Tính cá the của văn học viết

Văn học Việt Nam là sự tích hợp giữa hai dòng văn học dân gian và văn học viết. Và để hiểu rõ hơn về hai thể loại văn học này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Top lời giải nhé!

1. Ví dụ về văn học dân gian và văn học viết?

Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học dân tộc chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học nầy bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật.

Ví dụ: Truyền thuyết Thánh Gióng đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước, chống xâm lược trong nền văn học dân tộc. Thể thơ lục bát, thể thơ được thi hào Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình, bắt nguồn từ bộ phận văn vần dân gian…

Văn học viết cũng có ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Ví dụ, tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao [những nhân vật trong Truyện Kiều, Lục Vân Tiên…].

2. Khái quát về vai trò tác động to lớn của văn học dân gian đối với văn học viết nói chung 

Văn học việt Nam là Sự tích hợp giữa hai dòng văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chứng, phát sinh từ thời công xã nguyên thuỷ, phát triển qua các thời kì lịch sử cho tới ngày nay. Tuy văn học dân gian ra đò trước vặn học viết nhưng hai bộ phận này lại tồn tại song song và phát triển trong nền văn học Việt Nam nói riêng và văn học thế giới nói chung. Trên mỗi thặng đường lịch sử, có lúc chứng hoà hợp ở xu hướng này nhưng đôi khi lại đối lập hoàn toàn ở xu hướng khác. Nói chung giữa văn học dân gian và văn học viết có mối quan -hệ mật thiết với nhau. Văn học dân gian là cơ sở vững chắc cho sự hình thành và phát triển của văn học viết.

Đối với văn học Việt Nam:

Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc: Tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo tài hoa của văn học dân gian có tác động mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết từ nội dung đến hình thức.

Về nội dung:

Văn học dân gian có nội dưng vô cùng phong phú, được đánh giá như một cuốn sách giáo khoa về cuộc sống, cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên và xã hội, là kho tàng chứa đựng truyền thống yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa

Vì lẽ đó, các tác giả văn học viết đã tiếp thu nội dung ấy một cách chọn lọc qua những phương diện: đề tài; nguồn cảm hứng; tình yêu thiên nhiên, đất nước; tư tưởng nhân ái; tình yêu thương con người được thể hiện qua việc vận dụng các câu ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười,

Đề tài của văn học dân gian rất phong phú, chính vì vậy mà các tác giả văn học viết đã tiếp thu và vận dụng các đề tài ấy một cách sáng tạo. Thật vậy, thân phận người phụ nữ là một trong những chủ đề lớn trong ca dao và trong văn học viết lại có những tác phẩm về người phụ nữ lấy cảm hứng từ ca dao như khát khao hạnh phúc của người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, ước mơ được đoàn tụ với chồng của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc [bản diễn Nôm] của Đoàn Thị Điểm

Nguồn cảm hứng thể hiện ở niềm say mê gắn liền với cảm xúc mãnh liệt của người sáng tác. Thơ ca dân gian, truyện dân gian đã khơi dậy những nguồn cảm hứng mãnh liệt để các tác giả của nền văn học viết sáng tác nên nhiều tác phẩm có giá trị. Đôi khi nguồn cảm hứng ấy tạo tiền đề cho sự phát triển của cả một dòng văn học. Điển hình như truyền thuyết thành Gióng đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước chống xâm lược trong nền văn học dân tộc. Khai thác kho tàng văn học dân gian khi sáng tác các tác giả văn học hiện đại tìm nguồn cảm hứng cho thơ ca bằng cách.đưa thơ trở về trong suốt dân ca. Thơ ca Tản Đà, Trần Tuấn Khai là minh chứng tiêu biểu. Viết tiểu thuyết huyền thoại và tiểu thuyết lịch sử bằng cách khai thác nguồn dạ sử vốn là sản phẩm thuộc phạm trù văn học dân gian. Tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật và hầu hết các tiểu thuyết lần sử ở nửa đầu thế kỉ XX, tiêu biểu là các sáng tác của Nguyễn Tử Siêu đã nổi lên điều đó

Tình yêu thiên nhiên, đất nước là một mảng đề tài lớn trong văn học dân gian qua việc xây dựng nên hình ảnh thiên nhiên các tác giả văn học dân gian muốn thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước tình yêu quê hương đất nước.

