Tất cả các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đều có tính bắt buộc khi xác định tội phạm

Cấu thành tội phạm là yếu tố quan trọng trong việc xác định tội danh của người có hành vi phạm tội. Các tội danh này được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự. Vậy cụ thể cấu thành tội phạm là gì?

  • Cấu thành tội phạm là gì?
  • Các yếu tố cấu thành tội phạm là gì?
  • Ý nghĩa của cấu thành tội phạm là gì?
  • Cấu thành tội phạm vật chất khác hình thức thế nào?

Cấu thành tội phạm là gì?

Cấu thành tội phạm là tất các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của một tội phạm cụ thể.Các dấu hiệu này phản ánh đúng bản chất của tội phạm cụ thể,phải có tác dụng phân biệt tội phạm này với tội phạm khác

Cấu thành tội phạm phải có những dấu hiệu bắt buộc, gồm dấu hiệu bắt buộc chung của tất cả mọi cấu thành và dấu hiệu bắt buộc riêng của từng cấu thành tội phạm cụ thể.

Dấu hiệu bắt buộc chung: lỗi, hành vi, năng lực trách nhiệm hình sự…

Dấu hiệu bắt buộc riêng: dấu hiệu phản ánh bản chất riêng biệt của tội phạm cụ thể

Các yếu tố cấu thành tội phạm là gì?

Mặc dù mỗi tội phạm có sự khác nhau về tính chất, mức độ thể hiện, nhưng để cấu thành tội phạm thì bất kỳ người phạm tội nào cũng phải hội đủ 4 yếu tố. Và 4 yếu tố này đều có tính bắt buộc khi xác định tội phạm.

Tội phạm phải được thực hiện bởi một người cụ thể, không có người thực hiện thì không có tội phạm. Tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm đều có tính bắt buộc khi xác định tội phạm.

1. Yếu tố khách thể

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Bộ luật Hình sự bảo vệ. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại thì sẽ không có hành vi nguy hiểm cho xã hội và sẽ không có tội phạm.

2. Yếu tố chủ thể

Chủ thể của tội phạm là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, theo quy định của Bộ luật Hình sự đó là tội phạm, đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Năng lực trách nhiệm hình sự: khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội.

- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự : Người từ 14 - 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với tất cả mọi tội phạm.

3. Yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội như thế nào, tính trái pháp luật của hành vi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi - hậu quả, công cụ, hoàn cảnh, thời gian, địa điểm phạm tội ra sao?

Thông qua biểu hiện bên ngoài của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.

4. Yếu tố chủ quan

Đây là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích, động cơ phạm tội.

Bất cứ tội phạm nào cũng thực hiện hành vi một cách có lỗi. Bao gồm lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.

- Cố ý phạm tội

Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hại cho xã hội, biết trước được hậu quả của hành vi, mong muốn hành vi đó xảy ra. Hoặc:

Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết trước hậu quả của hành vi đó, có thể không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để hành vi đó xảy ra.

+ Vô ý phạm tội

Người phạm tội biết được hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Người phạm tội không thấy được hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội.


Xác định được các dấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Ảnh minh họa.

Ý nghĩa của cấu thành tội phạm là gì?

Từ nội dung trên có thể thấy cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự

Theo khoản 1 Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: 

Chỉ người nào thực hiện một hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, để xác định một hành vi bị coi là tội phạm phải xác định đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Và xác định được các dấu hiệu cấu thành tội phạm là điều kiện cần và đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội.

Để định tội danh cho trường hợp phạm tội cụ thể, phải căn cứ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm để có kết luận hành vi đó phạm tội gì theo Điều, khoản nào trong Bộ luật Hình sự.

Cấu thành tội phạm vật chất khác hình thức thế nào?

Cấu thành tội phạm vật chất

Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại là do hành vi đó gây ra.

Để xác định hậu quả thiệt hại do hành vi gây ra cần chứng minh giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại có quan hệ với nhau.

Cấu thành tội phạm vật chất cũng có thể hiểu ngắn gọn là cấu thành tội phạm trong đó có dấu hiệu hậu quả thiệt hại.

- Cấu thành tội phạm hình thức

 Dấu hiệu thuộc yếu tố khách quan của tội phạm là hành vi khách quan không có dấu hiệu hậu quả thiệt hại.

Điểm khác nhau giữa cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức chính là dấu hiệu hậu quả thiệt hại được mô tả trong cấu thành tội phạm hay không?

Việc xác định tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất hay có cấu thành tội phạm hình thức phải dựa vào các quy định cụ thể.

Việc xây dựng cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức được dựa trên một số nguyên tắc chung

- Cấu thành tội phạm hình thức: Nếu hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội, thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả của tội phạm.

