Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như to

Câu 2: Trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1

Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích?

Bài làm:

Vũ Như Tô: say sưa trong lí tưởng nghệ thuật đến mức quên cả thực tế đang diễn ra xung quanh: từ lời cầu xin của Đan Thiềm, việc Lê Tương Dực bị giết, quân nổi loạn .... Đến khi Ngô Hạch ra lệnh bắt ông vẫn tin là mình không có tội, vẫn mơ tưởng đến việc làm một "tòa đài hoa lệ" để "tranh tinh xảo với hóa công". Thậm chí, khi kinh thành phát hỏa, ông vẫn chưa tỉnh ngộ, cho đến khi công trình bị đốt,ông mới rú lên chua chát. Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ có tài với mục đích chân chính, là một người nghệ sĩ có tài và tâm đối với nghệ thuật. Do ông quá đam mê nhiệt huyết với con đường nghệ thuật của mình hy vọng những cái tốt đẹp nhất được cống hiến tài năng cửa mình cho đất nước.Khi nghe lời khuyên của Đan Thiềm, nhận xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô là người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật. Ông luôn ở tron tâm trạng mơ màng, ảo vọng.Ông không thể hiểu và không tin tâm huyết của mình đối với đất nước lại bị coi thường. Việc làm của ông đã dẫn đến một tai họa không lường trước được.

Đan Thiềm là một người có tâm, là người yêu quý và tôn trọng nghệ thuật, tôn trọng người tài. Đan Thiềm rất kính trọng tài năng của Vũ Như Tô, bà đã khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài với mục đích cống hiến tài năng nghệ thuật cho đất nước. Nhưng chính lời khuyên ấy bà đã nhận ra đó là sai lầm rồi đến cuối cùng trước khi bà chết đã nhận ra rằng sự thất bại của giấc mộng lớn mà bà mong một Vũ Như Tô thực hiện. Một con người yêu mên nghệ thuật và kính trọng những tài năng như bà khi nhìn thấy cảnh Cửu Trùng Đài bị cháy và Vũ Như Tô chết như vậy bà đau đớn tột cùng và đã thốt lên “ Đài lớn tan tành. Ông Cả ơi ! Xin cùng ông vĩnh biệt!”.

Vũ Như Tô và Đan Thiềm là hai con người cùng có tấm lòng cao cả tri kỉ, cùng mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cái kết thất bại thật thương tâm. Cửu Trùng Đài là biểu tượng tâm huyết của cả hai con người này đã bị hủy hoại, hai người thật đáng thương, đáng kính trọng hơn là đáng trách.
Nhà văn qua đây đã bộc lộ được sự cảm thông và trân trọng của chính tác giả đối với hai con người tri âm tri kỉ nhưng phải chịu một số phận nghiệt ngã, bất hạnh này.

Cập nhật: 07/09/2021

Đọc thêm: Vở kịch Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng – Phân tích tâm trạng và diễn biến tính cách của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích hồi 5 của vở kịch Vũ Như Tô. Đoạn trích thể hiện rất rõ đặc sắc nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao. Đặc biệt, nhà văn đã dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách.

Nguyễn Huy Tưởng [1912-1960] là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có những đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong của ông trong sáng, giản dị, đôn hậu nhưng thâm trầm, sâu sắc.

Vũ Như Tô là vở kịch 5 hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516-1517 dưới triều Lê Tương Dực. Vớ kịch xoay quanh mâu thuẫn giữa nhà vua với phe nổi loạn do việc xây dựng Cửu Trùng Đài. Dân gian đói kém nổi lên tứ tung… Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng.. Thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch.

Phe đối lập trong triều đình đứng đầu là Trịnh Duy Sản, sau Trịnh Duy Sản là Ngô Hạch, An Hòa Hầu. Mâu thuẫn đến hồi 5 đã đạt tới đỉnh điểm và dã được giải quyết: Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch giết chết Lê Tương Dực. Mâu thuẫn giữa phe Trịnh Sản với Kim Phượng và các cung nữ vì coi đó là phương tiện hành lạc của Lê Tương Dực cũug được dẩy lên ở đỉnh cao. Kim Phượng và cung nữ đã lái sự căm ghét đó sang Đan Thiềm, Vũ Như Tô để mong bớt tội, mong thoát mũi kiến trừng phạt của Ngô Hạch.

Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có nhân cách, có lí tưởng nghệ thuật, không phải là người ham sống, sợ chết hoặc hám lợi. Lúc đầu, ông thà chết chứ nhất định không xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân; khi được vua thưởng bạc vàng, lụa là ông đem chia hết cho thơ. Nhưng Vũ Như Tô quá say sưa với mơ ước xây dựng một công trình nghệ thuật lớn cho đất nước, cho đời sau đến mức quên cả thực tế: dân chúng đang đói khổ, càng bị giai cấp thống trị bòn rút mồ hôi, nước mắt để xây Cửu Trùng Đài.

