Tam cá nguyệt nghĩa là gì

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhung-sang-loc-can-lam-trong-tam-ca-nguyet-thu-nhat-3-thang-dau-tien-cua-thai-ky/

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tam cá nguyệt thứ nhất [3 tháng đầu tiên của thai kỳ] là thời điểm để tiến hành các sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện sớm một số rối loạn di truyền nhất định ở trẻ, đặc biệt là hội chứng Down [ba nhiễm sắc thể số 21] và rối loạn ba nhiễm sắc thể số 18.

Sàng lọc trước sinh khi mang thai ba tháng đầu gồm có hai bước:

  • Xét nghiệm máu của thai phụ để đo nồng độ của hai chất đặc biệt xuất hiện trong thời kỳ mang thai, là: pregnancy - associated plasma protein - A [PAPP - A], và human chorionic gonadotropin [HCG].
  • Siêu âm thai để đo kích thước của khoảng mờ sau gáy thai nhi.

Thông thường, sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu thai kỳ được thực hiện vào thời điểm giữa tuần 11 và tuần 14 của thai kỳ.

Dựa trên tuổi của thai phụ, kết quả xét nghiệm máu, kết quả siêu âm, bác sĩ chuyên khoa có thể tiên lượng khả năng thai nhi có bị mắc hội chứng Down hay rối loạn ba nhiễm sắc thể số 18 hay không.

Nếu kết quả cuối cùng cho thấy nguy cơ ở mức trung bình hoặc nguy cơ cao, thai phụ nên làm thêm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác để có thể xác định chính xác hơn.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu thai kỳ được tiến hành nhằm đánh giá nguy cơ thai nhi bị mắc hội chứng Down và rối loạn ba nhiễm sắc thể số 18.

Hội chứng Down để lại những hậu quả khiếm khuyết suốt đời cả về tâm thần, sự phát triển về mặt xã hội cũng như các vấn đề về thể chất ở đứa trẻ. Rối loạn ba nhiễm sắc thể số 18 còn nghiêm trọng hơn, và thường đứa trẻ tử vong khi mới 1 tuổi.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu thai kỳ không đánh giá được nguy cơ của các dị tật ống thần kinh, ví dụ như tật nứt đốt sống.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu thai kỳ có ưu điểm là có thể tiến hành sớm hơn so với các xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác, do đó mang lại khả năng đánh giá nguy cơ sớm hơn. Điều này đồng nghĩa với việc thai phụ có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ lựa chọn có làm thêm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác hay không, suy nghĩ về quá trình mang thai, về các phương pháp điều trị và các vấn đề trong giai đoạn chuyển dạ cũng như hậu sản. Nếu thai nhi đứng trước nguy cơ cao mắc hội chứng Down, thai phụ cũng có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị khả năng chăm sóc đặc biệt cho đứa trẻ sau này.

Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác có thể thực hiện vào các giai đoạn sau của thai kỳ. Ví dụ như xét nghiệm bốn là một xét nghiệm máu được thực hiện ở thời điểm giữa tuần thứ 15 và tuần thứ 20 của thai kỳ. Ưu điểm của xét nghiệm bốn là không chỉ lượng giá được nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, rối loạn ba nhiễm sắc thể số 18, mà còn thêm cả dị tật ống thần kinh [ví dụ như tật nứt đốt sống]. Bác sĩ có thể kết hợp tất cả kết quả của xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu thai kỳ với kết quả của xét nghiệm bốn để tăng độ chính xác khi tiên lượng khả năng thai nhi mắc hội chứng Down.

Kết quả của xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu thai kỳ chỉ cho biết nguy cơ mà thai nhi có thể bị mắc hội chứng Down hay rối loạn ba nhiễm sắc thể số 18, chứ không kết luận xác định thai nhi có bị mắc hay không.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu thai kỳ hoàn toàn an toàn, không hề xảy ra nguy cơ sảy thai hay bất kỳ biến chứng nào khác.

Thai phụ không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu thai kỳ, ngay cả việc ăn uống thai phụ cũng không cần nhịn hay kiêng khem gì cả.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu thai kỳ phải tiến hành xét nghiệm máu thai phụ và làm siêu âm.

Với xét nghiệm máu, nhân viên y tế thường sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của thai phụ, mẫu máu này sẽ được đưa tới phòng xét nghiệm để phân tích.

