Top 10 nền kinh tế đông nam á năm 2022

  • Tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia, tỷ lệ lạm phát sáu tháng đầu năm nay đã lên mức 4,35% so với cùng kỳ năm trước, tốc độ nhanh nhất trong 5 năm qua và vượt xa mục tiêu nước này đặt ra là 2-4%. Chính phủ Indonesia đã phải áp đặt lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ từ cuối tháng 4, trong bối cảnh nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới này đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu ăn và giá cả leo thang.

Tại một số thành phố, người dân phải đợi nhiều giờ trước trung tâm phân phối để mua được hàng hóa thiết yếu được trợ giá. Giá cả tăng cao cũng khiến Quốc hội Indonesia tháng 5 vừa qua đã phải thông qua yêu cầu của Chính phủ về việc tăng trợ cấp năng lượng 23,8 tỷ USD để bình ổn giá năng lượng.

Trong khi đó, ở Philippines, nửa đầu năm 2022, lạm phát ghi nhận ở mức 4,4%, cao hơn mức mục tiêu 2-4% đề ra. Riêng tháng 6, nước này ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong gần bốn năm qua là 6,1%. Chính phủ Philippines cho biết đang tìm cách thực hiện các thỏa thuận nhập khẩu với một số nhà cung cấp phân bón lớn nhất thế giới, bao gồm cả Trung Quốc và Nga, để giúp hạ giá thành và tăng sản lượng lương thực trong bối cảnh lạm phát cao.

Các quan chức ngành nông nghiệp cảnh báo giá gạo trong nước, vốn là lương thực chính của nước này, sẽ tăng trong những tháng tới. Nguyên nhân một phần là do chi phí phân bón tăng cao, nguồn cung bị gián đoạn do cuộc xung đột Nga-Ukraine, cũng như chi phí của một số mặt hàng thực phẩm tăng cao.

Một nền kinh tế lớn khác của Đông Nam Á là Malaysia cũng ghi nhận lạm phát tăng mạnh. Tỷ lệ lạm phát được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng, đã tăng 3,4% trong tháng 6 so với một năm trước, chủ yếu do giá thực phẩm tăng cao. Số liệu mới nhất của Cục Thống kê Malaysia (DOSM) cho biết mức tăng nêu trên đã vượt quá mức lạm phát trung bình 1,9% trong giai đoạn từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2022.

Theo DOSM, chỉ số giá lương thực tăng 6,1% và vẫn là yếu tố chính góp phần khiến lạm phát tăng trong tháng 6. Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob trong phát biểu mới đây khẳng định, chính phủ sẽ tìm cách thức và biện pháp nhằm giải quyết tình trạng giá cả hàng hóa gia tăng. Ông cho hay hiện Chính phủ Malaysia đang trợ cấp 17,6 tỷ USD nhằm ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu gồm gà, trứng, dầu ăn, nước, xăng dầu và điện.

Singapore, quốc gia láng giềng của Malaysia cũng ghi nhận lạm phát tăng, trong khi tăng trưởng kinh tế giảm. Ngân hàng trung ương nước này cho biết, lạm phát cơ bản tại “Quốc đảo sư tử” đã lên mức đáng lo ngại vào tháng 5, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất trong 13 năm qua.

Trong khi đó, quý I năm nay, tăng trưởng sản xuất của Singapore đã giảm liên tiếp trong ba tháng liền, chủ yếu do tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến giá cả tăng cao và làm gián đoạn nguồn cung năng lượng và kim loại công nghiệp trên toàn thế giới. Nhà kinh tế Barnabas Gan của Ngân hàng UOB dự kiến tăng trưởng sản xuất cả năm 2022 của Singapore là 4%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 13,2% của năm 2021 và 7,5% năm 2020.

Tại Thái Lan, áp lực từ lạm phát cũng đã tăng lên trong thời gian qua, với tỷ lệ lạm phát toàn phần chạm mức 7,61% trong tháng 7, gần bằng mức cao nhất trong 14 năm ghi nhận trong tháng 6 là 7,66%. Điều này đã buộc Bộ Thương mại Thái Lan phải nâng dự báo lạm phát trung bình năm 2022 lên 5,5-6,5%, từ mức 4-5% đưa ra trước đó, trong khi Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) duy trì dự báo lạm phát hằng năm ở mức 6,2%. Đầu tháng 8, BoT đã tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên sau gần bốn năm để chống lạm phát, trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phục hồi.

