Tốt nghiệp đại học trình độ chính trị là gì năm 2024

Theo Điều 2 Quy định 256-QĐ/TW năm 2009 quy định đối tượng xác nhận trình độ trính trị, cụ thể như sau:

Là cán bộ, đảng viên đã học lý luận chính trị ở các trường ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng hoặc đã học đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, nay có nhu cầu được xác định trình độ lý luận chính trị.

Theo thông tin bạn cung cấp bạn đã tốt nghiệp lớp đại học tại chức chuyên ngành xây dựng đảng và chính quyền nhà nước của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

Do thông tin bạn cung cấp chúng tôi không rõ bạn đã học lý luận chính trị ở các trường ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng chưa, nên mong bạn cung cấp rõ thông tin.

Nếu bạn đã học lý luận chính trị ở các trường ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng thì bạn được xác nhận trình độ chính trị theo quy định.

*Nguyên tắc xác định

Lấy nội dung chương trình sơ cấp, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị hiện hành của hệ thống trường chính trị của Đảng [trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; trường chính trị cấp tỉnh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh] làm chuẩn để đối chiếu với nội dung, chương trình lý luận chính trị [số môn, số tiết] đã được học của cán bộ, đảng viên.

*Thẩm quyền, trách nhiệm xác định

- Ban tổ chức của cấp uỷ cấp huyện và tương đương; ban tổ chức của cấp uỷ cấp tỉnh và tương đương; cơ quan tổ chức cán bộ của các ban, cơ quan đảng, đoàn thể, bộ, ngành và tương đương ở Trung ương có trách nhiệm lập danh sách cán bộ, đảng viên có yêu cầu đề nghị xác định trình độ lý luận chính trị và chuyển đến cơ sở đào tạo theo phân cấp đối tượng và địa bàn đào tạo.

- Trên cơ sở danh sách đề nghị của ban tổ chức cấp uỷ các cấp, cơ quan tổ chức cán bộ của các ban, cơ quan đảng, đoàn thể, bộ, ngành và tương đương ở Trung ương, các cơ sở đào tạo [Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, trường chính trị cấp tỉnh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh] chịu trách nhiệm thẩm định, cấp giấy xác nhận. Nếu nội dung, chương trình đã học tương đương với chương trình nào thì căn cứ vào đó để cấp giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị.

- Các trường hợp đã được xác định trình độ lý luận chính trị theo Quy định số 12-QĐ/TC-TT-VHTW, ngày 09-01-2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương [nay là Ban Tuyên giáo Trung ương] cho đến thời điểm Quy định này có hiệu lực thì không tiến hành xác định lại.

- Việc đối chiếu, xem xét, xác định trình độ lý luận chính trị được tiến hành theo định kỳ, mỗi năm một lần. Mẫu giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh quy định, hướng dẫn thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

*Giá trị của giấy xác nhận

- Giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên đã học đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh được ghi trong hồ sơ lý lịch của cán bộ, đảng viên và được công nhận là tương đương với tiêu chuẩn về lý luận chính trị khi xét dự thi nâng ngạch công chức, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Vấn đề xác định và khai trình độ lý luận chính trị trong hồ sơ luôn được sự quan tâm của cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn nhiều cách hiểu khác nhau, thực hiện chưa thống nhất. Ban tổ chức Đảng ủy Tổng công ty trao đổi một số nội dung cơ bản nhằm giúp cán bộ, đảng viên hiểu rõ quy định về xác định trình độ lý luận chính trị.

Trước đây việc xác định và khai trình độ lý luận chính trị được thực hiện theo Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH ngày 9/1/2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương về việc xác định trình độ lý luận chính trị. Văn bản này không quy định cấp giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị mà căn cứ vào văn bằng tốt nghiệp, các cơ quan quản lý cán bộ, đảng viên công nhận trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên.

Thực hiện Quy định này, Đảng ủy Tổng công ty đã thống kê văn bằng tốt nghiệp của cán bộ, đảng viên để xem xét công nhận trình độ chính trị, nhưng quá trình thực hiện có nhiều bất cập, vướng mắc nên dừng chưa ra quyết định công nhận và báo cáo các vướng mắc lên tổ chức Đảng cấp trên.

Đến ngày 16/9/2009 Ban Bí thư ban hành Quy định số 256-QĐ/TW về việc xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ đảng viên đã học lý luận chính trị ở các cơ sở đào tạo ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng hoặc đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thay thế Quy định 12-QĐ/TC-TTVH ngày 9/1/2004 của Ban Tổ chức Trung ương.

