Top 100 game nes tệ nhất năm 2022

Đôi khi chỉ một ý tưởng tồi tệ thôi cũng có thể làm rẽ hướng sự nghiệp của một nhà phát triển game nổi tiếng sang hướng xấu.

Trải quả biết bao thời kỳ phát triển, ngành game đã chứng kiến vô số những ý tưởng đột phá tới từ các hãng game hay các hãng chuyên về thiết bị chơi game. Có những ý tưởng thực sự đã tạo ra cột mốc đáng nhớ, đưa toàn bộ ngành công nghiệp game cũng như sự nghiệp của một người sang một trang mới tươi sáng hơn. Nhưng cũng có những ý tưởng đã nhấn chìm toàn bộ danh tiếng và sự nghiệp của chính nhà phát triển game đó.

Phụ lục

  • 1 THQ uDraw
  • 2 Nintendo phản bội lại Sony
  • 3 N-Gage của Nokia
  • 4 Nintendo giữ lại hộp băng trên Nintendo 64
  • 5 John Romeo và dự án Daikatana

THQ uDraw

uDraw là mẫu máy tính bảng chơi game được THQ phát hành cho Wii vào năm 2010, PlayStation 3 và Xbox 360 vào năm 2011. Thiết bị này có bút cảm ứng lực, cho phép người chơi vẽ và xem sáng tạo của mình trên màn hình. uDraw cũng sử dụng gia tốc kế hoặc nhận tín hiệu từ Wii Remote để giúp game thủ có nhiều cách trải nghiệm game khác nhau.

Nhưng vấn đề của uDraw ở đây là không ai mua nó cả. Mặc dù các nhà phê bình khá thích thiết bị này, bởi sự kết hợp với các trò chơi vẽ mang lại tính thân thiện và khả năng giáo dục cao cho trẻ em. Thật không may, trong khi phiên bản trên Wii hoạt động tốt, thì uDraw dành cho PS3 và Xbox 360 lại có hiệu suất rất kém. Khiến THQ chao đảo với hơn 1,4 triệu sản phẩm tồn kho. Ước tính lỗ của công ty rơi vào con số 100 triệu USD.

Vào năm 2012, chủ tịch THQ là ông Jason Rubin đã thông báo thất bại của uDraw là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự phá sản của toàn bộ công ty.

Nintendo phản bội lại Sony

Câu chuyện Nintendo phản bội, Sony tạo ra PlayStation để trả thù đã trở thành một huyền thoại trong ngành công nghiệp game. Trước khi trở thành đối thủ, Nintendo và Sony đã hợp tác với nhau để tạo ra Nintendo PlayStation. Đây được coi là một thành quả lớn của cả 2 công ty vào thời điểm năm 1991.

Nhưng chỉ một ngày sau buổi họp báo giới thiệu sản phẩm, chủ tịch Nintendo tại Mỹ lúc bấy giờ, Howard Lincoln đã tuyên bố sẽ từ bỏ Sony để chuyển qua hợp tác với Phillips. Thậm chí trước đó, Nintendo còn có hành động ép Sony không được phép tham gia vào lĩnh vực máy chơi game để loại bỏ đi một đối thủ.

Nintendo Playstation và câu chuyện 2 ông lớn xỏ nhau

Thời nay mà tìm được một chiếc máy NES chính hãng do Nintendo sản xuất ở Việt Nam [không phải Famicom nhé] là cả một tin chấn động. Nhưng nếu bạn tìm được một hệ máy thậm chí còn chưa ra đời như câu chuyện chiếc Nintendo Playstation thì quả là thần thánh cmnr. Chân...

Sự trở mặt này khiến danh tiếng của Nintendo bị hủy hoại trong mắt cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản. Còn về phía Sony, khỏi nói khi ban lãnh đạo công ty đã tức giận tới mức nào. Cuối cùng, Sony quyết định lấy những gì còn lại của thiết bị cũ để chế tạo ra PlayStation của riêng họ, trả đũa lại Nintendo.

Sony PlayStation xuất hiện vào 3 tháng 12 năm 1994 đã giúp Sony đặt chân vào mâm các ông lớn trong ngành game. PlayStation trở thành cái gai trong mắt Nintendo. Thế hệ PlayStation đầu tiên đã bán chạy hơn Nintendo 64 gấp 3 lần. Không biết thời điểm Sony lên ngôi, Nintendo có thấy cay cú và hối hận vì đã phản bội lại công ty hay không?

N-Gage của Nokia

Mặc dù sản phẩm N-Gage của Nokia là một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của game mobile, nhưng nhìn rộng ra, ý tưởng một chiếc điện thoại với việc bố trí các phím giống máy chơi game không thực sự tốt. Về bản chất, sản phẩm của Nokia vẫn là một chiếc điện thoại và nó phải làm tốt nhiệm vụ này của nó trước đã. Bên cạnh đó, vào thời điểm năm 2002, hầu hết mọi người coi điện thoại di động là một thiết bị liên lạc, không phải một thứ để chơi game.

Về ngoại hình, giới phê bình nhận xét N-Gage trông kỳ quái không khác gì một chiếc bánh Taco của Mexico. Vị trí các phím bấm tuy có sự đột phá, nhưng lại không phù hợp với người dùng điện thoại cơ bản. Điều này gây khó khăn cho người sử dụng khi muốn nghe gọi. Mức giá của N-Gage khi đó cũng tương đối đắt, vào khoảng 300 USD, cao gấp ba lần so với Game Boy Advance.

