Thành phố tết mậu tuất cho giáo viên bao nhiêu năm 2024

Theo báo cáo của UBND Thành phố, trong dịp Tết Mậu Tuất năm 2018, thành phố tập trung thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng, người nghèo và các đối tượng chính sách... bảo đảm Tết đến mọi nhà, mọi người.

Thành phố đã tổ chức 50 đoàn đi thăm, chúc Tết các đối tượng, gia đình chính sách, cơ quan, đơn vị nhiệm vụ đặc thù trong dịp Tết. Thành phố đã thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng đón Tết với tổng kinh phí gần 1.400 tỷ đồng [trong đó kinh phí vận động xã hội đạt gần 600 tỷ đồng].

Bên cạnh đó, thành phố cũng đã tổ chức nhiều chương trình thiết thực, hỗ trợ chăm lo các LLVT, công nhân, người lao động, sinh viên học sinh, trẻ em nghèo, người khuyết tật vui xuân đón Tết như: “Xuân yêu thương”, “Tết sum vầy 2018”, “Tấm vé nghĩa tình”, “Tết cho em”, “Nghĩa tình biên giới”, “Xuân tình nguyện”, “Tết làm điều hay”... Cùng với đó, các chương trình văn hóa, nghệ thuật được thiết kế, tổ chức chu đáo phục vụ đáp ứng nhu cầu du xuân của người dân và du khách quốc tế. Hoạt động Đường hoa Nguyễn Huệ, Lễ hội Đường sách Tết, Hội hoa Xuân Mậu Tuất tiếp tục là sản phẩm đặc trưng của thành phố đón Tết truyền thống. Trong đó, đường hoa thu hút hơn 1,5 triệu lượt người thưởng ngoạn, lễ hội đường sách đón 1,3 triệu người tới tham quan, mua sắm hơn 472.000 bản sách, hội hoa xuân cũng đón hơn 1 triệu lượt khách…

Chỉ còn hơn 3 tuần nữa là đến Tết Mậu Tuất 2018. Đây cũng là khoảng thời gian mà giáo viên, cũng như bất kỳ ngành nghề nào khác trong xã hội mong chờ các khoản tiền thưởng, quà tết, tăng thu nhập nhất.

Cô giáo mầm non được chi hơn 30 triệu đồng

Tết Mậu Tuất năm nay, Trường mầm non Hướng Dương [xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh] sau khi tính toán, kết dư các khoản tiền ngân sách cuối năm phân bổ về trường, đã quyết định chi cho toàn bộ người lao động [không phân biệt vị trí công tác] lên đến hơn 30 triệu đồng.

Đây có thể được coi là mức chi thu nhập tăng thêm cao nhất trong khối giáo dục công lập ở thành phố, mà phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam khảo sát được cho đến thời điểm hiện tại.

Trao đổi với phóng viên, Hiệu trưởng Trường mầm non Hướng Dương – cô Đàm Thị Đắt cho biết, cô không thích đề cập đến nhiều chuyện thu nhập tăng thêm của giáo viên, do trong huyện Hóc Môn vẫn còn có rất nhiều trường có mức chi cao.

Trường mầm non Hướng Dương chi thu nhập tăng thêm cho giáo viên hơn 30 triệu đồng [ảnh: P.L]

Dù vậy, các giáo viên của Trường mầm non Hướng Dương đã thể hiện sự vui mừng khi nhận mức tiền thu nhập tăng thêm cao đến như vậy.

Cô L., một giáo viên nói: Năm ngoái, mức thu nhập tăng thêm chỉ được hơn 6 triệu đồng, còn năm nay, nếu người lao động nào làm đủ năm, không nghỉ thì có thể được nhận hơn 30 triệu đồng.

Lý do trường có được mức chi cao hơn là do năm nay, ngân sách phân bổ về trường cao hơn các năm trước, vì mới đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định tăng mức phụ cấp cho các giáo viên mầm non, nhất là những giáo viên có bằng cấp cao hơn so với mức chuẩn cần thiết.