Vũ Như Tô tích cực xây Cửu Trùng Đài càng làm cho khối mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến thối nát Lê Tương Dực với nhân dân đang bị bần cùng hóa vì sưu thuế, tạp dịch được tăng dần lên. Đan Thiềm khuyến khích Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài càng làm cho mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô càng cao hơn. Khát vọng nghệ thuật trong con người nghệ sĩ ở Vũ Như Tô có phần chính đáng nhưng đã đặt nhầm chỗ, nhầm thời. Trong việc xây Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân. Diễn biến mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô và Đan Thiềm, mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội đã có kết cục nhưng thực ra vẫn chưa được giải quyết triệt để: Vũ Như Tô bị giết mặc dù không cố tình hại dân, bản thân Vũ Như Tô không nhận ra sai lầm của mình.

Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật, cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân trong hồi V vẫn chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện ở phần cuối cùng của vở kịch. Quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, phá hủy Cửu Trùng Đài. Bản thân Vũ Như Tô bị giết nhưng vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình. Vũ Như Tô không đứng về phe Lê Tương Dực nhưng vẫn muốn hoàn thành công trình nghệ thuật. Chính tác giả cũng băn khoăn vì kết thúc này.

Quảng cáo

Việc quần chúng giết Vũ Như Tô có lí đúng: nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì chắc Lê Tương Dực không thể xây dựng Cửu Trùng Đài, gây thiệt hại cho nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân trong cơn nông nổi, giận dữ, có thể chưa hiểu hết Vũ Như Tô. Quần chúng lúc đó cũng chưa nghĩ đến công sứ: của chính mình bỏ ra cho công trình nghệ thuật mà có thể lưu lại cho con cháu muôn đời sau. Việc nổi dậy giết Lê Tương Dực là đúng, việc tạm hoãn xây Cửu Trùng Đài là đúng nhưng việc giết Vũ Như Tô là quá tay và việc phá hủy Cửu Trùng Đài là không nên.

Trong hồi 5, ta còn thấy mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô. Đó cũng chính là quan điểm của tác giả về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống nhân dân. Tác giả nhận thức được mâu thuẫn giữa lợi ích bức thiết của dân chúng và niềm mong muốn có được một công trình nghệ thuật vĩ đại cho dân tộc. Tác giả băn khoăn: không thể hi sinh lợi ích bức thiết của dân chúng nhưng vẫn mong có một công trình nghệ thuật như Cửu Trùng Đài. Trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, việc mong muốn có được một Cửu Trùng Đài là không đúng. Nghệ thuật không thể đứng cao hơn cuộc sống, cao hơn cả sự sông còn của nhân dân. Khát vọng và động cơ của Vũ Nhu Tô là chính đáng, nhưng xây Cửu Trùng Đài là không nên vì lúc đó là chết thêm một gánh nặng cho dân chúng.

Đan Thiềm và Vũ Như Tô là những người quá say mê nghệ thuật mà quên cả thực tế.

Đoạn trích thể hiện rất rõ đặc sắc nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao. Đặc biệt, nhà văn đã dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách.

Đoạn trích còn thể hiện được tài dẫn dắt và đẩy xung đột kịch lên cao của nhà văn. Đó là hai mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến thối nát Lê Tương Dực với nhân dân đang bị bần cùng hóa vì sưu thuế, tạp dịch: mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô.

Bài văn mẫu Phân tích tâm trạng và diễn biến tính cách của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi 5 của vở kịch Vũ Như Tô

Bài mẫu: Phân tích tâm trạng và diễn biến tính cách của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi 5 của vở kịch Vũ Như Tô

Vùng đất Kinh Bắc là nơi vốn nổi tiếng là cái nôi sinh ra nhiều nhà văn, nhà thơ tài hoa, trong đó phải kể đến Cao Bá Quát, Thân Nhân Trung, Đoàn Thị Điểm,…mỗi một người đều có những cái hay riêng trong việc sáng tác văn học. Nhưng nói đến thể loại tiểu thuyết và kịch thì không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Tưởng, một nhà văn sinh ra từ xứ Kinh Bắc với những đóng góp to lớn cho văn học Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến vở kịch Vũ Như Tô, đặc biệt chúng ta sẽ được tìm hiểu văn phong giản dị và trong sáng của ông trong trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, trích từ tác phẩm này.

