Top 10 chuyên gia môi giới cổ phiếu năm 2024

VPS tiếp tục dẫn đầu thị phần môi giới trong quý IV và cả năm 2022.

[ĐTCK] Bất chấp việc thị trường biến động mạnh, vị trí xếp hạng thị phần của các công ty gần như không có thay đổi nào đáng kể trong năm 2022.

Tuần qua Sở GDCK TP.HCM [HoSE] và Hà Nội [HNX] đã công bố danh sách 10 công ty chứng khoán có thị phần giao dịch môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có đảm bảo và chứng khoán phái sinh quý 4/2022 và cả năm 2022.

Mặc dù thị trường chứng khoán có sự biến động mạnh bất thường trong năm qua, gây nhiều bất ngờ không chỉ đối với nhà đầu tư cá nhân trong nước mà còn đối với cả những nhà đầu tư tổ chức, nhưng vị trí xếp hạng về thị phần của các công ty chứng khoán lại không gây ra nhiều bất ngờ với các nhà đầu tư.

Vẫn là những cái tên quen thuộc trong nhiều năm qua lọt vào top 10 công ty có thị phần môi giới lớn nhất.

Thống kê từ HoSE cho thấy, 10 công ty chứng khoán có giá trị môi giới lớn nhất trên sàn HoSE trong quý 4/2022 gồm VPS, SSI, VNDirect, MAS, HSC, VCSC, MBS, TCBS, KIS, VDSC.

Cụ thể, VPS tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về thị phần môi giới cổ phiếu với 14,81% trong quý cuối cùng của năm 2022. Đó là quý thứ 8 liên tiếp VPS đạt vị trí thị phần số 1 trên sàn HoSE, dù con số này thấp hơn gần 4 điểm phần trăm so với mức 18,71% của quý 3/2022. Điều này là do VPS hiện tập trung khai thác mạnh vào mảng nhà đầu tư cá nhân, trong khi trong quý cuối cùng của năm chứng kiến các quỹ đầu tư nước ngoài đẩy mạnh giải ngân vào thị trường chứng khoán trong bối cảnh nhà đầu tư cá nhân trong nước có tâm lý giao dịch thận trọng.

Đứng ngay sau VPS là công ty chứng khoán SSI với thị phần 9,96%, chứng khoán VNDirect [VND] về thứ ba với 7,51% thị phần. Vị trí thứ tư tiếp tục thuộc về Mirae Asset với 6,31% thị phần. Các công ty chứng khoán xếp lần lượt ở các vị trí tiếp theo gồm HSC, VCSC, MBS, TCBS, KIS và cuối cùng là VDSC.

Tính chung cả năm 2022, top 10 thị phần môi giới trên HoSE vẫn là những cái tên quen thuộc. Đứng đầu vẫn là chứng khoán VPS với tổng thị phần đạt 17,38%, tăng hơn 1 điểm phần trăm so với mức 16,14% của năm 2021.

Xếp sau VPS là chứng khoán SSI với 9,84% thị phần. Nếu so với năm 2021 thì tỷ lệ thị phần của SSI đã giảm hơn 1 điểm phần trăm so với mức 11,05% của năm trước đó.

Về thứ 3 chung cuộc là công ty chứng khoán VND với 7,88% thị phần, tăng nhẹ 0,42 điểm phần trăm so với năm 2021.

Trên HNX chứng khoán VPS cũng giữ vị trí đứng đầu trong năm 2022 với thị phần đạt hơn 21%. Đáng lưu ý là trong khi các công ty khác lọt vào top 10 môi giới cổ phiếu trên HNX chỉ cải thiện được thị phần không đáng kể, hoặc thậm chí chứng kiến thị phần bị co lại thì thị phần của VPS lại tăng thêm gần 5 điểm phần trăm từ mức 16,34% năm 2021.

Các công ty chứng khoán như SSI và VND cũng cải thiện được thị phần trên HNX trong năm 2021, tương ứng tăng thêm 0,14 và 0,12 điểm phần trăm.

Bị văng ra khỏi Top 10 trên HNX là 2 công ty HSC và SHS, thay vào đó là 2 công ty KB Việt Nam và VCBS với thị phần tương ứng là 3,12% và 2,76%.

Với thị trường UPCoM đứng đầu vẫn là VPS với 23,22% thị phần, tương đương với tổng thị phần của 3 công ty xếp ngay sau là VND, SSI và TCBS. Trong khi VPS mở rộng thêm được 1,27% thị phần UPCoM trong năm 2022 thì VND và MBS cũng chứng kiến thị phần tăng nhẹ, ở mức 0,47 và 0,02 điểm phần trăm. Phần còn lại đều chứng kiến thị phần giảm nhẹ trong năm 2022.

Ở mảng môi giới chứng khoán phái sinh, chứng khoán Phú Hưng lần đầu tiên lọt vào top 10 với 1,75% thị phần, trong khi các công ty khác như VPS, Mirae Asset hay FPTS hay BSC đều tăng được thị phần. Đáng kể nhất phải kể đến VPS với thị phần tăng thêm được hơn 2 điểm phần trăm, mức tăng cao nhất về số tuyệt đối so với các công ty khác trong Top 10. Có một điểm đáng lưu ý là thị phần của các công ty chứng khoán lớn khác như HSC, SSI hay VND đều giảm, trong đó HSC giảm mạnh nhất [gần 3 điểm phần trăm].