Có trường chỉ được 1 triệu đồng

Ngược lại với Trường mầm non Hướng Dương, tại một ngôi trường nhỏ, có rất nhiều học sinh nghèo, khó khăn ở huyện Cần Giờ, nếu chưa tính các khoản tiền thưởng tết do thành phố chi, khoản tiền của tổ chức công đoàn, quỹ phụ huynh, thì mỗi giáo viên dự kiến cũng chỉ nhận được khoảng 1 triệu đồng.

Vị Hiệu trưởng của ngôi trường nói trên chia sẻ: Đây là một ngôi trường còn vô cùng nhiều điều khó khăn, nên việc chi tiền thưởng tết, thu nhập tăng thêm kha khá cho giáo viên vào dịp cuối năm luôn là một điều xa vời vợi, nỗi niềm suy tư hàng năm của Hiệu trưởng.

Theo thầy Hiệu trưởng này, giáo viên của trường ông hàng năm đã khá quen thuộc với việc nhận một phần quà với đầy đủ bánh kẹo, mứt, hạt dưa, cuốn lịch năm mới cũng là vui lắm rồi, chứ cũng chẳng mơ đến thưởng tết cao.

Năm nay, phần lớn các trường học ở khu vực nội thành thành phố đều có mức chia thu nhập tăng thêm cho giáo viên ở mức cao so với mọi năm.

Có trường chia 5,8 triệu đồng như Trường tiểu học Lạc Long Quân, nhưng cũng cùng 1 quận 11, trường tiểu học Trưng Trắc lại chia đến gần 12 triệu đồng.

Theo lý giải của cô Nguyễn Thị Kim Hương – Hiệu trưởng, do nhà trường phải chi nhiều cho các phong trào, phục vụ cho hoạt động dạy và học của học sinh, giáo viên, nên cuối năm nào cũng thế, mức thưởng thu nhập tăng thêm cho giáo viên của trường cũng chỉ ở mức như vậy.

Chi thu nhập tăng thêm cuối năm cho các giáo viên luôn là một áp lực cho Hiệu trưởng [ảnh: TB TCVN]

Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ở quận 1, Bình Tân, Bình Thạnh đều chi thu nhập tăng thêm cho giáo viên đều ở mức trên dưới 10 triệu, hay đến gần 20 triệu đồng.

Hiệu trưởng một trường trung học phổ thông ở quận 1 tâm sự với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam: Việc chi thu nhập tăng thêm hàng năm của giáo viên luôn là một áp lực đối với các Hiệu trưởng.

Bởi lẽ: Ai cũng biết lương giáo viên vẫn còn thấp, nên thường mong chờ khoản thu nhập tăng thêm cuối năm kha khá, nhằm đón xuân vui tươi, ấm áp cùng gia đình.

Thế nhưng, việc chi như thế nào, chi ra sao luôn là một sư suy nghĩ của người đứng đầu các trường học. Vì ngân sách Nhà nước hàng năm chi cho các trường hầu như không tăng, nhưng mức lương, hệ số lại tăng hàng năm, làm mức chi ở các trường luôn tăng.

Nhà trường thì không dám chi ngân sách [phần kinh phí thường xuyên được cấp] cho phát triển hoạt động sự nghiệp nhà trường, mà chỉ trông chờ vào phần kinh phí không thường xuyên [ngân sách cấp thêm, năm có năm không].

Trường nào có giáo viên trẻ nhiều, hệ số lương và phụ cấp thấp, thì sẽ giảm chi, dành nhiều hơn để chi thu nhập tăng thêm, còn không thì ngược lại.

Phần lớn các trường có thu nhập tăng thêm cuối năm cao, thường rơi vào các trường tự chủ về tài chính, Trung tâm giáo dục thường xuyên…những nơi giáo viên biên chế ít, chi quỹ lương – phụ cấp thấp, chênh lệch tiết kiệm sẽ cao, nên đương nhiên giáo viên cũng sẽ được nhận thu nhập tăng thêm cao.

Chủ Đề