Tích hợp bằng lái xe vào căn cước công dân ở đâu

 Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, hiện đang xây dựng, hoàn thiện giải pháp bổ sung các tiện ích số trên thẻ căn cước công dân [CCCD] gắn chíp điện tử. 

Trước mắt, Bộ Công an đã bổ sung các tiện ích gồm: [1] Xác thực thông tin tiêm chủng; [2] Xác thực Giấy đi đường cho các Shipper; [3] Tích hợp thông tin công dân nhận trợ cấp chính sách theo Nghị quyết số 68; [4] Tích hợp thông tin Đăng ký xe theo chức năng quản lý của Bộ Công an; [5] Tích hợp thông tin lái xe luồng xanh…

Nhiều lợi ích quan trọng tích hợp trong thẻ CCCD gắn chíp điện tử

Hiện nay, Bộ Công an đang phối hợp tích cực với Bộ Giao thông Vận tải tích hợp thông tin bằng lái xe; phối hợp với Bảo hiểm Xã hội tích hợp thông tin Bảo hiểm Xã hội và rất nhiều các tiện ích khác. Kể cả việc tích hợp thông tin trong Hộ chiếu, giấy tờ đi lại quốc tế [nếu ký thỏa thuận Hợp tác quốc tế] vì thẻ CCCD có mã MRZ [Machine – readable zone] – Mã hàng không dân dụng quốc tế theo tiêu chuẩn ICAO…

Các bước đăng ký, sử dụng thẻ tiện ích của CCCD gắn chíp điện tử

Công dân chỉ cần 1 loại giấy tờ duy nhất là thẻ CCCD gắn chip điện tử có thể thay thế rất nhiều loại giấy tờ khác.

Công dân chỉ cần đăng ký thông tin tài khoản qua ứng dụng VNEID hoặc qua website //suckhoe.dancuquocgia.gov.vn là sẽ được xác thực trong Hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, sau đó công dân chỉ cần xuất trình thẻ CCCD gắn chip điện tử là cơ quan chức năng sử dụng ứng dụng VNEID để kiểm tra các thông tin qua việc đọc mã QR code trên thẻ CCCD gắn chíp điện tử để xác định mà không cần phải mang nhiều loại giấy tờ khác nhau hoặc phải mang điện thoại di động để kiểm tra thông tin.

  • Tích hợp tiện ích căn cước công dân vào phòng, chống dịch COVID-19

Minh Hiền

Khi GPLX tích hợp vào CCCD gắn chip, liệu người dân có cần xuất trình khi lực lượng CSGT kiểm tra. Ảnh minh họa.

Sáng 6/5, Bộ Công an tổ chức Diễn đàn hỏi đáp trực tuyến về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Trả lời câu hỏi của bạn đọc, thượng tá Tạ Thị Hồng Minh – Phó Trưởng phòng, Phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết, thời gian qua, việc Giấy phép lái xe [GPLX] được tích hợp vào Căn cước công dân [CCCD] gắn chip nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc liên kết các dữ liệu chuyên ngành khác với dữ liệu quốc gia về dân cư.

Việc này sẽ giảm được một số thủ tục hành chính cũng như một số bước trung gian gây phiền hà cho nhân dân như thủ tục liên quan đến cấp mới, cấp đổi, cấp lại GPLX, cơ quan có thẩm quyền có thể làm các thủ tục liên quan đến GPLX tại bất cứ nơi nào [thường trú, tạm trú] mà không cần làm các thủ tục xác nhận như trước đây.

Ngoài ra, việc thay đổi nơi ở của công dân được cập nhật vào cơ sở dữ liệu dân cư, do vậy các vụ việc hành chính của công dân [bị xử phạt, thông báo vi phạm…] cũng sẽ rất thuận lợi cho người dân và công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh – Phó Trưởng phòng, Phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông.

Theo thượng tá Minh, tại khoản 1 Điều 41 Công ước Viên về giao thông đường bộ mà Việt Nam tham gia ký kết là thành viên, quy định “Người điều khiển phương tiện cơ giới phải có GPLX; khoản 2 Điều 41 Công ước Viên, quy định: Quốc gia ký kết phải công nhận những lái xe sở hữu GPLX quốc tế phù hợp với quy định Công ước”.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định “Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo GPLX đối với người điều khiển xe cơ giới”.

“Những vấn đề quy định về GPLX, dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải nội luật hóa những nội dung mà Công ước Viên về giao thông đường bộ quy định, kế thừa Luật Giao thông đường bộ 2008” – thượng tá Minh nói.

Do đó, người dân khi điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải mang theo GPLX theo quy định là bắt buộc.

Thời gian qua, Báo Giao thông nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc với nội dung: Khi GPLX đã tích hợp vào CCCD gắn chip thì người tham gia giao thông có cần mang theo GPLX nữa không hay chỉ cần mang theo CCCD?

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật [Đoàn Luật sư TP.HCM]

Luận bàn về nội dung này dưới góc độ pháp lý, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật [Đoàn Luật sư TP.HCM] cho biết, thời gian qua, việc GPLX được tích hợp vào CCCD gắn chip nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc liên kết các dữ liệu chuyên ngành khác với dữ liệu quốc gia về dân cư.

Việc này sẽ giảm được một số thủ tục hành chính cũng như một số bước trung gian gây phiền hà cho người dân như thủ tục liên quan đến cấp mới, cấp đổi, cấp lại GPLX, cơ quan có thẩm quyền có thể làm các thủ tục liên quan đến GPLX tại bất cứ nơi nào [thường trú, tạm trú] mà không cần làm các thủ tục xác nhận như trước đây.

Ngoài ra, việc thay đổi nơi ở của công dân được cập nhật vào cơ sở dữ liệu dân cư, do vậy các vụ việc hành chính của công dân [bị xử phạt, thông báo vi phạm…] cũng sẽ rất thuận lợi cho người dân và công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Về điều kiện tham gia giao thông, tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ cụ thể như sau: - Giấy tờ tùy thân [CMND, CCCD, CCCD gắn chip]; Đăng ký xe; GLPX đối với người điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định [đối với ô tô]; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

"Như vậy, người dân vẫn phải mang theo GPLX khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Thẻ CCCD gắn chip tích hợp GPLX không có tác dụng thay thế GPLX trong trường hợp CSGT yêu cầu xuất trình", luật sư Diệp Năng Bình nói.

Người dân vẫn phải mang GPLX khi đã tích hợp vào CCCD khi tham gia giao thông [ảnh minh họa]

Đại diện Đội CSGT số 15 [Công an TP Hà Nội] cho biết, trong quá trình lực lượng chức năng yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông xuất trình GPLX thì người dân vẫn phải xuất trình giấy tờ này.

"Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người lái xe phải mang theo GPLX, CCCD gắn chip tích hợp GPLX chỉ giúp giảm thủ tục hành chính như cấp đổi, cấp mới, cấp lại chứ không thể thay thế chức năng của GPLX thông thường", đại diện Đội CSGT số 15 cho biết.

Đại diện Đội CSGT số 15 cũng cho hay, điều này cũng phù hợp với thực tế, bởi bằng mắt thường thì lực lượng chức năng không thể biết được CCCD gắn chíp có tích hợp GPLX của người đó hay không, nên công dân vẫn phải mang theo GPLX khi tham gia giao thông.

Đối với ô tô, phạt tiền từ 200-400 nghìn đồng [Điểm a, Khoản 3, Điều 21, Nghị định 123/2021/CP-NĐ] người điều khiển ô tô có GPLX nhưng không mang theo khi tham gia giao thông. Đối với xe máy phạt tiền từ 100-200 nghìn đồng [Điểm c, Khoản 2, Điều 21, Nghị định 123/2021/CP-NĐ].

Bạn đã biết cách kiểm tra bằng lái xe trên thẻ Căn cước công dân [ thẻ CCCD ] gắn chíp mới chưa ? Nếu chưa biết, hãy cùng Gody tìm hiểu về chức năng của thẻ Căn cước công dân gắn chíp mới và ứng dụng kiểm tra bằng lái xe trên thẻ CCCD nhé.

Thẻ Căn cước công dân là gì: CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của pháp luật được triển khai theo Luật Căn cước công dân năm 2014. Hiện nay, thẻ Căn cước công dân đã được triển khai theo hình thức chip điện tử, cho phép thông tin được lưu trữ nhiều hơn và đầy đủ hơn, giúp cơ quan quản lý có điều kiện tích hợp và hạn chế bớt các yêu cầu về hồ sơ, giấy tờ của công dân khi có nhu cầu.

Thẻ CCCD găn chíp cho phép tích hợp số lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái, hộ khẩu… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Theo Luật căn cước công dân 2014, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Mã số in trên thẻ căn cước công dân sẽ không bao giờ thay đổi, kể cả người dân có cấp lại do mất, hay thay đổi thông tin hộ khẩu thường trú.

Chức năng của thẻ CCCD là gì?

CCCD có giá trị chứng minh về căn cước, lai lịch của công dân Việt Nam để thực hiện các giao dịch hành chính trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Căn cước công dân có thể được sử dụng thay thế cho hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và 1 nước nào đó có điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân 2 nước sử dụng CCCD thay cho hộ chiếu. Tuy nhiên, CCCD không thay thế cho giấy khai sinh và hộ khẩu.

Số Căn cước công dân là gì:

Số Căn cước công dân [ Số CCCD ] còn được gọi là số định danh cá nhân, chính là 12 chữ số được in ở mặt trước của thẻ căn cước công dân. Mỗi công dân chỉ có 1 số CCCD và số này sẽ gắn với cả đời của mỗi công dân dù người đó có thay đổi thẻ CCCD bao nhiêu lần đi nữa.

Trên cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, số định danh cá nhân [số CCCD] được liên kết với toàn bộ thông tin nhân thân của công dân.

12 số trên thẻ căn cước bao gồm:

  • 3 ký tự đầu tiên: Nơi công dân đăng ký khai sinh.
  • Ký tự thứ 4: Mã thế kỷ. Ví dụ công dân sinh năm 19xx: Nam: 0 và Nữ: 1; công dân sinh năm 20xx: Nam: 2 và Nữ: 3.
  • Ký tự thứ 5 và 6: 2 số cuối năm sinh. Ví dụ công dân sinh 1987 sẽ là 87; công dân sinh 2020 sẽ là 20.
  • 6 ký tự sau cùng: Mã số ngẫu nhiên từ 000 001 đến 999 999.Hiện thẻ Căn cước công dân cho phép tích hợp nhiều thông tin, trong đó có bằng lái xe nên hoàn toàn có thể tra cứu bằng lái xe trên thẻ Căn cươc công dân như sau:

Cách tra cứu bằng lái xe trên thẻ Căn cước công dân

Bước 1. Bạn tải ứng dụng VNEID về điện thoại của mình tại cửa hàng ứng dụng của Apple Store hoặc Google Play [ tìm ứng dụng tên VNEID ]Link dành cho thiết bị Android:

//play.google.com/store/apps/details?id=com.vnid&hl=vi&gl=US

Link dành cho thiết bị IOS: //apps.apple.com/vn/app/vneid/id1582750372?l=vi

HÌnh ảnh ứng dụng VNEID thực tế

Bước 2: 


Mở ứng dụng VNEID, tiến hành Đăng nhập. Nếu chưa có tài khoản, nhấn Đăng ký [ lưu ý nhập đúng thông tin số điện thoại, kèm số CMND/CCCD để bảo đảm sự liên thông dữ liệu từ hệ thống ]. Sau đó chọn Quét mã.

Bước 3: Bạn hướng camera vào mã QR trên thẻ Căn cước công dân để quét. Vuốt lên để mở thông tin Giấy phép lái xe của mình nếu thông tin bằng lái xe của bạn đã được Bộ công an tích hợp trên thẻ CCCD gắn chíp.

Thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử do Bộ Công An phát hành được coi là một trong những thẻ Căn cước công dân tiên tiến, hiện đại bậc nhất từ trước tới nay với nhiều tính năng và tiện ích. Mặt trước của thẻ có mã QR, từ đó có thể quét ra nhiều thông tin quan trọng của người dân.Hiện nay, Bộ Công an đang phối hợp tích cực với Bộ Giao thông Vận tải tích hợp thông tin bằng lái xe; phối hợp với Bảo hiểm Xã hội tích hợp thông tin Bảo hiểm Xã hội và rất nhiều các tiện ích khác. Kể cả việc tích hợp thông tin trong Hộ chiếu, giấy tờ đi lại quốc tế [nếu ký thỏa thuận Hợp tác quốc tế] vì thẻ CCCD có mã MRZ [Machine – readable zone] – Mã hàng không dân dụng quốc tế theo tiêu chuẩn ICAO…

Lưu ý:

Việc tích hợp thông tin bằng lái xe vào thẻ Căn cước công dân đang được thực hiện, nên có thể khi tra cứu sẽ chưa có đầy đủ dữ liệu bằng lái xe cho mọi công dân. Hy vọng Bộ Công an sẽ tiến hành việc tích hợp dữ liệu bằng lái xe vào thẻ Căn cước công dân sớm người dân đỡ phải mang nhiều giấy tờ và thông tin hàng ngày.Xem thêm:

Kinh Nghiệm Du Lịch Sapa: Chi Tiết Từ A – Z Cho Người Lần Đầu


Kinh Nghiệm Du Lịch Phú Quốc: Di Chuyển, Tham Quan, Ăn Uống

Video liên quan

Chủ Đề