Thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp ở anh?

Tác giả: Đào Minh Hồng

Cách mạng Công nghiệpdiễn ra đầu tiên ở Anh bắt đầu từ những phát minh máy móc trong ngành dệt [những năm 60 thế kỷ 18], sau đấy lan sang Mỹ, Pháp, Đức[kéo dài đến giữa thế kỷ 19]. Ý nghĩa lớn nhất của Cách mạng Công nghiệp là thay thế lao động thủ công [lao động tay chân] của con người bằng lao động của máy móc, từ sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi cơ bản những điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật của xã hội loài người. Ngoài ra, theo quan điểm của chủ nghĩa Marx, Cách mạng Công nghiệp một mặt đẩy mạnh sản xuất, mặt khác hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa là tư sản và vô sản.



Cách mạng Công nghiệp thường được chia thành 2 giai đọan:

    1. Thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 [1708-1835] diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ với thành tựu cơ bản là chế tạo máy móc, giao thông, đường sắt.
    2. Nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 [1836-1913] Cách mạng Công nghiệp lan rộng ra toàn thế giới và phát triển mạnh mẽ với thành tựu của động cơ đốt trong và điện.

Một trong những thành tựu lớn nhất từ Cách mạng Công nghiệp liên quan đến sự phát triển của lý thuyết về quan hệ quốc tế là sự xuất hiện của các học thuyết chính trị về quyền tự do cá nhân và quốc gia dân tộc. Quyền tự do cá nhân được thể hiện trong Luận về Tự do của John Stuart Millnêu những nguyên tắc cơ bản của tự do cá nhân trên cơ sở không làm phương hại đến người khác. Trong khi đấy Alexis de Tocquevilletrong tác tác phẩm Nền dân chủ Hoa Kỳ ca ngợi nền dân chủ Mỹ, coi đấy là sức mạnh của sự thành công về vật chất của nước Mỹ.

Về quyền dân tộc đã xuất hiện hai xu hướng cơ bản trong học thuật. Một xu hướng cho rằng mỗi dân tộc đều có quyền tự lựa chọn mô hình nhà nước và tổ chức xã hội riêng cho mình, không dân tộc nào có quyền can thiệp. Trong khi đấy, với sức mạnh của khoa học công nghệ, các nước tư bản Châu Âu đã bành trướng khắp thế giới thông qua Chủ nghĩa thực dânlại cho rằng các dân tộc lớn, những dân tộc siêu đẳng hơn có nghĩa vụ phải khai hóa văn minh cho những dân tộc khác, giúp họ thiết lập tổ chức nhà nước cho phù hợp. Xu hướng này đã biện minh cho các cuộc xâm lăng của chủ nghĩa tư bản vào những phần đất còn lại của thế giới.

Cách mạng công nghiệp thời kì đầu [1708-1835]
1709: Abraham Draby phát minh lò cao

1712: Newcomen chế tạo động cơ hơi nước dung trong hầm mỏ

1733: John Kay áp dụng máy dệt cơ khí

1759: Nhà máy sản xuất đồ sứ của Wedgwood bắt đầu hoạt động tại Anh

1764: Hargreaves phát minh máy xe sợi Jenny

1769: Thomas Arkwright phát minh máy xe sợi chạy bằng sức nước

1769: Nicolas Cugnot chế tạo xe chạy bằng hơi nuớc

1773: Arkwright xây dựng nhà máy sợi đầu tiên

1773: Chiếc cầu bằng gang đầu tiên được xây ở Coalbrookdale [Anh]. Eli Whitney phát minh máy tỉa hạt bông ở Mỹ.

Có thể bạn quan tâm:

  1. Ban-căng hóa [Balkanization]
  2. Chế độ A-pac-thai [Apartheid]
  3. Hòa ước Westphalia [The Peace of Westphalia]
  4. Học thuyết Brezhnev [Brezhnev Doctrine]
  5. An ninh phi truyền thống [Nontraditional security]
  6. Bốn Hiện đại hóa [Four Modernizations]
  7. Học thuyết Monroe [Monroe Doctrine]
  8. Chính sách ngăn chặn [Containment policy]

Video liên quan

Chủ Đề