Doanh số bán ra kém khiến Nokia buộc phải hạ giá sản phẩm xuống còn 200 USD chỉ sau vài tuần. Tới năm 2004, một thiết kế có tên gọi N-Gage QD đã cải thiện một vài nhược điểm của thế hệ tiền nhiệm. Tuy nhiên, trong khi Nokia nói rằng họ đã vận chuyển hơn 2 triệu chiếc tới các nhà bán lẻ, thì doanh số thực chất chỉ là 5000 chiếc được bán tại Hòa Kỳ mà thôi. Tới năm 2008, Nokia hồi sinh lại thương hiệu này với N-Gage 2.0 cùng dịch vụ chơi game trực tuyến cho Nokia. Chỉ sau đó chưa đầy 2 năm, hãng đã buộc phải dẹp bỏ N-Gage.

Nintendo giữ lại hộp băng trên Nintendo 64

Vào giữa thập niên 90. khi hầu hết các thiết bị chơi game đã sử dụng đĩa CD-ROM để lưu trữ các trò chơi. PlayStation, Sega Return hay Atari Jaguar đều đã theo hướng này, nhưng Nintendo lại một mình một ngựa, theo một hướng hoài cổ hơn nhiều. Thay vì đĩa quang có khả năng lưu trữ dung lượng lớn, Nintendo vẫn quyết định sử dụng hộp băng cho Nintendo 64.

Howard Lincoln, chủ tịch Nintendo của Mỹ cho biết: “Các hộp băng của Nintendo 64 cung cấp thời gian truy cập nhanh hơn, tốc độ di chuyển của nhân vật trong game nhanh hơn và ổn định hơn, trải nghiệm tổng thể của game thủ sẽ được tốt hơn so với đĩa quang.” Tất nhiên các nhà phát triển không đồng ý với điều này và chuyển hướng hợp tác từ Nintendo sang đối thủ PlayStation nhà Sony. Trong khi đó, Konami vẫn tiếp tục hợp tác với Nintendo.

John Romeo và dự án Daikatana

Có thể bạn đọc không nhận ra cái tên John Romeo, ông đã cùng các đồng nghiệp của mình tại id Software phát triển các huyền thoại như Wolfenstein 3D, DOOM hay Quake. Mặc dù John Romeo không phát minh ra thể loại game bắn súng, nhưng ông ta là người có công lớn trong việc đưa thể loại này trở nên nổi tiếng. Theo nhiều thông tin, Romeo chịu trách nhiệm đưa thuật ngữ Deathmatch trở nên phổ biến toàn cầu.

Sau khi rời id Software, Romeo đã đồng sáng lập nên Ion Storm. Ông đã làm việc cho dự án game bắn súng mới có tên Daikatana. Tuy nhiên, Ion Storm đã lợi dụng tên tuổi của John Romeo, thúc đẩy sản xuất trò chơi một cách vội vàng. Công ty không hề để tâm tới người hâm mộ của mình và thực hiện một chiến dịch quảng bá rầm rộ cho Daikatana có tên “John Romeo chuẩn bị biến bạn thành con ‘bitch’ của gã.”

Những ý tưởng tồi tệ nhất lịch sử ngành game – P.1

Ý tưởng là thực sự cần thiết trong bất cứ ngành nghề nào. Mỗi ý tưởng nảy ra trong đầu của những người làm trong ngành game đều có thể tạo ra một cuộc cách mạng cho toàn bộ cộng đồng video game. Tuy nhiên, không phải ý tưởng nào đưa ra cũng đều được...

Chiến dịch quảng bá này đã ảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh của Romeo trong mắt các fan, khiến ông phải lên tiếng xin lỗi. Bên cạnh đó, dự án game bắn súng Daikatana cũng không hoạt động tốt. Ngân sách của trò chơi đã tăng lên rất nhiều do sự chậm trễ và ý tưởng phát triển của Romeo. Vào thời điểm trò chơi ra mắt năm 2000, Daikatana phải đối mặt với nỗi thất vọng lớn từ game thủ. Các đánh giá dành cho tựa game không hề tệ, nhưng chính chiến dịch quảng bá rầm rộ đã khiến nó nhận phải những kỳ vọng quá cao.

Sau cùng, văn phòng Dallas của Ion Storm đã phải đóng cửa, Romeo chuyển đến Midway, chuyển hướng sự nghiệp của mình sang mảng game mobile.

Bạn thấy bài viết này thế nào:

UPDATE NGAY lịch đăng video mới trên Mọt Game Channel vào 12h00 thứ 3 - 5- 7 - Chủ Nhật hàng tuần nào.

Ngoài ra cũng nên ghé thăm fanpage Gosugamers Vietnam khu vườn địa đàng với hàng ngàn tin tức Esports và 7749 loại meme/video… vui tính hơn cả crush của bạn. LIKE NGAY ĐỂ CẢM NHẬN.

Cuối cùng bạn có sẵng sàng "tám" xuyên biên giới tại Gia đình Mọt Game, nơi có những thiên tài như Elon Musk, bí ẩn như Dr.Strange và lịch lãm như Constantine?

Chủ Đề