- Cấu thành tội phạm vật chất: Nếu hành vi có tính gây thiệt hại chưa thể hiện được hoặc chưa thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cấu thành tội phạm là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Tội phạm là gì? Phân loại tội phạm theo quy định của BLHS

Mỗi trường hợp phạm tội cụ thể của mỗi tội phạm nhất định đều có những biểu hiện riêng biệt. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp phạm tội của mỗi tội phạm nhất định nêu trên đều có những nội dung biểu hiện giống nhau để thỏa mãn các yếu tố cấu thành của tội phạm. Khi quy định tội phạm, nhà làm luật đã sử dụng các dấu hiệu chung này để mô tả tội phạm, từ đó khái niệm Cấu thành tội phạm ra đời.

Có thể hiểu, cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Cấu thành tội phạm bao gồm:

- Chủ thể của tội phạm: là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại cụ thể có năng lực TNHS thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, đối với một số tội phạm nhất định như các tội phạm thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ,… chủ thể còn phải có thêm các đặc điểm đặc thù thì mới thỏa mãn điều kiện để trở thành chủ thể của tội phạm. Ví dụ đối với “Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 355 Bộ luật hình sự 2015, chủ thể phạm tội phải là “người có chức vụ, quyền hạn” thì mới thỏa mãn điều kiện để trở thành chủ thể của tội phạm này.

- Khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm. Bất kể hành vi phạm tội nào cũng đều gây thiệt hại hoặc hướng tới gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ.

- Mặt khách quan của tội phạm: là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Bao gồm, hành vi khách quan có tính gây thiệt hại [hành vi phạm tội], hậu quả thiệt hại gây ra [hậu quả của tội phạm] và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi đó gây ra. Tội phạm cụ thể nào cũng đều có những biểu hiển của mặt khách quan được thể hiện ra bên ngoài.

- Mặt chủ quan của tội phạm: là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm. Trong đó, yếu tố lỗi là yếu tố cơ bản. Chủ thể của tội phạm phải có lỗi khi thực hiện hành vi khách quan có tính gây thiệt hại.

Những dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả các Cấu thành tội phạm là:

- Dấu hiệu hành vi thuộc yếu tố mặt khách quan của tội phạm; phải có hành vi cụ thể [có thể là hành động hoặc không hành động] thì khi đó, vấn đề có thỏa mãn cấu thành tội phạm hay không hoặc có phạm tội hay không mới được đặt ra.

- Dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm; như đã nêu trên, lỗi là yếu tố cơ bản thuộc mặt chủ quan của tội phạm. Lỗi có thể là lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý. Việc xác định lỗi trong cấu thành tội phạm giúp chúng ta phân biệt hành vi khách quan thuộc loại tội phạm nào.

- Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự thuộc yếu tố chủ thể của tội phạm. Chỉ các chủ thể có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm tội mà mình gây ra. Do đó, vấn đề trách nhiệm hình sự là vấn đề bắt buộc để xác định hành vi phạm tội đó có thỏa mãn cấu thành tội phạm hay không và có phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đó hay không.

Đây là ba dấu hiệu tối thiểu phải được mô tả trong cấu thành tội phạm để xác định tội phạm và để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác.

Ngoài ba dấu hiệu bắt buộc nêu trên, các dấu hiệu khác của bốn yếu tố của tội phạm đều là những dấu hiệu không đòi hỏi phải có trong mọi cấu thành tội phạm như dấu hiệu hậu quả của tội phạm, dấu hiệu địa điểm phạm tội, dấu hiệu mục đích phạm tội, dấu hiệu động cơ phạm tội… Những dấu hiệu này chỉ được mô tả trong cấu thành tội phạm khi tội phạm có tính đặc trưng, cần thiết cho việc phân biệt giữa các loại tội phạm. Ví dụ như “Tội xâm phạm chỗ ở của người khác” được quy định tại Điều 158 Bộ luật hình sự 2015, dấu hiệu địa điểm phạm tội là “chỗ ở của người khác“ là dấu hiệu có tính đặc trưng khi xác định tội phạm được đưa vào mô tả trong cấu thành tội phạm và là dấu hiệu cần thiết để xác định và phân biệt đối với các trường hợp khác không phạm tội này.

Như vậy, cấu thành tội phạm là một khái niệm pháp lý được sử dụng trong ngành luật hình sự, bao gồm các yếu tố cấu thành là chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan của tội phạm. Việc xác định cấu thành tội phạm giúp xác định và phân biệt các loại tội phạm. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định tội danh, định tội danh, xác định hình phạt, đặc biệt đối với những loại tội có nhiều dấu hiệu nhận diện giống nhau. Việc hiểu rõ cấu thành tội phạm giúp người làm luật cũng như người áp dụng pháp luật có cách hiểu chính xác nhất và toàn diện nhất đối với từng loại tội phạm cụ thể.

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề