Tóm tắt bước đường cùng - nguyễn công hoan

Đánh giá: 7.8/10 từ 20 lượt

Năm sáng tác: 1938
Nhà xuất bản Văn học
Số chương: 30 chươngCuốn "Bước đường cùng" dày hơn 200 trang, ông hoàn thành trong có hai tuần. Tiểu thuyết gắn liền với số phận của anh Pha. Một người Mỹ đọc tác phẩm này đã nói rằng "Tôi rất thích những nhân vật nông dân Việt Nam như anh Pha trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan. Đọc Bước đường cùng tôi rất xúc động. Tôi hiểu hơn về những khó khăn chồng chất của người nông dân".Bước đường cùng đánh dấu đỉnh cao về tư tưởng của nhà văn Nguyễn Công Hoan và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng.Pha, một nông dân nghèo bị Trương Thi – người hàng xóm không tốt bỏ bã rượu vào ruộng rồi báo Tây đoan về bắt. Nhưng Thi bỏ lầm vào ruộng Nghị Lại, một địa chủ lớn trong vùng. Pha thoát nạn. Nghị Lại xúi Trương Thi kiện Pha, rồi lại xúi Pha kiện Trương Thi, hứa cho cả hai người vay tiền lo kiện và nói lót với quan cho cả hai! Pha lên huyện hầu kiện, bị lính lệ hạch sách, đánh đấm, cướp giật, lại bị quan ra lệnh tống giam vì không mang tiền “lễ”. Đến khi vợ đem tiền đến, anh mới được tha về. Nghị Lại đến dụ dỗ, Pha lại phải vay thêm lão hai chục để “tạ quan”! Bá Tân, người anh vợ có chữ nghĩa của Pha, bàn với Pha tìm cách trả kỳ được món nợ của Nghị Lại. Nhưng lão đã có chủ ý, nhất định chưa nhận. Vụ thuế đến, lính cơ về làng, tróc nã, bắt trói, cùm kẹp; Quan huyện về đốc thuế, đem lính vào từng nhà, cướp trâu, vơ vét đồ đạc, tiền bạc...! Sau vụ thuế, nhiều gia đình nông dân khánh kiệt, trong khi Nghị Lại và bọn kỳ hào kiếm hàng trăm. Vợ chồng Pha phải đến làm thuê cho Nghị Lại, vất vả quần quật mà cơm độn cà thiu không đủ no. Chị Pha về ốm nặng, Pha lại phải đến vay thóc Nghị Lại để ăn. Vợ anh vẫn ốm, không có tiền mua thuốc, chỉ uống mấy thứ lá linh tinh, rồi lễ bái, chạy mồ... Anh phải đến phục dịch nhà Nghị Lại, rồi bị đòn, bị đuổi oan ức. Nước sông lên to, Pha và hàng trăm nông dân phải đi hộ đê, trong khi vợ con nhịn đói. Rồi nạn dịch tả. Chị Pha chỉ vì không chịu tiêm chủng đã chết về dịch. Đã thế, Pha còn bị “làng” bắt vạ vì cho rằng anh “hỗn xược với thần” để làng bị dịch! Đứa con của anh cũng chết nốt, chỉ còn mình anh trơ trọi, túng đói...Tác giảNguyễn Công Hoan [6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên – 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội] là một nhà văn, nhà báo, thành viên Hội nhà văn Việt Nam. Ông để lại một di sản nghệ thuật với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học.Nguyễn Công Hoan là nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Tác phẩm Kép Tư Bền [viết năm 1927, xuất bản năm 1935] đã gây chấn động trên văn đàn, và là đề tài cho cuộc bút chiến giữa hai quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh lúc bấy giờ. Nhiều tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy ở chương trình giáo dục phổ thông các cấp....Nói đến Nguyễn Công Hoan trước hết là nói đến một bậc thầy truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại. Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đa dạng, phong phú như một "bách khoa thư", một "tấn trò đời" mà đặc trưng là xã hội phong kiến của thực dân ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện cười dân gian, tiếp thu được truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng tiếng cười như một "vũ khí của người mạnh" để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu xa vào dĩ vãng... Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với đặc điểm của nó đã nâng cao khả năng nhận thức và khám phá các hiện tượng xã hội phức tạp... Chúng ta có quyền tự hào về Nguyễn Công Hoan và coi ông là bậc thầy truyện ngắn... Nguyễn Công Hoan là nhà văn có công khai phá, mở đường cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại... Nguyễn Công Hoan đã đột phá vào những thành trì, khuôn khổ của giáo huấn và tiếp nhận, tuân theo một chủ nghĩa khách quan lịch sử khi miêu tả hiện thực. Giới nghiên cứu văn học khi bàn đến sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam đều nhất trí đánh giá cao vai trò, vị trí của Nguyễn Công Hoan, người có những tác phẩm được coi là "cổ điển" trong nền văn học hiện đại."Từ điển bách khoa Việt Nam đánh giá:Có thể nói Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam... Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng. Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội. Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào. Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ. Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót."Ngoài sáng tác, những bài tiểu luận, phê bình văn học của ông cũng được đánh giá cao vì có cái nhìn, cách tiếp cận sắc sảo về các tác giả văn học Việt Nam.

Ông từng có mặt trong Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô từ thập niên 1960.

Thể loại Văn Học Việt Nam
Tác giả Nguyễn Công Hoan
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Minh Thắng
Số trang 252
Ngày tái bản 09-2016
Giá bánXem giá bán

Tác phẩm phản ánh chân thực xã hội phong kiến địa chủ của Việt Nam. Những con người nghèo khổ luôn bị các thế lực phong kiến đàn áp, để họ phải vào bước đường cùng, phải uất hận và căm phẫn tột độ. Cái chế độ quan lại tham nhũng, “những cái bất công của chế độ thối nát chốn hương thôn” đã đẩy biết bao con người gia đình nông dân nghèo đi đến bước đường cùng. Với ngòi bút miêu tả chân thực và sắc sảo của mình, Nguyễn Công Hoan đã cho chúng ta thấy được bức tranh đời sống chế độ xưa. Một tác phẩm hay nên đọc.

Pha định với lấy cái ô, nhưng người lính cứ kéo bừa anh xuống trại. Từ thuở bé, anh chưa hề gặp hoạn nạn to, nên lần này anh mê lên, như người mất hồn. Anh không hiểu sẽ ra sao. Anh chỉ biết rằng tại anh bỡ ngỡ nên mới thành nông nỗi.

Thầy đội lệ đang nằm bên phản, thoáng trông thấy tội nhân bèn hốt hoảng chạy ra và hỏi lính:

– Quan bảo giam nó à? Có phải gì không đấy?

– Con không thấy quan truyền.

Thầy đội mở cửa buồng giam lúc ấy chưa có người nào, tống Pha vào. Pha giẫm lên một lượt đất ẩm, ghê cả chân. Cái cùm lim nặng nề nằm lù lù trước mặt làm anh giật mình. Thầy đội nhấc tấm gỗ lên, nói:

– Tao cứ cùm mày cho cẩn thận, ngồi xuống.

Pha không dám cưỡng, vì từ nãy đến giờ anh đã lịch duyệt chốn quyền môn. Anh muốn khóc nhưng lại sợ trái phép, đành giấu sợ buồn bã và ngấm ngầm thở dài. Anh ngồi trên lượt rơm đã nát cho khỏi bẩn quần, và duỗi hai chân lên trên phiến lim có khoét hình bán nguyệt. Thầy đội đặt tấm gỗ trên xuống. Anh đau đánh nhói. Cái cùm nặng nề nghiến vào xương như tiện cổ chân anh. Thầy đội khóa đầu chốt lại. Pha đau quá, nhăn nhó nói:

– Lạy thầy nới rộng cho con, buốt lắm.

Thầy đội không đáp, đứng ghếch chân trên mặt phiến lim hỏi:

– Mày tội gì? Nói cho thật.

– Bẩm thầy, con chẳng tội gì.

– Mày ăn cướp hay ăn trộm, cứ nói cho thật, tao liệu cách gỡ tội cho.

Pha tuy ngu dốt, nhưng đã biết nghi ngờ, vả anh nói có tội gì mà cần giấu, nên nói:

– Chỉ tại con chưa kịp đưa tiền trình nên quan giam con, có thế thôi.

Thầy đội không tin:

– Sao lại thế?

Muốn cho Thầy đội hiểu đầu đuôi việc của mình, mong thầy có thương hại chăng, Pha bèn kể lể rõ ràng cho thầy nghe. Nghe xong, thầy nói:

– Phải, thằng già ấy nó hay dắt mồi cho quan để làm hại các anh, mà anh phải biết nó cho cả thằng Thi vay ba chục để khấn quan đấy.

Pha sửng sốt cả người, song anh không tin. Anh nghi ngờ hết thảy những người trong huyện. Anh nhận thấy họ có ý ghét ông nghị hay sao, nên từ người lính cho đến Thầy đội, ai cũng nói xấu ông. Vả chăng qua cũng là cái mưu mô họ lừa anh, chứ đời nào ông Nghị Lại xử tệ với anh được.

Ngắm anh một lát, Thầy đội lại hỏi:

– Mày láo, chứ mày bảo chưa kịp nộp tiền trình quan mà quan giam. Hẳn mày đã hỗn láo gì hay có tội gì khác. Trăm thằng vào tù, thằng nào cũng xoen xoét rằng không biết tội gì.

– Bẩm thật.

Thầy đội vờ gắt:

– Mày nói dối là mày dại, con ạ. Mày muốn tao gỡ cho, thì cứ thú thực đi. Thú với tao chứ có phải thú với quan đâu. Nói với tao, tao bày kế cho liệu, mà khi có tốn cũng tốn ít thôi, chứ mày lên quan, hở cơ ra, ông ấy tóm được thì bỏ mẹ, con ạ. Mày phải biết một câu hớ hênh trước mắt quan là một năm tù. Tao bảo trước cho mà biết.

Nghe lời hăm dọa, Pha trố mắt nhìn, nao nao cả ruột gan. Nhưng xét tội mình chẳng qua chỉ chậm chạp nên anh quả quyết đáp:

– Bẩm quả chỉ vì con chậm đưa tiền trình.

Thầy đội nghĩ ra, bĩu môi nhạo:

– Bộ mày thế này mà dám nói có tiền. Mày là cậy có ông nghị làm thầy, nên mày ”tăng phú” quan.

Pha cãi:

– Bẩm thực con có mang tiền đi.

Thấy Pha bị trúng kế, Thầy đội nói khích để thách:

– Ừ, thì tiền mày đâu? Mày nói gian lòi đuôi ra rồi.

Muốn chứng sự thực thà, Pha cởi nút thắt lưng lấy ra năm tờ giấy một đồng, xòe ra trước mặt Thầy đội.

– Bẩm đây, chứ con có dám nói dối đâu.

Bất đồ Thầy đội chộp ngay, bóc lấy một tờ, bỏ nghiến vào túi, vui sướng nói:

– Ừ, tóm được cậu rồi, có chạy đường trời, đang thiếu tiền góp tổ tôm tối nay đây.

Rồi không lý sự gì thêm nữa, thầy chạy ra như thằng ăn cắp giật và khóa tách cửa lại, rồi quay vào cười ha hả.

Hẳn thầy đắc chí về cách lấy tiền có nghệ thuật.

Bị mất tiền Pha quờ tay theo để vớ lại và đứng phắt dậy, nhưng đánh nhói, anh tưởng gãy chân về cái cùm. Anh ôm cẳng xuýt xoa, vừa đau, vừa tức, bất giác anh hu hu khóc. Anh không ngờ chốn công môn lại nhũng nhiễu hơn chợ. Mất một đồng bạc, anh có còn bốn. Anh lấy gì lễ quan, theo trong giấy ông nghị được? Như vậy anh không thể kêu oan nữa. Anh nói dối quan thật, vì anh có đủ đâu năm đồng? Thế này thì chiều nay hay mai anh cũng không mong gì được tha về. Mà tội lừa quan trên phải biết rằng không nhẹ. Lại nghĩ đến từ hôm qua đến nay, anh mất vào những chỗ không đáng mất gần hai đồng rồi. Anh tiếc món tiền mồ hôi nước mắt, có thể cứu sống gia đình anh ngót một tháng trời.

Pha ngồi trong buồng giam nhìn ra ngoài sáng. Bụng anh lo lắng không lúc nào ngơi. Anh thương vợ phải mong mỏi anh về, mà ngày về của anh, chưa biết chừng một tháng, hai tháng, hay đôi ba năm… Chẳng hay vợ anh có biết nông nỗi này mà tìm anh, cố lo cho anh khỏi tai nạn hay không.

Thỉnh thoảng những con muỗi to và những con kiến lửa kềnh lại đốt anh đánh nhói. Mà cả hai đùi tê liệt, máu đọng lại, bấm không thấy đau. Anh mỏi, nhưng càng cựa càng đau. Anh thấy ở đời không có cái dại nào giống cái dại nào, tự nhiên vô cớ đưa đầu vào tròng để nên tù nên tội. Anh chỉ mong trời phật run rủi, cho ông nghị có thể giải thoát cho anh được.

Bóng nắng ngoài hè càng rợp sân, anh càng nóng ruột. Rồi thấy bụng đói và thèm thuốc lào nữa. Nhất là khi lũ lính ăn cơm ở gian ngoài, anh càng cồn cào. Chắc là anh phải nhịn bữa chiều hôm nay.

Rồi đến sẩm tối, trong trại vắng tanh, anh nghĩ đến vợ anh ở nhà, bụng dạ lại cồn cào hơn đói. Một đêm nay nữa, một đêm lo sợ, không ngủ được, anh sẽ thấy nó dài là ngần nào. Nghĩ đến từ sáng hôm nay về trước anh được tự do mà thèm. Biết bao giờ anh lại được hưởng sự sung sướng như thế nữa. Nhìn cái tương lai mù mịt, anh chỉ thở dài.

Anh ngả lưng xuống nhắm mắt lại, cố ngủ cho quên đói, quên mong, quên khổ. Nhưng đất ẩm, anh xê dịch ra chỗ nào cũng không thoát. Muỗi vo ve như đàn ong.

Anh thấy gian ngoài người ta thắp đèn ba dây, Thầy đội lệ và bốn người nữa châu đầu vào ánh sáng đánh tổ tôm với nhau. Mỗi tiếng cười ròn rã của Thầy đội là một nhát dao nhọn nó đâm vào ngực anh.

Anh cố ngủ, song không tài nào ngủ được. Lúc về sáng, anh có chợp mắt hai ba dạo, nhưng lần nào cũng chiêm bao. Khi thấy như đang ở nhà với vợ con. Khi thấy phải đày ra một nơi rừng rú nước độc. Cho nên lúc tỉnh dậy, mình mỏi, hai chân đau liệt, anh bàng hoàng nghĩ đến ngày mai.

Video liên quan

Chủ Đề