Bạn đang xem: Phân tích tâm trạng và diễn biến tính cách của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi 5 của vở kịch Vũ Như Tô

Nguyễn Huy Tưởng [1912-1960], ông xuất thân trong một gia đình nho giáo, quê ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh. Năm 1943, ông tham gia hội văn hóa cứu quốc, văn phong của ông giản dị trong sáng và thâm trầm, sâu sắc, ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử. Ông đạt thành tựu ở cả ba thể loại kịch, kịch bản phim và tiểu thuyết bao gồm những tác phẩm nổi tiếng như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì và An Cư. Mặc dù ông mất khi đang ở độ tuổi chín muồi nhất của sự nghiệp, nhưng Nguyễn Huy Tưởng đã sống xứng đáng là một con người chân chính, một nghệ sĩ chân chính, cả đời ông đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn chương của Việt Nam.

Vũ Như Tô là một vở bi kịch của lịch sử, kể về nhân vật Vũ Như Tô, một kiến trúc sư tài ba, ông có khát vọng cao đẹp là xây dựng một công trình kiến trúc vĩ đại bền vững như trăng sao để nhân dân ta nghìn năm sau còn hãnh diện. Nhưng ông cũng ý thức được rằng vào thời điểm đất nước đang suy yếu, nếu thật sự làm như vậy nhân dân sẽ trở nên khốn khó hơn. Lúc bấy giờ hôn quân Lê Tương Dực đã bắt Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài để thỏa mãn cái vui thú của hắn, ông kiên quyết từ chối thậm chí còn chửi mắng cả vua. Nhưng cuối cùng ông lại gục ngã trước mơ ước và niềm khao khát làm kiến trúc của mình theo lời khuyên của cung nữ Đan Thiềm xây Cửu Trùng Đài, điều đó đã đem đến biết bao khổ đau và làm người nghệ sĩ ngày càng xa rời với nhân dân bởi những xung đột ngày càng gay gắt. Ở Vũ Như Tô tác giả đã đề cập đến một vấn đề mang tính triết lý nhân sinh sâu sắc, đó là mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật với câu nói nổi tiếng “Nghệ thuật mà không gắn liền với đời sống thì đó nó chỉ là những bông hoa ác mà thôi”.

Vũ Như Tô ban đầu được xây dựng là con người tài ba và sống gắn bó với nhân dân, tài năng của nhân vật này được thể hiện qua những lời nói và thái độ của nhân vật Đan Thiềm, “tài tiên không nên để uổng, ông chết rồi thì còn ai tô điểm nữa”. Đan thiềm đã tinh tế nhậ ra Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài năng mà ngàn năm không dễ có một người, ông được ví như một vị tướng tài có thể sai khiến cả gạch đá vô tri, cho ra những công trình sống động và đẹp mắt. Hơn thế nữa tài năng của ông còn được ngầm khẳng định qua vua Lê Tương Dực, chẳng dễ gì mà một nhà vua [nói đúng ra là tên hôn quân] lại có thể cho vời một kiến trúc sư nhỏ bé như ông vào xây một công trình trong cung đình, hẳn rằng Vũ Như Tô phải có cái tài năng đặc biệt thì mới được tin tưởng đến thế. Nhưng Vũ Như Tô thấu hiểu được hoàn cảnh đất nước nên không những không nhận sự vinh sủng ấy mà còn lớn tiếng chửi mắng hôn quân, để đứng về phía nhân dân, điều đó chứng tỏ Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chân chính.

