Tổng số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1575/QĐ-TTg phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2022.

Theo Quyết định, tổng biên chế công chức năm 2022 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, Cơ quan Đại diện của Việt Nam ở nước ngoài [không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và cán bộ, công chức cấp xã], biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước và biên chế công chức dự phòng là 256.685 biên chế.

Cụ thể, đối với biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước là 247.722 biên chế.

Trong đó, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập là 106.890 biên chế.  

Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện 140.832 biên chế. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài là 1.068 biên chế.  

Tổng biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 686 biên chế.

Biên chế công chức để chuyển công chức phường tại các phường không tổ chức Hội đồng nhân dân thành công chức quận ở thành phố Hà Nội, TP.HCM và thành phố Đà Nẵng có 7.035 biên chế. Biên chế công chức dự phòng là 174 biên chế.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm giao biên chế công chức đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong tổng số biên chế cho công chức.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm giao biên chế công chức làm việc ở nước ngoài đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ trong tổng số biên chế công chức; giao biên chế đối với từng Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước trong tổng biên chế quy định.

Các bộ, ngành và địa phương hoàn thiện đề án vị trí việc làm và bố trí, sắp xếp biên chế công chức theo vị trí việc làm trong tổng biên chế được giao và thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, TP.HCM và thành phố Đà Nẵng báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp để điều chỉnh giảm biên chế công chức phường tương ứng với số biên chế công chức chuyển thành công chức quận.

[Số: 03/NQ-HĐND, ngày 26 tháng 4 năm 2022]

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Công văn số 6002/BNV-TCBC ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ Nội vụ về số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Nam Định năm 2022;

Xét Tờ trình số 33/TTr-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, các tổ chức Hội của tỉnh Nam Định năm 2022; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, các tổ chức Hội của tỉnh Nam Định năm 2022 như sau:

1. Tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên của tỉnh Nam Định là 30.312 người làm việc.

2. Số lượng người làm việc trong các tổ chức Hội: 65 người làm việc.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết. 

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định khóa XIX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 26 tháng 4 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 26 tháng 4 năm 2022./.

CHỦ TỊCH
Lê Quốc Chỉnh

Để chuẩn bị cho sơ kết 6 tháng hoạt động ngành Nội vụ, báo cáo của Bộ Nội vụ cho biết, kết quả tinh giản biên chế đến 2021 đã vượt mục tiêu 10%.

Cụ thể, tổng biên chế công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Chính phủ từ T.Ư đến cấp huyện đến năm 2021 là 247.344 người, giảm 27.514 người [giảm 10,01%].

Số lượng người làm việc [biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước] trong các đơn vị sự nghiệp công lập đến năm 2021 là 1.787.031 người, giảm 238.846 người [giảm 11,79%].

Số hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000 trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ chi thường xuyên giảm 11.641 người [tương ứng giảm 14,88%].

Cán bộ, công chức cấp xã đến năm 2021 là 217.853 người, giảm 15.397 người [tương ứng giảm 6,59% so với 2015].

Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, tổ dân phố đến năm 2021 và 447.390 người, giảm 390.994 người [giảm 46,64% so với 2015].

Như vậy, tổng đối tượng hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước trong 5 năm qua là 684.374 người [đối tượng hưởng lương là 293.380 người và hưởng phụ cấp là 390.494 người], chủ yếu là cán bộ không chuyên trách cấp thôn, tổ dân phố, xã.

Như vậy, đến 2021, cả nước còn 2.766.209 người hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách nhà nước, trong đó đông đảo nhất là lực lượng viên chức với gần 1,79 triệu người.

Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế chậm sửa đổi định mức

“Nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá và kiểm điểm để rút kinh nghiệm sâu sắc về những tồn tại, hạn chế”, Bộ Nội vụ cho rằng, tinh giản biên chế tuy vượt chỉ tiêu giảm 10%, song chưa gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, vẫn mới chỉ là giảm về số lượng. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số.

Việc sử dụng biên chế công chức, viên chức được đánh giá là chưa hiệu quả; đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức để đưa ra khỏi bộ máy những người có năng lực hạn chế, tinh thần, thái độ làm việc yếu kém chưa được các bộ, ngành và địa phương nghiêm túc thực hiện, nên chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu theo các nghị quyết của Đảng đã đề ra.

Một số bộ quản lý công chức, viên chức chuyên ngành chưa kịp thời ban ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về tiêu chuẩn chức danh công chức chuyên ngành, chức danh nghề nghiệp viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Đặc biệt là Bộ GD-ĐT chậm sửa đổi định mức học sinh/lớp, giáo viên/lớp tại các bậc học; Bộ Y tế chậm sửa đổi định mức viên chức y tế/giường bệnh, viên chức y tế/dân số theo tinh thần Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 3.7.2020 của Chính phủ làm cơ sở để bố trí biên chế, số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp bảo đảm khoa học, sát với thực tế.

Người đứng đầu các bộ, ngành và địa phương chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp theo quy định tại Nghị định số 62/2020 và Nghị định số 106/2020 của Chính phủ.

Sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm, chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu của Nghị quyết T.Ư 6 khóa XII đề ra do lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương chưa tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt.

Trật tự, kỷ cương hành chính ở một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm, qua kiểm tra, thanh tra công vụ còn phát hiện nhiều biểu hiện vi phạm cần chấn chỉnh. 

Tin liên quan

Không phải bây giờ, gánh nặng ngân sách chi cho bộ máy hành chính ở Việt Nam mới được nhắc đến. Các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo: Không một ngân sách nào có thể kham được một bộ máy hành chính lớn như Việt Nam.

Chi thường xuyên tăng chóng mặt Trả lời phỏng vấn mới đây, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thẳng thắn chỉ ra gánh nặng khổng lồ mà ngân sách phải cáng đáng để chi lương cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Bà Lan nói: “Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước [NSNN], con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước.

Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương từ ngân sách thì con số này lên tới 11 triệu người. Hồi cuối năm 2015, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách [VEPR] cũng đã hoàn thành một nghiên cứu tập trung vào vấn đề chi phí kinh tế cho các tổ chức quần chúng công ở Việt Nam. “Tổ chức quần chúng công” VEPR đề cập bao gồm Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và 5 tổ chức chính trị - xã hội là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, và Hội Cựu chiến binh, cùng 28 hội đặc thù khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí cho hệ thống các tổ chức này hàng năm dao động từ 45,6 nghìn tỷ đồng đến 68,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó chi ngân sách nhà nước ước vào khoảng 14 nghìn tỷ đồng. Ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên của VEPR cho biết, ở một địa phương, chi thường xuyên của các tổ chức quần chúng công lên đến 90% tổng chi, chỉ 10% là chi cho các hoạt động thực tế. Chia sẻ về điều này, ông Vũ Thành Tự Anh - Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright đã chỉ ra một trong những lý do khiến ngân sách “hụt hơi” là do chi thường xuyên tăng với tốc độ chóng mặt, trung bình lên tới 19,6% trong giai đoạn 2003-2015. Tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách [không kể chi trả lãi nợ vay] đã tăng từ 57,4% vào năm 2003 lên đến 80% theo ước tính lần đầu của ngân sách 2015 “Tất cả đều cho thấy chi thường xuyên đang tăng rất nhanh trong 5 năm trở lại đây. Đó là lý do chính khiến cho ngân sách hụt hơi và làm cho tình thế “tiến thoái lưỡng nan” của Chính phủ ngày càng trở nên trầm trọng”, ông Vũ Thành Tự Anh nhận định.

Phải giảm chi quyết liệt

Nhiều năm nghiên cứu về ngân sách, nợ công, PGS.TS Phạm Thế Anh - Đại học Kinh tế quốc dân nhấn mạnh, cần phải nhận thức rõ ràng thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây là do chúng ta chi tiêu quá nhiều chứ không phải do hụt thu. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, chi thường xuyên mỗi năm đã gấp khoảng 4 lần chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Điều này cho thấy các nỗ lực cắt giảm chi tiêu công chủ yếu nhằm vào cắt giảm chi đầu tư phát triển, còn chi thường xuyên – nhân tố được coi là có ít đóng góp hơn cho tăng trưởng kinh tế dài hạn – lại chưa được chú trọng. Thực tế, ngân sách quốc gia đang rơi vào tình cảnh khó khăn . Đến nỗi Bộ trưởng Bộ Tài chính từng phải thốt lên: “Mấy năm nay, điều hành ngân sách như kiểu đi trên dây. Năm 2016 tiếp tục đi trên dây. Cứ tình hình này kéo sang năm 2017, dây mà đứt thì chúng ta chết”. Tuy nhiên, các biện pháp Chính phủ đang thực hiện mới chỉ tập trung tìm kiếm các nguồn thu tạm thời và chưa tập trung nhiều vào các khoản chi tiêu lãng phí ở địa phương. PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng, khi chi tiêu công chưa được cắt giảm một cách bền vững thì dù có tăng được nguồn thu trong nước thế nào, bán được bao nhiêu DNNN, và phát hành thành công trái phiếu quốc tế ra sao cũng chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề. “Không sớm thì muộn, ngân sách nhà nước sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng thâm thủng như trước. Do vậy, chỉ có cải cách tài khóa, đặc biệt là chi tiêu công, mới mong duy trì được an toàn nợ công trong tương lai”, chuyên gia này đánh giá. Ông Vũ Thành Tự Anh cũng chung quan điểm phải nhanh chóng thiết lập được kỷ luật ngân sách và cải thiện hiệu quả chi tiêu. “Nếu không chấm dứt tình trạng này, khó khăn của nền tài khóa quốc gia là điều không thể tránh khỏi”, chuyên gia Fulbright cảnh báo. Thế nhưng, cắt giảm chi tiêu công, bất kể là chi đầu tư hay thường xuyên là việc làm rất khó khăn bởi thường gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ các nhóm liên quan. Song, đây là một việc không thể né tránh nếu muốn duy trì an toàn tài khóa trong tương lai.

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, không một ngân sách nào có thể kham được một bộ máy hành chính lớn như Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề