Thống kê hướng dẫn viên du lịch tải quảng nam năm 2024

[TITC] - Thông tin về những dấu ấn nổi bật của Du lịch Việt Nam trong 12 tháng năm 2022, kết quả hoạt động đón khách du lịch năm 2022, hoạt động chuyển đổi số du lịch, truyền thông quảng bá du lịch, xu hướng thị trường, các sự kiện nổi bật sắp tới… sẽ được giới thiệu trong tài liệu Thông tin du lịch tháng 12/2022 do Trung tâm Thông tin du lịch [Tổng cục Du lịch] xây dựng.

Năm 2022 là dấu mốc quan trọng đối với sự phục hồi của ngành Du lịch Việt Nam sau khi đã chính thức mở cửa trở lại từ ngày 15/3/2022. Nhiều hoạt động sôi nổi đã diễn ra trong toàn ngành từ quảng bá chính sách mở cửa thông thoáng, khởi động Năm Du lịch quốc gia Quảng Nam 2022, Diễn đàn phát triển du lịch Kontum, quảng bá mạnh mẽ hình ảnh du lịch Việt Nam nhân dịp SEA Games 31, cho tới các hội chợ du lịch quốc tế ở trong và ngoài nước như VITM Hà Nội, ITE HCMC, WTM London... cùng các hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài như các sự kiện văn hóa du lịch Việt Nam ở Hàn Quốc, Ấn Độ…

Nhìn lại một năm qua, hoạt động truyền thông trên các nền tảng số của Tổng cục Du lịch đã được tập trung đẩy mạnh nhằm đóng góp vào quá trình phục hồi hoạt động du lịch nước nhà. Trong đó, chương trình “Live fully in Vietnam” hướng đến thị trường khách quốc tế, chương trình “Du lịch an toàn, trải nghiệm trọn vẹn” hướng đến thị trường khách nội địa. Công tác truyền thông được triển khai đa dạng trên các nền tảng số như website và mạng xã hội của Tổng cục Du lịch, trong đó website //vietnamtourism.gov.vn đóng vai trò truyền thông chính sách, phục vụ công tác quản lý nhà nước và xúc tiến du lịch; website //vietnam.travel chuyên trách quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Cùng với đó là hệ thống các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, Instagram… lan tỏa mạnh mẽ thông tin du lịch Việt Nam.

Năm 2022 ghi nhận hoạt động chuyển đổi số diễn ra sôi nổi trong toàn ngành, ở nhiều địa phương trong cả nước theo sự hỗ trợ, định hướng của Tổng cục Du lịch. Trong đó Tổng cục Du lịch đã tập trung xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển đổi số, phổ biến rộng rãi các nền tảng số cốt lõi của ngành du lịch, xây dựng Hướng dẫn chuyển đổi số trong ngành du lịch và hỗ trợ các địa phương triển khai chuyển đổi số.

Việt Nam kết thúc năm 2022 với con số đón và phục vụ 101,3 triệu lượt khách du lịch nội địa, vượt 68,8% so với kế hoạch; 3,66 triệu lượt khách du lịch quốc tế, đạt 73% kế hoạch; tổng thu từ khách du lịch đạt 495 nghìn tỷ, vượt 23% so với kế hoạch. Tính đến hết năm 2022, cả nước có 2.894 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 33.768 hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ, 35.000 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng 700.000 buồng.

Độc giả cũng có thể tham khảo tình hình du lịch thế giới, xu hướng tìm kiếm thông tin du lịch Việt Nam trên công cụ Google Destination Insights, một số sự kiện du lịch nổi bật đầu năm 2023.

[TCDL] - Cơ sở dữ liệu trực tuyến hướng dẫn viên du lịch Việt Nam với giao diện mới và các tính năng được nâng cấp, bổ sung đã chính thức được đưa vào vận hành từ ngày 04/6/2018.

Từ năm 2008, Tổng cục Du lịch đã triển khai ứng dụng đồng bộ trên toàn quốc hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến hướng dẫn viên du lịch [www.huongdanvien.vn]. Đây là hệ thống cơ sở dữ liệu quan trọng và trực tiếp quản lý người lao động – hướng dẫn viên du lịch đầu tiên ở Việt Nam với sự tham gia, kết nối và chia sẻ dữ liệu của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch trên toàn quốc. Qua hơn 10 năm ứng dụng với một số lần nâng cấp tính năng cho phù hợp thực tiễn quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu, đến nay, hệ thống này đã và đang quản lý hơn 21.000 hồ sơ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa đang hoạt động trên toàn quốc, hơn 60 hồ sơ của các cơ sở đào tạo tham gia đào tạo ngắn hạn, kiểm tra, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và ngoại ngữ du lịch cùng hơn 15.000 hồ sơ học viên đã hoàn thành các khóa học, đã đạt trong các kỳ kiểm tra nghiệp vụ và ngoại ngữ do các cơ sở đào tạo này tổ chức.

Luật Du lịch 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 với nhiều thay đổi trong các quy định đối với hướng dẫn viên du lịch cả về phân loại đội ngũ, về điều kiện cấp thẻ hành nghề về điều kiện hành nghề, các văn bản hướng dẫn Luật Du lịch 2017 cũng lần lượt được ban hành và có hiệu lực từ đầu năm 2018. Để hỗ trợ cơ quan quản lý du lịch các cấp, hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở đào tạo và khách du lịch trong việc thi hành Luật Du lịch 2017 và sử dụng cơ sở dữ liệu trong công tác quản lý, hành nghề, kinh doanh, đào tạo và trong việc sử dụng dịch vụ hướng dẫn du lịch, Tổng cục Du lịch đã giao Vụ Lữ hành phối hợp với Trung tâm Thông tin du lịch thực hiện nhiệm vụ “Nâng cấp, xây dựng bổ sung cơ sở dữ liệu trực tuyến hướng dẫn viên du lịch”.

Với lần nâng cấp này, hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến hướng dẫn viên du lịch đã được thiết kế xây dựng mới hệ thống cơ sở dữ liệu hướng dẫn viên tại điểm, hệ thống cơ sở dữ liệu mã QR gắn với từng hướng dẫn viên được cấp thẻ, bổ sung tính năng bảo mật thông tin của hướng dẫn viên thông qua ứng dụng công nghệ mã QR, bổ sung tính năng điều chỉnh giao diện phù hợp với phương tiện sử dụng [điện thoại thông minh], bổ sung tính năng kết nối, tích hợp thông tin với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch để kiểm tra điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên, nâng cấp tính năng hiển thị thêm thông tin hướng dẫn viên, điều chỉnh tính năng cơ sở dữ liệu các cơ sở đào tạo tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, cung cấp tiện ích tra cứu, tổng hợp, thống kê đội ngũ hướng dẫn viên …

Sau khi hoàn thiện việc nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, trong tháng 5/2018, Tổng cục Du lịch đã tổ chức tập huấn cho hơn 100 cán bộ, chuyên viên trực tiếp quản lý hướng dẫn viên của các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên toàn quốc nhằm hướng dẫn cách sử dụng và thống nhất cách quản lý thông tin trên phần mềm quản lý hướng dẫn viên trực tuyến. Bắt đầu từ 0h00 ngày 04/6/2018, hệ thống Cơ sở dữ liệu trực tuyến hướng dẫn viên du lịch Việt Nam với giao diện mới và các tính năng được nâng cấp, bổ sung được chính thức đưa vào vận hành.

Việc nâng cấp và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu hướng dẫn viên du lịch Việt Nam không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu Ngành, cung cấp tiện ích tra cứu, tổng hợp, thống kê phục vụ công tác quản lý ngành mà còn tạo môi trường giao tiếp hiện đại, thân thiện cho hướng dẫn viên và doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên. Mục tiêu và nội dung của nhiệm vụ này còn phù hợp với nội dung của Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”./.

Chủ Đề