The world scholars cup là gì năm 2024

The World Scholar’s Cup [WSC] là cuộc thi học thuật Có 1-0-2 dành cho học sinh. Với 6 chủ đề [Chủ đề đặc biệt, Lịch sử, Nghệ thuật và m nhạc, Xã hội học, Văn học, Khoa học] và 4 phần thi Scholar's Bowl [Trắc nghiệm nhanh], Scholar's Challenge [Kiến thức], Collaborative Writing [Viết luận phối hợp] và Debate [Tranh biện], Cuộc thi WSC khuyến khích học sinh không ngừng thu nạp những ý tưởng mới, khám phá những khả năng mới và rèn luyện những kĩ năng mới.

Mỗi đội gồm 3 thành viên sẽ tranh tài ở Vòng Regional [Khu vực], Vòng Global [Toàn cầu] và các đội chiến thắng sẽ có cơ hội tham gia Giải vô địch [Tournament of Champions] tại Đại học Yale [Hoa Kỳ].

Chương trình của chúng tôi tập trung huấn luyện học sinh những phương pháp học tập hiệu quả và có chiến lược, đồng thời khơi dậy niềm đam mê học tập ở các em. ​

Giấc mơ đến Mỹ của nhiều thí sinh Việt Nam trong World Scholar's Cup 2023 đã thành hiện thực khi 11 đội với hơn 30 học sinh giành chiến thắng tại vòng toàn cầu hôm 6/9.

Trong đó, hai đội vào top 5, giành cup Champion Team; 7 đội chiếm top Bowl [phần thi tranh biện đồng đội] từ vị trí thứ 2 đến 14. Tất cả sẽ tham dự vòng chung kết tại Đại học Yale, Mỹ, vào tháng 11 tới.

Người dẫn đường cho các học sinh này là một nam sinh 20 tuổi - Ngũ Tô Duy.

"Cảm xúc quá đặc biệt. Em từng cùng đồng đội vươn tới vòng toàn cầu và lần này chính em đã đưa được học sinh của mình tới đây", Duy, sinh viên năm thứ hai, ngành Quản trị khách sạn, Đại học VinUni, nói.

Ngũ Tô Duy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

World Scholar's Cup [WSC] bắt đầu từ một vòng thi đấu tại Hàn Quốc năm 2007, với các học sinh nước chủ nhà, Singapore và Mỹ. Cuộc thi sau đó phát triển với hơn 10.000 học sinh đến từ 62 quốc gia đăng ký tham gia hàng năm. Năm nay, riêng vòng toàn cầu tại Thái Lan có 1.500 đội với khoảng 4.500 thí sinh.

WSC gồm 4 phần thi, thử thách kiến thức ở các lĩnh vực Chính trị, Xã hội, Khoa học - Công nghệ, Lịch sử, Văn học, Âm nhạc và Nghệ thuật thông qua hình thức thi hùng biện, phản biện, viết luận bằng tiếng Anh. Các thí sinh phải trải qua hai vòng thi khu vực và toàn cầu trước khi đến vòng cuối ở Đại học Yale.

Duy hai lần tham gia WSC và từng vô địch tại vòng toàn cầu năm 13 tuổi nhưng không thể dự chung kết ở Mỹ cuối năm đó. Nam sinh cũng ba lần được mời làm giám khảo ở vòng thi khu vực. Theo Duy, môn này giúp học sinh tự tin, dám đưa ra chính kiến và bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời rèn luyện kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu đa chiều với cùng một vấn đề. Vì thế, Duy mở lớp cho học sinh có đam mê tranh biện để chia sẻ kinh nghiệm của mình.

Theo Duy, để tham gia được cuộc thi này, thí sinh cần tiếng Anh tốt, có khả năng tư duy và nói trước đám đông. Duy có chứng chỉ IELTS 8.5, trong đó Speaking đạt 9.0.

Ngũ Tô Duy [bìa trái] và team Nguyễn Linh Anh, Trần Quý Đôn, Nguyễn Trường Sơn - top 4 toàn cầu và top 2 Team Bowl tại vòng đấu ở Thái Lan. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Khó khăn lớn nhất với Duy khi dẫn dắt các đội thi WSC là kiến thức dàn trải ở nhiều lĩnh vực, đề cương ban tổ chức đưa ra quá rộng, trong khi câu hỏi thi lại cụ thể. Ban tổ chức đưa ra 6 chủ đề chính và nhiệm vụ của huấn luyện viên là phải tập hợp thông tin, kiến thức để hướng dẫn thành viên trong đội.