Lạm phát đang trở thành thách thức kinh tế lớn nhất trong năm 2022 với các nền kinh tế Đông Nam Á. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo giá lương thực toàn cầu năm nay sẽ tăng 22,8%. Các nhà nghiên cứu tại Fitch Solutions nhận định giá dầu Brent năm nay sẽ đạt mức trung bình 105 USD/thùng và “bóng ma suy thoái” tiếp tục đe dọa kinh tế toàn cầu… Trong bối cảnh nêu trên, con đường phục hồi phía trước của các nền kinh tế Đông Nam Á đang phải đối mặt nhiều chông gai. Thời gian tới, các nước trong khu vực có thể buộc phải tăng chi tiêu để giảm tác động tiêu cực của lạm phát, khiến thâm hụt ngân sách và nguy cơ mất cân đối vĩ mô càng gia tăng.

Mặc dù nhiều dự đoán cho rằng kinh tế thế giới sẽ bước vào suy thoái trong năm tới, nhưng Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á vẫn là điểm sáng.

Top 10 nền kinh tế đông nam á năm 2022
Đông Nam Á là điểm sáng về phát triển kinh tế. (Nguồn ảnh: AFP)

Sự hồi phục mạnh mẽ của kinh tế Châu Á đầu năm nay đã bị mất đà do ba lực cản là lãi suất tăng, xung đột vũ trang và ảnh hưởng của các chính sách kinh tế của Trung Quốc. 

Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng: “Mặc dù vậy, Châu Á vẫn là điểm sáng trong bức tranh u ám của kinh tế thế giới”. IMF dự báo tăng trưởng khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đạt 4% năm nay và 4,3% vào năm 2023. Những dự báo này vẫn cao hơn dự báo cho khu vực Châu Âu và Mỹ. IMF dự báo tăng trưởng 3,1% năm 2022 và 0,5% năm 2023 đối với Châu Âu; và 1,6% năm 2022 và 1% năm 2023 đối với nước Mỹ.

Tổng quan tình hình của Châu Á sẽ khác với các khu vực khác do những thay đổi hiệu quả, giúp khu vực này không gặp phải những khó khăn mà Châu Âu đang gặp phải.

Nhà quản lý danh mục đầu tư của Tập đoàn tài chính Fidelity, Taosha Wang nhận định: “Có nhiều không gian cho các chính sách phát triển của Đông Nam Á, điều này khác với nhiều nơi đang đối mặt với lạm phát cao khiến các ngân hàng trung ương phải thắt chặt các chính sách tài chính”.

Trong bức tranh của Châu Á, khu vực Đông Nam Á dự báo sẽ có một năm 2023 tăng trưởng mạnh mẽ, theo IMF. Việt Nam đang mở rộng thành trung tâm chuỗi cung ứng đa dạng. Trong khi, Philippines, Indonesia, Malaysia có thể đạt tăng trưởng 4% đến 6%. Ngành du lịch của Campuchia và Thái Lan cũng sẽ đi lên.

Đến nay, xuất khẩu từ nhóm ASEAN 6 gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines, Việt Nam đang vượt trội hơn khu vực Bắc Á và các phần khác của Châu Á, theo Ngân hàng DBS. Giá hàng hóa cao hơn và sự gián đoạn cung ứng trên thế giới đã tạo điều khi cho các quốc gia như Indonesia.

Các chỉ số nhà quản trị mua hàng sản xuất chế tạo tại Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đều đạt trên 50 điểm vào tháng 9, cao hơn Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).

Mặc dù vậy, khu vực Nam Á như Sri Lanka và Bangladesh vẫn khá u ám. Sri Lanka vẫn đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ, trong khi Bangladesh chịu ảnh hưởng từ giá hàng hóa cao và cuộc chiến tại Ukraine. Điều này khiến các quốc gia này càng khó hồi phục từ sau đại dịch COVID-19.

IMF cho rằng: “Các nền kinh tế Châu Á đang có nợ cao như Maldives, Lào và Papua New Guinea, và các quốc gia đối mặt với rủi ro tái cấp tài chính như Mông Cổ, đang gặp thách thức lớn”.

Đối với Trung Quốc, tăng trưởng của nước này có thể đạt 3,2% năm nay và tăng lên 4,4% vào năm 2023 khi các chính sách liên quan tới COVID-19 đang được nới lỏng dần.