Thế nào là doanh nghiệp phi tài chính

Khái niệm tài chính doanh nghiệp hiểu sao cho đúng? Các nội dung của tài chính doanh nghiệp là gì? Rất mong được giải đáp cụ thể! Trân trọng cảm ơn! – Duy Hưng [Quảng Nam].

Hiện nay, nhiều người thắc mắc về tài chính doanh nghiệp là gì? Các nội dung của tài chính doanh nghiệp như thế nào? Do đó, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ làm rõ nội dung tài chính doanh nghiệp là gì? Các nội dung của tài chính doanh nghiệp?… qua bài viết này:

1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm “tài chính doanh nghiệp”. Tuy vậy, có thể hiểu:

- Tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình doanh nghiệp tạo lập, phân phối nguồn tài chính và tiền tệ. Quá trình chu chuyển nguồn vốn nhằm phục vụ mục đích sản xuất để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

- Về bản chất, tài chính doanh nghiệp chỉ các hoạt động liên quan đến hệ thống quản lý tài chính doanh nghiệp, bắt đầu từ khâu huy động vốn đến sử dụng nguồn vốn vào quy trình sản xuất, kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp trong tiếng Anh gọi là “Corporate finance”.

- Tài chính doanh nghiệp có một số đặc trưng cơ bản sau:

+ Hoạt động tài chính doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Hoạt động tài chính của doanh nghiệp bị chi phối bởi tính chất sở hữu vốn trong mỗi doanh nghiệp.

+ Hoạt động tài chính của doanh nghiệp bị chi phối bởi mục tiêu lợi nhuận: Mọi kế hoạch tài chính, hoạt động tài chính đều được thực hiện với mục đích cuối cùng là lợi nhuận.

+ Hoạt động tài chính doanh nghiệp cần đảm bảo nguyên tắc tôn trọng pháp luật trong tất cả mọi khâu, mọi quy trình.

Luật Doanh nghiệp và văn bản sửa đổi, hướng dẫn [áp dụng từ ngày 05/3/2023]

Khái niệm tài chính doanh nghiệp và nội dung tài chính doanh nghiệp [Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet]

2. Nội dung của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Lập kế hoạch đầu tư: Nhà quản trị cần tìm kiếm các cơ hội đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận, lên kế hoạch chi tiêu, dự tính doanh thu, lợi nhuận, các rủi ro có thể xảy ra,...

- Quyết định đầu tư: Căn cứ vào quá trình hoạch định, dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, nhà quản trị đưa ra quyết định đầu tư.

- Xác định nhu cầu vốn, huy động vốn: Căn cứ trên kết cấu nguồn vốn, hình thức huy động, ưu và nhược điểm của từng hình thức huy động, chi phí sử dụng nguồn vốn,...

- Theo dõi và quản lý chặt chẽ nguồn vốn, các khoản thu, chi để đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Phân phối lợi nhuận, lập và sử dụng các quỹ doanh nghiệp.

- Kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ số: Tình hình thu, chi, báo cáo tài chính,... nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và đưa ra các quyết định trong hoạt động tài chính và kinh doanh.

- Triển khai kế hoạch tài chính doanh nghiệp: Cụ thể hóa bằng các quyết định liên quan đến tài chính doanh nghiệp, các quyết định tài chính chiến lược như quyết định đầu tư, vay vốn, huy động vốn hay phân chia lợi nhuận [chi trả cổ tức đối với công ty cổ phần].

3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt và không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Đây là công cụ để quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.

Một số vai trò chính của tài chính doanh nghiệp:

- Tăng hiệu quả và nguồn huy động vốn: Tài chính doanh nghiệp đảm bảo việc huy động vốn được diễn ra đều đặn, liên tục, duy trì tính ổn định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nghĩa là việc huy động vốn đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra bình thường.

- Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Hoạt động tài chính sẽ cung cấp nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, giảm các khoản lãi vay, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận sau thuế.

- Kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp được xem như “đòn bẩy” để hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi, ổn định hơn thông qua việc cân đối thu chi, thu hút nguồn vốn, đưa ra giá bán hàng hóa,... Dựa vào các hoạt động này, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát các hoạt động đang được thực hiện hiệu quả hay không để có sự điều chỉnh kịp thời.

Điều 4. Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán – Thông tư 200/2014/TT-BTC

1. Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

2. Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:

  1. Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
  1. Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.

3. Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:

  1. Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính [như phát hành cổ phiếu, trái phiếu];
  1. Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.

4. Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.

Điều 7. Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán – Thông tư 200/2014/TT-BTC

Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn nêu tại khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư này thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

Chủ Đề