Nhưng nếu mọi chuyện chỉ dừng ở đó thì có lẽ Vũ Như Tô đã không rơi vào bi kịch của mình sau này. Ông là một người có khát vọng lớn lao, thế nên khi nghe Đan Thiềm thuyết phục xây Cửu Trùng Đài thì cái nỗi niềm đam mê khao khát được tạo ra một tác phẩm nghệ thuật cho ông lại càng lớn dần để rồi bùng cháy, ông chấp nhận xây Cửu Trùng Đài theo ý của hôn quân Lê Tương Dực, bắt đầu một bi kịch lớn về sau này. Ông đã dốc toàn tâm toàn ý để thiết kế một tòa lâu đài “bền vững như trăng sao”, có thể tranh tinh xảo với hóa công để cho nhân dân ta nghìn sau còn hãnh diện, với ước mong giữa cõi trần lao lực có thể xuất hiện một chốn bồng lai tiên cảnh khiến người người thán phục, ngưỡng mộ. Nếu để nhận xét thì quả thật cái khát khao của Vũ Như Tô rất cao đẹp, tuy nhiên đáng tiếc là nó không phù hợp với thực cảnh của đất nước, khi quốc khố thì eo hẹp, nhân dân còn đang đói khổ. Đài xây càng cao càng quy mô càng đẹp đẽ bao nhiêu thì tiếng oán than của nhân dân lại ngày càng dày đặc, vang trời bấy nhiêu, bởi triều đình cho thu thêm sưu thuế, bắt thêm thợ thuyền. Bản thân Vũ Như Tô ngày càng xa rời quần chúng nhân dân, ông tróc nã những người bỏ trốn và cuối cùng nhân dân quay sang oán hận ông, Nhưng Vũ Như Tô không còn nhận thức được điều ấy nữa, ông ngày càng xa rời thực tế để chìm đắm trong đam mê và ảo tưởng của chính bản thân. Thậm chí khi Đan Thiềm chạy vào cảnh báo việc nhân dân đang tìm giết ông, ông vẫn dửng dưng chìm đắm trong u mê mà thốt ra một câu rất ngỡ ngàng, rất ngây thơ “Tôi đã làm gì nên tội?”. Khi Nguyễn Vũ tự sát, cả khi nghe tin vua Lê Tương Dực đã bị giết ông cũng chẳng tin đó là sự thật mà cứ nghĩ đó là lời vô lý nhất ông từng nghe, ông bảo “Ta chỉ có hoài bão là tô điểm đất nước… Vậy thì ta có tội tình gì?…”. Ông u mê đến mức không còn hiểu được thực tế đang diễn ra những gì, bởi vì trước nay ông chỉ chìm đắm trong cái khao khát hão huyền đẹp đẽ của mình, ngay cả khi Đan Thiềm bị bắt đi, kết cục đã định ông vẫn kêu lên “Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng ta sẽ xây một tòa đài để tạ lòng tri kỷ”. Khi ông bị dẫn đi ông còn đòi ra mắt An Hòa hầu để được phân trần, giải thích, với niềm tin sẽ được tiếp tục xây dựng Cửu Trùng Đài. Và cuối cùng khi Cửu Trùng Đài thực sự bị đốt cháy ông đã kêu lên thống thiết: “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho cho ta cái tài làm gì!…”, một tiếng kêu thuyệt vọng trong cái khao khát của mình vì bị vỡ mộng, vì thực tế đầy bi kịch mà Vũ Như Tô vừa là tội nhân vừa là nạn nhân.

Về nhân vật Đan Thiềm, nói không ngoa thì đây có lẽ chính là nguồn cơn và đầu mối của mọi bi kịch, bà là người đam mê cái đẹp và trân trọng người tài. Đan Thiềm cũng có khát vọng cao đẹp như Vũ Như Tô là điểm tô cho đất nước, chính vì nguyên nhân này nên Đan Thiềm đã bất chấp tất cả để thuyết phục vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài và cố gắng bảo vệ Vũ Như Tô, mặc dù bị bắt bớ, bị sỉ nhục bị coi thường. Đan Thiềm vẫn Tấm lòng của Đan Thiềm thật đáng quý và đáng trân trọng. Bà lo lắng, sợ hãi khi có người ráo riết bắt Vũ Như Tô, tìm mọi cách để khuyên nhủ Vũ Như Tô đi trốn, còn đối với bản thân bà cam nguyện ở lại để chịu chết, chết thay cho Vũ Như Tô. Đối với bà chết không có gì là đáng sợ, bởi bà chết đi cũng chẳng thiệt hại gì cho đời, nhưng Vũ Như Tô thì khác, ông mất đi thì liệu ngàn năm năm còn có được một người thứ hai hay không. Thế nhưng thật đáng tiếc tất cả cố gắng và nỗ lực của Đan Thiềm đều trở nên công cốc, bà chết trong tuyệt vọng và đau đớn bởi không thể bảo vệ được Vũ Như Tô, con người tài năng nhưng lại lún quá sâu vào u mê và ảo tưởng của chính mình.

Thông qua bi kịch của Vũ Như Tô nhà viết kịch nguyễn Huy Tưởng đã đề cập đến một triết lý nhân sinh hết sức sâu sắc, đặc biệt là đối với những người nghệ sĩ đó là mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Rằng nghệ thuật phải gắn liền với đời sống nhân dân, không phải là “nghệ thuật vị nghệ thuật” mà nghệ thuật phải “vị nhân sinh”, nếu không tác phẩm cho dù có đẹp đẽ đến đâu đi chăng nữaz thì cũng chỉ là môt bông hoa ác, gây hại cho đời mà thôi.

Xem thêm các bài văn mẫu cảm nhận, phân tích vở kịch Vũ Như Tô trên Taimienphi.vn

Vở kịch Vũ Như Tô là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Huy Tưởng, bên cạnh bài làm văn Phân tích tâm trạng và diễn biến tính cách của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi 5 của vở kịch Vũ Như Tô, thầy cô và học sinh tham khảo thêm các bài làm văn mẫu khác như Phân tích đoạn kịch Vũ Như Tô, Cảm nhận về nhân vật Đan Thiềm qua hồi 5 vở kịch Vũ Như Tô, Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô, Tóm tắt nội dung vở kịch Vũ Như Tô hay cả phần Soạn bài Vở kịch Vũ Như Tô.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan

Chủ Đề