Trước đây, vì không có người hướng dẫn, Duy cùng hai đồng đội phải tự tìm hiểu, nghiên cứu đề cương rồi ôn luyện để đi thi. Qua các năm thi đấu và kinh nghiệm làm giám khảo, Duy nhận ra với từng chủ đề, cần thu nhỏ phạm vi và học càng sâu càng tốt.

Nam sinh cho biết trong bốn nội dung thi, Team Debate [tranh biện đối mặt trực tiếp] và Scholar's Bowl [trắc nghiệm đồng đội] là khó nhất vì bao hàm kiến thức của nhiều lĩnh vực.

Ở phần tranh biện, Duy sắp xếp vai trò từng người theo thứ tự 1, 2, 3 để bài nói có cấu trúc rõ ràng và giám khảo dễ theo dõi, đánh giá. Người số 1 có nhiệm vụ nêu vấn đề để đội bạn đưa lý lẽ phản bác. Người thứ 2 đưa ra luận điểm chống lại đối thủ, còn người thứ ba tổng kết các phần rồi đưa ra kết luận.

Trong khi đó ở phần trắc nghiệm đồng đội, Duy tham khảo nhiều nguồn tài liệu về các lĩnh vực, sau đó tổng hợp vào file rồi phân chia chủ đề cho thành viên. Mỗi đội có ba thí sinh và mỗi người phụ trách hai lĩnh vực.

Một tháng gần ngày thi, các đội gặp nhau hàng ngày để diễn giải và tranh luận. Để tăng sự tự tin, phản xạ và tính đối kháng, Duy tổ chức các giải đấu tranh biện nhỏ, thậm chí các cuộc thi giữa giáo viên, giúp học sinh cọ sát và học hỏi. Duy chỉnh sửa cho các em ngôn ngữ hình thể, cách tư duy câu hỏi và thể hiện phong cách riêng trên sân khấu.

"Có anh Duy dẫn dắt, chúng em không lo lắng bất cứ điều gì. Anh ấy có kiến thức rộng, kỹ năng cá nhân ấn tượng và chiến thuật thông minh", Nguyễn Ngọc Minh, 15 tuổi, vừa cũng đồng đội giành vị trí top 5 vòng thi toàn cầu, nhận xét.

Theo Minh, Duy đưa ra nhiều chiến thuật và có thể thay đổi tùy từng đối thủ. Trong khi các đội nước ngoài thường để ý đến phong cách, nói to và dùng từ hoa mỹ, đội Minh tập trung vào nội dung và chiến thuật.

"Chiến thuật của đội em là đưa ra giải pháp cho vấn đề. Chúng em tấn công vào điểm yếu logic của đội bạn để dập các ý tưởng của họ", Minh nói.

Trong khi đó, đội của Bùi Hà Linh, lớp 9, trường Vinschool, dùng cách đặt nhiều câu hỏi để đối thủ phải trả lời mà không còn thời gian đưa ra luận điểm. Đội của Linh giành vị trí top 3 phần thi trắc nghiệm đồng đội.

"Tới được vòng thi ở Đại học Yale là niềm vinh dự của em. Kết quả này là nhờ sự dẫn dắt của huấn luyện viên và nỗ lực của từng thành viên trong đội", Linh chia sẻ.

Niềm vui của đội tuyển Young Scholars Viet Nam do Duy dẫn dắt sau khi giành chiến thắng ở vòng toàn cầu tại Thái Lan. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sau cuộc thi, Linh và Minh có thêm nhiều bạn bè, cùng kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Tham gia giải đấu cũng giúp các em có lợi thế hơn khi xin học bổng du học vì huy chương vàng của WSC được nhiều đại học đánh giá cao khi xét tuyển.

Theo Duy, cuộc thi ngoài giúp học sinh trau dồi kiến thức về nhiều lĩnh vực, rèn luyện bản lĩnh thì còn là cơ hội giới thiệu về Việt Nam.

Trong lần tới Bangkok, Duy cùng các thí sinh mang theo cuốn sách Fairy tales without borders [Cổ tích không biên giới] bằng tiếng Anh, do chính Duy biên soạn, tặng cho bạn bè quốc tế.

Nam sinh đang lên kế hoạch và giáo án để đồng hành cùng các thí sinh đến Mỹ. "Mục tiêu của các đội là giành giải", Duy nói.

Về lâu dài, Duy mong tiếp tục truyền niềm đam mê tranh biện đến học sinh. Ngoài ra, Duy dành thời gian tham gia một số dự án dịch thuật và hoạt động xã hội. Nam sinh là dịch giả một cuốn sách bán chạy của New York Times - "Steal like an artist" [Nghệ thuật đánh cắp ý tưởng].

Chủ Đề