Từ vị trí thứ 6 trong quý 2, MAS đã vươn lên đứng thứ 4 với thị phần 5,85%, trong khi HSC và TCBS bị đẩy xuống hạng 5 và 6 với thị phần lần lượt là 5,58% và 5,23%.

Nhà đầu tư theo dõi diễn biến thị trường trong phiên sáng 29/9. [Ảnh: Hứa Chung/TTXVN]

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh [HOSE] vừa công bố Bảng xếp hạng thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm quý 3/2022.

Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trên HOSE không có sự thay đổi so với cuối quý 2/2022, nhưng thứ tự xếp hạng các vị trí lại có chút bất ngờ.

Đứng đầu danh sách này vẫn là Công ty cổ phần Chứng khoán VPS, chiếm 18,71% thị phần môi giới trên HOSE. Thị phần của công ty này liên tục tăng mạnh kể từ năm 2019, đến quý 1/2021, VPS đã vươn lên dẫn đầu thị phần tại HOSE và giữ vững vị trí này kể từ đó đến nay.

Với thị phần kể trên, VPS tiếp tục gia tăng cách biệt với vị trí thứ 2 là Công ty cổ phần Chứng khoán SSI. Tính đến cuối quý 3, thị phần môi giới của SSI trên HOSE còn 9,6%, có sự giảm nhẹ so với mức 10,02% ở quý trước.

Dù bị đảo vị trí xếp hạng, song trên thị trường chứng khoán, SSI vẫn là công ty chứng khoán hàng đầu ở Việt Nam, kiên trì với chiến lược tăng trưởng bền vững.

Trong bối cảnh thị trường biến động, SSI tiếp tục đề cao việc quản trị rủi ro đối với hoạt động cho vay ký quỹ, đồng hành cùng khách hàng trong giai đoạn khó khăn. Tại thời điểm 30/9/2022, dư nợ cho vay của SSI đạt mức 15.387 tỷ đồng.

Bên cạnh biện pháp nghiệp vụ, SSI tiếp tục đẩy mạnh các chương trình tư vấn đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả, quản trị rủi ro cho nhà đầu tư với nhiều chương trình, sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư như chương trình Café Chứng mỗi sáng trên fanpage Chứng khoán SSI; Bí mật Đồng tiền...

Do đó, dù trong bối cảnh thị trường điều chỉnh, công ty này vẫn thu hút được đông đảo nhà đầu tư mở tài khoản, khi số lượng tài khoản mở mới tăng 34% trong 9 tháng so với cùng kỳ năm ngoái.

Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu quý 3 trên HOSE. [Nguồn: HOSE]

Ở vị trí thứ 3 là Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect [VNDS], với 7,72% thị phần và giảm nhẹ so với thời điểm cuối quý 2/2022.

Đáng chú ý, Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam [MAS] từ vị trí thứ 6 trong quý 2 đã vươn lên đứng thứ 4 với thị phần 5,85%.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh [HSC] và Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương [TCBS] bị đẩy xuống hạng 5 và 6 với thị phần lần lượt là 5,58% và 5,23%.

[Thị trường “đỏ lửa,” nhiều doanh nghiệp vẫn muốn “đổ bộ” lên sàn HOSE]

TCBS cũng là công ty có thị phần môi giới cổ phiếu trên HOSE liên tục sụt giảm trong thời gian gần đây, từ vị trí thứ 4 ở quý 1/2022.

So với thời điểm cuối quý 2, Công ty cổ phần Chứng khoán MB [MBS] và Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt [VCSC] đã đổi thứ tự cho nhau ở hạng 7 và 8 với thị phần lần lượt 4,73% và 4,49%.

Hai vị trí còn lại là Công ty cổ phần Chứng khoán FPT [FPTS] và Chứng khoán KIS [KIS] cũng đổi vị trí cho nhau, với thị phần lần lượt là 2,99% và 2,74%.

Quý 3/2022, cùng với xu hướng chung của thị trường chứng khoán thế giới, chứng khoán Việt Nam nhìn chung giao dịch khá ảm đạm, chỉ số VN-Index rơi xuống mức thấp nhất từ tháng 2/2021, bất chấp triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm. Sau nhịp hồi phục kéo dài suốt tháng Bảy và tháng Tám, chỉ số VN-Index đã quay lại với xu hướng giảm kể từ đầu tháng Chín.

Chỉ số kết thúc phiên cuối tháng 9 quanh vùng 1.132 điểm, giảm 11,6% so với thời điểm cuối tháng 8 và giảm 24,4% so với cuối năm 2021.

Theo phân tích của các chuyên gia SSI, vận động tiêu cực của thị trường là do tác động của nhiều yếu tố; trong đó, nổi bật nhất là thông tin tăng lãi suất của Fed kéo theo việc tăng lãi suất của các ngân hàng trong nước. Tiếp theo là việc room tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại ở mức hạn chế và nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng.

Trong bối cảnh thị trường biến động, một số công ty chứng khoán vẫn tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển, mở rộng mạng lưới giao dịch nhằm góp phần mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư cũng như mở rộng thị phần hoạt động.

Mới đây, SSI đã khai trương thêm phòng giao dịch, nâng số địa điểm kinh doanh của công ty này lên 7 điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và thứ 13 trên toàn quốc.

Hay như Mirae Asset Việt Nam cũng khai trương văn phòng mới tại Đà Nẵng nhằm mở rộng đối tượng khách hàng ở khu vực miền Trung cũng như nhóm đối tượng khách hàng nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Đà Nẵng, đặc biệt là khách hàng Hàn Quốc.../.

Chủ Đề