Đọc thơ Nguyễn Trải, ta thấy phảng phất trong đó phong vị ca dao về tình yêu thiên nhiên đất nước. Hiếm có nhà thơ nào yêu quý nâng niu cảnh vật thiên nhiên như ông. Tư tưởng nhân ái, tình yêu con người là một tư tưởng lớn trong văn học dân gian, đặc biệt là trong ca dân và trong truyện cổ tích. Đọc những tác phẩm ấy, các nhà văn, nhà thơ đã thấu hiểu nhưng tình cảm mà các tác giả dân gian gởi gắm và cùng bắt nhịp cảm xúc với họ. Đó là tinh thần lạc quan, yêu đời; tình yêu quê hương đất nước, tình cảm con người. ảnh yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo thể hiện sâu sắc qua Truyện Kiều của Nguyễn Du mà thân phận nàng Kiều là điển hình cho sự đồng cảm của Nguyễn Du trước tiếng khóc của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Về nghệ thuật:

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay, văn học dân gian vẫn xứng đáng được coi như một nguồn vô tận cho sự sáng tạo nghệ thuật. Văn học dân gian và văn học viết cùng là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Văn học viết đã tiếp thu ngôn từ của văn học dân gian trên nhiều phương diện. Văn học dân gian sử dụng ngôn từ mộc mạc gần gũi với cuộc sống được các tác giả văn học viết tiếp thu mà điển hình là Nguyễn Trái, Nguyễn Bính. Ngôn từ của văn học dân gian mang tính chất địa phương đã đưa vào các tác phẩm văn học viết làm cho văn học viết ngày càng phong phú và đa dạng hơn [Truyện Kiều của Nguyễn Du Nhiều công thức ngôn từ được sử dụng sáng tạo và hiệu quả. Khảo sát trong Truyện Kiều, ta thấy Nguyễn Du đã sử dụng những mã ngôn từ của ca dao: 79 lần; trong đó: ngôn ngữ của tác giả 51 lần, Thấy Kiều 21 lần, Thúc sinh 4 lần, Thuý Vân 2 lần, kim Trọng 1 lần. Nhiều mô tin trong ca dao xuất hiện khá quen thuộc trong văn học viết. Điển hình như mô tép Thân em lại quen thuộc trong Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, hoặc như mô tép Buồn trông thì lại thấy có trong Truyện Kiều. Xuân Diệu đã từng nhận xét: nhưng nói hẹp hơn, các nhà thơ đã học được thơ ở trong ca dao.

>>> Xem thêm: Cảm nhận về giá trị của văn học dân gian

3. Sự giống nhau giữa văn học nhân gian và văn học viết

Giữa văn học dân gian và văn học viết chúng ta thấy có một số điểm giống nhau như:

Cả hai đều là sản phẩm của lao động trí óc, là sáng tạo của con người

Đều phản ánh bộ mặt xã hội, thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả

Chúng cùng sử dụng ngôn từ như phương tiện quan trọng nhất để sáng tạo hình tượng nghệ thuật, cùng thể hiện tư tưởng, quan niệm, thái độ, tình cảm của tác giả qua những hình tượng nghệ thuật đó.

Chúng cùng tác động đến thực tiễn, có tác dụng cải biến thực tiễn

Sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết

Sự khác nhau được thể hiện thông qua các đặc trưng của văn học viết và văn học nhân gian như lực lượng sáng tác, cách thức lưu truyền, hình thức tồn tại, vai trò, vị trí, nội dung phản ánh, lịch sử hình thành và phát triển,...

+ Lực lượng sáng tác

Là sáng tác tập thể, không có tác giả cụ thể

Là sáng tác của một hoặc một nhóm mang dấu ấn riêng

+ Cách thức lưu truyền

Truyền miệng từ đời này sang đời khác

Được lưu truyền dưới dạng chữ viết

+ Hình thức tồn tại

Gắn liền với các hoạt động lao động sản xuất hàng ngày, trong đời sống xã hội

Là một tác phẩm cố định dưới dạng chữ viết, mang tính độc lập của một cá nhân hoặc một nhóm

+ Vai trò, vị trí

Là nền tảng của văn học nước nhà

Là sự tiếp thu những cái mới, đồng thời kết hợp với cái hay, cái đẹp của văn học dân gian

+ Nội dung phản ánh

Do đặc trưng của văn học dân gian về lực lượng sáng tác, phương thức sáng tác nên nội dung của nó hướng đến đời sống dân dã. Đó là những vấn đề thiết thân, quen thuộc hằng ngày với nhân dân lao động, chẳng hạn qua thể loại ca dao - dân ca ta bắt gặp các chủ đề hết sức bình dị.

Thể hiện tâm tư, tình cảm, ước mơ mang nét riêng của tác giả

+ Lịch sử hình thành và phát triển

Văn học dân gian: Ra đời từ khi con người bắt đầu có tiếng nói, nhận thức

Văn học viết: Ra đời vào thế kỉ 10, chia làm 2 giai đoạn là văn học trung đại và văn học hiện đại

+ Cách phản ứng hiện thực

Dùng lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng hình ảnh biểu tượng để phản ánh hiện thực....

Dùng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật..

-----------------------

Trên đây là tổng hợp kiến thức của Top lời giải về văn học dân gian và văn học viết. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

Chủ Đề