Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra dấu hiệu hình thức của các câu cầu khiến đó

Trong chương trình Văn 8, bên cạnh câu trần thuật, câu cảm thán thì câu cầu khiến cũng là loại câu thông dụng trong đời sống. Vậy câu cầu khiến là gì? Đặc điểm và chức năng của câu cầu khiến?… Để giải đáp những băn khoăn trên, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu về chủ đề câu cầu khiến là gì qua nội dung bài viết dưới đây nhé!.

Khái niệm câu cầu khiến là gì?

Câu cầu khiến trong tiếng việt còn được gọi là câu mệnh lệnh, là loại câu có những từ câu khiến như hãy, đừng, chớ,… ở phía trước động từ, những từ đi, thôi, nào,… ở phía sau động từ. Câu cầu khiến được sử dụng với ngữ điệu để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hay khuyên bảo người nghe nên làm hoặc không làm điều gì.

Trong văn viết, câu cầu khiến [câu mệnh lệnh] thường được kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ngữ điệu cầu khiến không cần nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Một số ví dụ về câu cầu khiến

– Hãy ăn cơm nhanh đi!

→ đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh.

– Chúng ta cùng đi tiếp nào.

→ đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh nhưng ý cầu khiến không cần nhấn mạnh nên có thể kết thúc bằng dấu chấm.

– Đừng chơi game nữa!

→ đây là câu cầu khiến có mục đích khuyên bảo.

Khái niệm câu cầu khiến là gì?

Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến

Câu cầu khiến có thể mang ngữ điệu cầu khiến, và ngữ điệu ấy thường đến từ việc sử dụng động từ – cụm động từ với sắc thái nhấn mạnh. Câu cầu khiến cũng thường sử dụng những từ ngữ mang tính chất ra lệnh hay yêu cầu. Từ cầu khiến có thể xen đứng trước động từ hoặc sau động từ trung tâm.

+ Đứng trước động từ có thể sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, …

Ví dụ:

– Hãy mở cửa!

→ Từ “hãy” được dùng với ý nghĩa khuyên nhủ, đề nghị và đôi khi là ra lệnh

– Đừng nói chuyện.

– Chớ làm phiền người khác bằng những việc nhỏ nhặt.

→ Từ “đừng, chớ” mang ý nghĩa phủ định nhấn mạnh người nghe không nên/ không được làm điều đang làm hiện tại.

+ Đứng sau động từ có thể sử dụng các từ đi, nào, …

Ví dụ:

– Ăn nhanh lên nào!

– Hãy đứng lên đi!

→ “Từ “đi, nào” là từ đệm giúp tăng thêm sắc thái và thúc đẩy hành động. Ngoài ra còn có thể sử dụng các từ “nhé, nha” để câu nói thêm phần nhẹ nhàng uyển chuyển. So sánh hai câu

– Đi ăn nào.

– Đi ăn nha.

→ Từ “nha” giúp câu trở nên mềm mại và khiến cho người nghe cảm thấy được tôn trọng.

* Lưu ý: Phân biệt động từ “đi” và từ “đi” mang ý nghĩa cầu khiến

Ví dụ:

– Đi về nhà mau! [Từ “đi” trong trường hợp này mang ý nghĩa chỉ hành động di chuyển từ điểm này đến điểm khác]

– Hãy đứng lên đi! [Từ “đi” trong trường hợp này mang ý nghĩa cầu khiến thúc giục hành động]

Trong giao tiếp bên cạnh việc sử dụng từ ngữ, người nói còn sử dụng cả ngữ điệu. Cùng một câu nói nhưng với ngữ điệu khác nhau sẽ mang những mục đích khác nhau. Ví dụ:

Lan đang vừa ăn cơm vừa xem tivi.

Mẹ bảo: Đừng xem tivi nữa!

Nếu câu nói của mẹ có ngữ điệu bình thường thì đó là một lời nhắc nhở. Nhưng nếu câu “Đừng xem tivi nữa!” được mẹ nói bằng giọng cao nhấn mạnh thì đó là câu ra nói ra lệnh.

Trong một số trường hợp để nhấn mạnh người nói có thể rút gọn các thành phần của câu chỉ giữ lại cụm từ mang hàm ý cầu khiến. Câu cầu khiến không nhất thiết phải đảm bảo đầy đủ các thành phần. Cần phải đặt trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể cũng như đối tượng giao tiếp cụ thể để hiểu rõ ý nghĩa của người nói, người viết.

Những chức năng của câu cầu khiến

Câu cầu khiến được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, bởi đây là loại câu có thể dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hoặc khuyên nhủ. Tùy theo mục đích cầu khiến mà người dùng có thể lựa chọn từ ngữ để đặt câu cho phù hợp.

Ví dụ:

– Cả lớp trật tự!

→ đây là câu cầu khiến với mục đích ra lệnh

– Hãy uống thuốc đúng giờ.

→ đây là câu cầu khiến có mục đích khuyên nhủ

– Mình đi ăn cơm đi!

→ đây là câu cầu khiến có mục đích đề nghị

Ngoài ra, trong một số trường hợp giao tiếp, câu cầu khiến được tối giản chủ ngữ

– Mở cửa!

– Im lặng!

– Đi nhanh!

Những chức năng của câu cầu khiến

Một số cách đặt câu cầu khiến

Câu cầu khiến thường được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Khi đặt câu cầu khiến, ta có thể theo các bước sau:

Bước 1: Xác định mục đích giao tiếp, sử dụng câu cầu khiến để làm gì? [ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên nhủ].
Bước 2: Lựa chọn từ ngữ thích hợp. Tùy thuộc vào đối tượng mà lựa chọn từ ngữ thích hợp để diễn tả yêu cầu cầu khiến.
Bước 3: Lựa chọn dấu câu và các từ đệm.
Bước 4: Đặt câu.
Bước 5: Đọc và chỉnh sửa.

Một số cách đặt câu cầu khiến

Lưu ý khi sử dụng câu cầu khiến

Vì câu cầu khiến thường có mục đích đưa ra yêu cầu đề nghị nên khi sử dụng câu cầu khiến cần căn cứ và đối tượng để sử dụng từ ngữ thích hợp, tránh để người nghe, người đọc hiểu sai thái độ của mình cũng như tránh việc bất lịch sự trong giao tiếp.

Ví dụ: Khi bạn Lan cần nhờ sự giúp đỡ của bạn Minh, Lan nên nói:

– Minh ơi, mở giúp mình chai nước này với!

→ câu cầu khiến vừa thể hiện được yêu cầu vừa thể hiện thái độ lịch sự khi giao tiếp. Người nghe vừa hiểu được yêu cầu đồng thời sẽ vui lòng giúp đỡ.

Nhưng nếu bạn Lan đề nghị chỉ với câu nói:

– Minh, mở chai nước!

→ câu cầu khiến vẫn thể hiện rõ yêu cầu nhưng người nghe sẽ thấy không được tôn trọng vì người nói đang ra lệnh cho mình chứ không phải nhờ giúp đỡ.

DINHNGHIA.VN đã cùng bạn tìm hiểu về khái niệm câu cầu khiến là gì, ví dụ, đặc điểm, chức năng cũng như cách đặt câu cầu khiến. Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích phục vụ quá trình học tập cũng như tìm hiểu về chủ đề câu cầu khiến là gì. Chúc bạn luôn học tốt!.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra những dấu hiệu hình thức của các câu cầu khiến đó

a] đừng cho gió thổi nữa! đừng cho gió thổi nữa

b] con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi bây giờ nhân trời chưa Sáng em hãy sống hay chốn đi Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu

c] đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? mày đừng có làm dại mà bay mất đầu, con ạ

d] xin bệ hạ hoàng gươm lại cho Long Quân

e] Bưởi ơi nghe ta gọi

Đừng làm cao

Đừng trốn trắng

Lên với tao

vui tiếp nào

Các câu hỏi tương tự

Câu 1: Tìm câu nghi vấn trong các câu sau và cho biết đặc điểm hình thức của nó: a. Tôi hỏi cho có chuyện: Thế nó cho bắt à? [Nam Cao] b. – Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu? [Nguyên Hồng] c. Anh có biết con anh là một thiên tài hội họa không? [Tạ Duy Anh] Câu 2: Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn in đậm sau: a. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: - Con có nhận ra con không? b. Con đã nhận ra con chưa? [- Mẹ vẫn hồi hộp] [Tạ Duy Anh] Câu 3: Tìm câu nghi vấn trong các câu sau và cho biết câu nghi vấn dùng để làm gì? a. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được! [Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ ] b. Tôi chỉ còn biết khóc chứ biết làm sao nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại lấy tiền của người ta. [Nam Cao, Lão Hạc] Câu 4: Tìm câu cầu khiến trong các câu sau và cho biết đặc điểm của nó: a. Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa! [Cây bút thần] b. Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân [Sự tích Hồ Gươm] c. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: - Mẹ ra mời sứ giả vào đây. d. Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc nghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần: - Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn. Câu 5: Đặt các câu cầu khiến với các trường hợp cụ thể sau: - Nói với bác hang xóm cho mượn cái thang. - Nói với mẹ xin ít tiền mua sách. - Nói với bạn để mượn quyển vở.

Câu 1 [1 điểm]:

Bài 1: Bài tập 3, 4, 5 [sgk/ trang 31,32,33]

Bài 2: Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra các dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến đó:

a. Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân.

b. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ!

c. Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!

d. Ừ được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

e. Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!

Bài 3: Tìm các câu cầu khiến trong các câu sau. Hãy giải thích tại sao trong các câu cầu khiến đó có chủ ngữ. Nếu bỏ chủ ngữ đi có được không?

a. Đứa bé nghe tiếng rao, bống dưng cất tiếng nói:

- Mẹ ra mời sứ giả vào đây.

b. Ông cầm lấy cái này về tâu với đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để sẻ thịt chim.

Bài 4: Chỉ ra những từ ngữ biểu thị ý van xin trong câu cầu khiến sau:

Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Bài 5: Chỉ ra sự khác nhau về hình thức trong các câu cầu khiến để thấy sự thay đổi thái độ của người mẹ [trích từ Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài]

[1] Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

– Thôi hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi.

[2] – Đem chia đô chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh.

[3] – Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.

Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn [5 – 7 dòng] với chủ đề tự chọn, có sử dụng ít nhất một câu cầu khiến. Gạch chân dưới câu cầu khiến.

Mọi người ơi giúp mình với


Bài này cũng hơi dễ làm mọi người giải giúp mình nha

Hãy Đọc đoại trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:"Chị có chuyện này muốn nói với em,con chuột bạch của chị", cô nói, "Cụ Bơ-Men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ còn hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giayf và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bj lôi ra chỗ để của nó vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài của sổ, những chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu đó chính là kiệt tác của cụ Bở-Men, cụ vẽ ở đấy vào cái đem mà chiếc lá cuối cùng đã rụng"

[Chiếc lá cuối cùng O-Hen-Ri]

a/ Cho biết nhân vật " chị " và " em " trong đoạn trích trên là ai?

b/ Tìm 1 từ tượng hình trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của từ tượng hình?

c/ Hãy chỉ ra 1 trợ từ, thán từ có trong đoạn trích trên.

d/ Xiu có biết trước ý định vẽ chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-Men không, điều đó có ý nghĩa gì? Tại sao nhà văn lại kết thúc truyện bằng ngay chính lời kể của Xiu mà không phải là của Giôn-xi?

e/ Có ý kiến cho rằng: "Truyện chiếc lá cuối cùng của O Hen-Ri là bức thông tin điệp màu xanh". Theo em bức thông điệp đó là gì? Em hãy trình bày ý kiến của mình bằng một đoạn văn quy nạp[12 câu]. Trong đoạn có sử dụng câu ghép[ gạch chân, ghi rõ]

Video liên quan

Chủ Đề