. Kết quả được một bức tranh có bố cục trống vắng, rất khó thể hiện màu. Ví dụ: tranh vẽ trang : 25 lớp 1 Trong nhiều tiết vẽ, những em quên vở tôi đã cho vẽ bằng phấn lên bảng con thìphát hiện thấy nét vẽ của các em khoẻ, tự nhiên và bố cục hợp lí. Và tôi đã động viên kịp thời những em học sinh đó bằng cách cho cả lớp xembài, đồng thời cho điểm tốt những bài vẽ đẹp. Theo tôi, đó chính là do chất liệu: phấn có nét to cho nên trẻ vẽ hình to, rõ hơn[do các em sợ vẽ hình nhỏ thì các nét phấn sẽ dính vào nhau nhìn không rõhình ]. Sau đó, tôi thử nghiệm: cho học sinh dùng luôn bút có nét to như dạ màu, sápmàu - để vẽ bài tranh đề tài trong sách giáo khoa hoặc vào giấy khổ A4 thì thấyđạt hiệu quả tương đương như các em vẽ trên bảng con. Như vậy, hình vẽ của trẻ trên bài vẽ tranh đề tài tỉ lệ thuận với nét vẽ do chấtliệu để vẽ tạo nên. Tôi đã cho cả lớp xem bài vẽ của học sinh có nét vẽ mạnh dạn, hình vẽ to phùhợp giấy vẽ và khen ngợi trước lớp học sinh đó. Học sinh lớp một rất hay quên, do đó việc tạo thói quen cho trẻ lớp một trongcách vẽ hình [ở bài vẽ tranh đề tài] bằng bút có nét to, rõ được lặp đi lặp lạinhiều lần ở các tiết học Mĩ thuật. Tôi luôn động viên các em học sinh nên dùngbút có nét to, đậm [mầu nâu, đen, xanh, tím ] để vẽ. Tôi đã thí nghiệm việcdùng bút có nét to, rõ để giúp học sinh vẽ hình trong bài vẽ theo đề tài ở 2/3 lớpmột trong thời gian 2 tháng. hai lớp được vẽ bằng bút có nét to, rõ cho chất10lượng bài vẽ tốt hơn nhiều so với một lớp vẽ bằng bút chì. Trong số một lớpnày, 10% số học sinh tạo hình bằng bút chì đạt được bố cục tốt, nhưng tốc độ vẽlại chậm. Với số học sinh này, tôi động viên các em vẽ bằng bút to. Song do cátính, thói quen cẩn thận mà các em vẫn chỉ dùng bút chì để vẽ - không bắt ép cácem phải làm theo các bạn khác mà tôi luôn chỉ bảo để các em có tốc độ vẽ hìnhnhạnh hơn trước. e- Những kiến thức Mĩ Thuật liên quan đến việc vẽ hình, tạo bố cục: khi học sinh lớp một đã vẽ được bố cục tốt qua việc tạo nét bằng bút màu đậmvà những kiến thức khác về sắp xếp hình trong bài vẽ theo đề tài thì việc tô màutrở nên dễ dàng: Hình có mảng to, dễ nhìn [tranh vẽ trang 18 ], khong như vẽbằng bút chì làm hình vẽ nhỏ khác nhìn [tranh vẽ trang 31] Bức tranh có màu sắc đẹp dần dần hiện ra trước mắt trẻ, lôi cuốn trẻ, trẻ tự hàođã tạo ra được bức tranh của riêng mình - trẻ đã khám phá thế giới của MĩThuật, đây chính là sân chơi bổ ích của trẻ. Khi trẻ đã vẽ được bức tranh theo cách vẽ hình để tạo bố cục, rất thuận lợi chogiáo viên dạy vẽ - vì học sinh tự tin hơn khi thấy giáo viên mỹ thuật bước vàolớp, trẻ reo hò, háo hức “ đòi” được vẽ. đây chính là món quà quí giá đói vớimột giáo viên dạy mỹ thuật như tôi. - Phương pháp cho trẻ dùng bút chì nét to, rõ để vẽ hình, ngoài những ưu điểm,thành quả trên còn có một số hạn chế: một số trẻ không vẽ theo mà vẫn dùng bútchì vẽ để tẩy cho dễ, tôi phải mất nhiều thời gian trong một số tiết học để hướngdẫn cụ thể hơn cho các em này. - Một số học sinh khác [số lượng ít, khoảng 10 % tổng số học sinh trong lớp] vẽtheo phương pháp theo tôi hướng dẫn tren có nhận thức chậm hoặc không cónăng khiếu, nên vẽ chưa đẹp - vẽ bài có bố cục dàn hàng ngang hoặc hình ngườitrong tranh giống nhau về động vật; một số em thích gì vẽ nấy dẫn đến bố cụctranh lộn xộn. Trong quá trình giảng dạy tôi cố gắng giúp những em này vẽđược những hình, bố cục đơn giản nhất bằng bút chì to: động viên kịp thời mộttiến bộ dù nhỏ nhất của các em.11 - Sau khi học sinh lớp 1 đã quen với cách dùng to nét, rõ để vẽ hình thì việc dạytrẻ cách tạo cho bài vẽ có bố cục chặt chẽ trở nên thuận lợi hơn. - Toi vẽ thị phạm [xong rồi xóa đi ngay] trên bảng to, coi bảng là một tờ giấy vẽ- vẽ hình rõ hợp lí trên bảng để học sinh quan sát. - Ví dụ: bài vẽ “Chim và hoa”, “Em trong vườn hoa” “Quan sát thiên nhiên” –sách Mĩ Thuật lớp 1 trang: 36, 38 tiết 31, 33. - Như đã biết, trẻ 6 tuổi hay bắt chước các hành động, việc làm của người lớnhơn – tôi đã vận dụng đặc điểm này của trẻ để hướng cho các em sắp xếp bố cụctheo chuẩn mực của cai đẹp: vẽ hình phù hợp khuôn khổ bản vẽ - cách làm nhưvậy góp phần không nhỏ để tạo cho học sinh lớp 1 có kĩ năng vẽ hình to, rõràng; giúp các em cách nhìn hình, bố cục hợp lí. Học sinh lớp 1 vẽ hình đơngiản, một bức tranh chỉ cần vẽ ba bốn hình là đủ tạo thành một bố cục tranh IV. Kết quả nghiên cứuNhư vậy, tôi đã nhân rộng cách dạy trên của mình ở cả khối 1 trongtrường, sau 1 học kỳ của năm học đã đạt được kết quả đáng phấn khởi – 75 % sốhọc sinh thích vẽ bằng bút chì nét to, rõ. 75 % học sinh vẽ hình bằng chất liệutrên đã giúp trẻ thêm tự tin vào chính bản thân mình, 25 % không tẩy xoá hìnhvẽ nữa. Điều đó đã giúp bài vẽ của các em ngộ nghĩnh, đáng yêu. Cảm xúc củatrẻ được bộc lộ trên bức tranh. Trong tiết Mĩ thuật, để giúp học sinh làm quen với cách tạo bố cục bằng nét vẽto, rõ; tôi luôn khen ngợi trước lớp bài của các em có bố cục đẹp, được vẽ bằngnét to, rõ [dạ mầu, sáp màu] và khuyến khích các em vẽ chì cố gắng hơn để cóđược bài đẹp như các bạn kia. Kết quả cuối năm học, số lượng học sinh vẽ bằngbút chì nét to, rõ chiếm 75 % trong toàn khối. Chất lượng các bài vẽ tranh đề tài được nâng cao, những bức tranh có tạo hìnhtự tin, ngộ nghĩnh xuất hiện ngày càng nhiều. Và điều quan trọng là đã gây được không khí hào hứng, say mê vẽ ở trẻ. Lớp1B; 1A; 1C12Khi tôi vào dạy Mĩ Thuật các em nộp tranh vẽ ở nhà rất tự giác và số lượng cũngnhư chất lượng đều cơ bản khá - tốt. Các em “ thi đua ” nhau vẽ tranh, tự hào khi mình mang nộp nhiều tranh đượccô giáo cho điểm cao. Phong trào vẽ tranh đề tài của 3 lớp một trên tốt nhấttrường.• Năm học: 20 – 20 :- Các em vẽ tốt đạt: 41, 57 %.- các em vẽ khá đạt: 52,80 %- các em vẽ nghèo về nội dung đạt: %- các em vẽ yếu về bố cục đạt: %.• Năm học: 20 – 20 :- Các em vẽ tốt đạt: 45, 78 %.- các em vẽ khá đạt: 53, 01 %- các em vẽ nghèo về nội dung đạt: %- các em vẽ yếu về bố cục đạt: %.• Học kỳ 1 năm học 20 – 20 :- Các em vẽ tốt đạt: 50 %.- các em vẽ khá đạt: 32 %- các em vẽ nghèo về nội dung đạt: %- các em vẽ yếu về bố cục đạt: %.V. Những bài học kinh nghiệm : * Môn Mĩ Thuật, môn học giúp trẻ thư giãn sau các giờ học khác, trẻ được chơi,được tìm tòi suy nghĩ và bộc lộ bản thân qua từng nét vẽ, mảng màu, đề tài khácnhau. Với đề tài này, tôi đã giúp trẻ yêu thích môn Mĩ Thuật, hạn chế cảm lo sợ vìkhông biết vẽ. Trẻ biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi vẽ tranh, khôngbị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác. 13 Phương pháp vẽ hình trên giúp bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, cach so sánhsự vật hiện tượng ở học sinh, giúp các em tìm tòi thể hiện để vươn tới cái đẹp. Đó là một cách giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Học sinh lớp 1 say sưa, hứngthú vẽ cho nên tiết học vẽ trở nên thoải mái, nhẹ nhàng. Học sinh tự tin hơn khi vẽ hình bài tranh trong đề tài. Học sinh tạo những bốcục, hình vẽ ngộ nghĩnh mang hiệu quả bất ngờ, đẹp mắt, óc quan sát, so sánh ởtrẻ được bồi dưỡng rèn luyện thường xuyên. Khi học sinh vẽ giáo viên không gò ép các em vào khuôn mẫu mà cần phải pháthuy tính tư duy tự lập của các em để sáng tạo thêm. Ở tiết vẽ đề tài và tiết vẽ theo ý thích cần gợi mở không khí thoải mái hứng thúcho các em phải khảo sát mức độ vẽ của các em ngay đầu năm học vào hoàncảnh sống của mỗi gia đình học sinh để có cách dạy cho phù hợp.14PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊI. Kết luậnTôi thực hiện đề tài “Phương pháp giúp học sinh lớp 1 vẽ hình tự tin, tạobố cục cân đối trong bài vẽ tranh đề tài” không ngoài việc thực hiện mục tiêucủa giáo dục tiểu học [nhằm giúp học sinh có kiến thức cơ bản về 9 môn học;giáo dục óc thẩm mĩ, rèn luyện kĩ năng kỉ xảo học tập cho học sinh]. Qua nhiều tiết Mĩ Thuật; trẻ hoạt bát, tự tin, cởi mở với giáo viên với bè bạn.Do đó việc giáo dục tốt hơn. Phương pháp dạy học lớp 1 vẽ hình bằng bút chì có nét to, rõ đã bộc lộcách vẽ ngộ nghĩnh hồn nhiên như chính cuộc sống của trẻ em qua các bài vẽtranh đề tài. Dựa trên các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học, cụ thể là lứa tuổi họclớp 1 - vận dụng kiến thức Mĩ Thuật của bản thân, tôi cố gắng giúp trẻ em cósân chơi bổ ít và lý thú thông qua đề tài này. Việc đó đã góp phần làm cho trẻkhám phá được ngôn ngự riêng của Mĩ Thuật khác với môn học khác. Phương pháp dạy học trên mới áp dụng trong toàn khối một; tôi sẽ tìmcách thử nghiệm ra các lớp khác vào những năm học tiếp theo. Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình dạy mĩ Thuật, tôiđã phổ biến trong hội đồng để các bạn đồng nghiệp tham khảo, đóng góp vàotiết dạy của mình. Vì thế muốn nâng cao chất lượng dạy - học môn Mĩ Thuậtngười giáo viên phải có quyết tâm cao trong quá trình giảng dạy, thực hiện nhiềubiện pháp cải tiến trong khâu chuẩn bị tiết dạy sao cho có hiệu quả.Đây chỉ là ýkiến của bản thân để góp một phần nào đó nhằm năng cao chất lượng dạy - họcmôn Mĩ Thuật lớp 1 nói riêng và tiêu học nói chung.II. Kiến nghị 15Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, ngoài sự nỗ lực nghiên cứucủa bản thân, phải kể đến sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu và đồngnghiệp trong nhà trường. Tuy nhiên do kinh nghiệm còn ít, nên đề tài này cònmang tính chất chủ quan, khó tranh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng gópgiúp đỡ chân thành của thầy [cô]. Xin tiếp thu mọi ý kiến nhận xét của cấp lãnhđạo, hội đồng khoa học, của các thầy cô để việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinhtrong trường tiểu học THTH của tôi ngày càng hoàn thiện. …………., ngày … tháng … năm 20…Người viết16

Video liên quan

Chủ Đề