Ngày 15/3/2011 Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh có Hướng dẫn 03/HD-HVCT-HCQG về việc "Hướng dẫn chương trình để xác nhận trình độ tương đương Trung cấp lý luận chính trị theo Quy định số 256-QĐ/TW ngày 16-9-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng [khóa XI]”.

Ngày 14/ 01/ 2013 Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 69-HD/BTGTW hướng dẫn về việc xác định trình độ sơ cấp lý luận chính trị.

Như vậy kể từ ngày 16/9/2009 việc kê khai trình độ lý luận chính trị phải căn cứ vào chứng chỉ, văn bằng của hệ thống trường chính trị của Đảng. Đối với cán bộ, đảng viên đã học lý luận chính trị ở các cơ sở đào tạo ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng hoặc đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh sẽ được xem xét để công nhận trình độ lý luận chính trị.

1. Nguyên tắc xác định: Lấy nội dung chương trình sơ cấp, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị hiện hành của hệ thống trường chính trị của Đảng [Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, trường chính trị cấp tỉnh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh] làm chuẩn để đối chiếu với nội dung, chương trình lý luận chính trị [số môn, số tiết] đã được học của cán bộ, đảng viên.

2. Thẩm quyền, trách nhiệm:

- Ban tổ chức các cấp uỷ cấp huyện và tương đương; Ban tổ chức của cấp uỷ cấp tỉnh và tương đương; cơ quan tổ chức cán bộ của các ban, cơ quan Đảng, đoàn thể, bộ, ngành và tương đương ở Trung ương có trách nhiệm lập danh sách cán bộ, đảng viên có yêu cầu đề nghị xác định trình độ lý luận chính trị.

- Hiệu trưởng trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức xác định và cấp giấy xác nhận trình độ tương đương trung cấp lý luận chính trị.

- Giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tổ chức xác định và cấp giấy xác nhận trình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trị.

3. Giá trị của giấy xác nhận:

- Giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên đã học lý luận chính trị ở các trường ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng được ghi trong hồ sơ lý lịch của cán bộ, đảng viên và được công nhận là tương đương với tiêu chuẩn về lý luận chính trị khi xét dự thi nâng ngạch công chức.

- Giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên đã học đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh được ghi trong hồ sơ lý lịch của cán bộ, đảng viên và được công nhận là tương đương với tiêu chuẩn về lý luận chính trị khi xét dự thi nâng ngạch công chức, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Thực tế triển khai việc xác định trình độ lý luận chính trị có nhiều khó khăn, ít người đủ điều kiện để được xác nhận. Để thực hiện tốt việc quản lý trình độ lý luận chính trị trong tình hình hiện nay cần thực hiện như sau:

Đối với cá nhân cán bộ, đảng viên chỉ khai trình độ lý luận chính trị theo chứng chỉ văn bằng được các cơ sở đào tạo trong hệ thống trường chính trị của Đảng cấp. Nếu cá nhân có nhu cầu xác nhận trình độ lý luận chính trị thì làm hồ sơ gồm: đơn đề nghị, bảng điểm sao có công chứng, chương trình lý luận chính trị đã được học gửi về Ban Tổ chức Đảng ủy.

Đối với cơ quan tổ chức cán bộ và các cơ quan của Đảng khi thống kê và bổ sung hồ sơ về trình độ lý luận chính trị phải căn cứ vào chứng chỉ, văn bằng được các cơ sở đào tạo trong hệ thống trường chính trị của Đảng cấp.

Học sơ cấp lý luận chính trị mất bao lâu?

- Thời gian học sơ cấp lý luận là 30 ngày, 295 tiết, mỗi tiết 45 phút [mỗi ngày tính 10 tiết], bao gồm cả thời gian dành cho lên lớp nghe giảng, thảo luận và nghiên cứu thực tiễn; - Tùy theo đối tượng, có thể bổ sung thêm báo cáo thực tiễn, điều chỉnh thời gian dành cho các nội dung.

Trình độ sơ cấp chính trị là gì?

Sơ cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... ở cơ sở; trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn.

Trình độ lý luận chính trị là gì?

Trình độ chính trị hay còn gọi là trình độ lý luận chính trị được hiểu là tiêu chuẩn để xác định mức độ hiểu biết, kiến thức và nhận thức về mặt lý luận chính trị của một cá nhân.

Lớp trung cấp lý luận chính trị hành chính là gì?

Trung cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở; trang bị cơ bản, có hệ thống, cập nhật về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và hoàn thiện kỹ năng ...

Chủ Đề