Khi làm siêu âm thai, bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò đặt trên bụng thai phụ để phát và nhận các sóng âm. Các sóng phản xạ sẽ được hiển thị dưới dạng hình ảnh trên màn hình, và nhìn vào màn hình bác sĩ sẽ tiến hành đo kích thước khoảng trống sau gáy của thai nhi. Siêu âm hoàn toàn không đau, hoàn toàn không gây hại.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu thai kỳ

Bác sĩ sẽ sử dụng các dữ liệu bao gồm tuổi của thai phụ, kết quả xét nghiệm máu, kết quả siêu âm để tiên lượng nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down hay rối loạn ba nhiễm sắc thể số 18. Kết quả của xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu thai kỳ được thể hiện dưới dạng dương tính hay âm tính hoặc là một tỉ lệ, ví dụ như thai nhi có nguy cơ 1/250 mắc hội chứng Down.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu thai kỳ có thể xác định đúng khoảng 85% số thai phụ có thai nhi mắc hội chứng Down. Có khoảng 5% thai phụ bị dương tính giả, tức là kết quả là dương tính nhưng trên thực tế thai nhi hoàn toàn không mắc hội chứng Down.

Khi nhận kết quả, thai phụ lưu ý xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu thai kỳ chỉ nói lên khả năng, nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down hay rối loạn ba nhiễm sắc thể số 18. Một kết quả nguy cơ thấp không đảm bảo thai nhi không mắc bệnh, và ngược lại, một kết quả nguy cơ cao không thể xác định thai nhi chắc chắn mắc bệnh.

Nếu kết quả nhận được là dương tính, bác sĩ sẽ trao đổi, tư vấn với thai phụ, trong đó có việc tiến hành thêm các xét nghiệm sàng lọc khác, như:

  • Xét nghiệm sàng lọc trước sinh DNA vô bào: đây là một xét nghiệm máu phức tạp, sẽ kiểm tra DNA của thai nhi trong máu thai phụ, nhằm xác định nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, rối loạn ba nhiễm sắc thể số 13, rối loạn ba nhiễm sắc thể số 18. Bên cạnh đó, xét nghiệm sàng lọc trước sinh DNA vô bào còn có thể kiểm tra các rối loạn di truyền khác. Nếu kết quả là bình thường thì thai phụ không cần làm thêm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh xâm nhập.
  • Sinh thiết gai nhau: sinh thiết gai nhau có thể phân tích được tình trạng di truyền của thai nhi. Sinh thiết gai nhau thường được làm trong ba tháng đầu thai kỳ, khi thực hiện kỹ thuật sẽ tiến hành lấy một mẫu nhau thai làm xét nghiệm. Tuy nhiên sinh thiết gai nhau có một tỉ lệ nhỏ gây sảy thai.
  • Chọc dịch ối: chọc dịch ối vừa có thể xác định các rối loạn di truyền [như hội chứng Down] vừa có thể phát hiện các dị tật ống thần kinh [như tật nứt đốt sống]. Chọc dịch ối thường được tiến hành trong ba tháng giữa thai kỳ, trong khi tiến hành kỹ thuật, một mẫu nước ối sẽ được lấy ra làm xét nghiệm. Chọc dịch ối cũng có một tỉ lệ nhỏ gây sảy thai.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện áp dụng đầy đủ các dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sàng lọc dị tật thai nhi cho kết quả chính xác, nhanh chóng và an toàn đối với người mẹ. Bên cạnh đó, hệ thống Y tế Vinmec triển khai các gói Thai sản trọn gói, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé từ trước sinh - trong khi sinh và sau khi sinh.

Để biết thêm về các gói Thai sản trọn gói Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc TẠI ĐÂY.

Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình có kinh nghiệm trên 13 năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh Sản phụ khoa, có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Sản Phụ khoa như:

  • Khám sàng lọc các bệnh lý cho mẹ và bé trước sinh
  • Sinh thiết gai nhau, chọc ối..
  • Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi [ siêu âm 3D, 4D]
  • Theo dõi sinh, đỡ sinh các trường hợp sinh thường, sinh khó
  • Khám điều trị các bệnh lý tiền sản giật, nhau tiền đạo, thai kỳ kèm các bệnh lý nội khoa phức tạp...
  • Phẫu thuật lấy thai các trường hợp mổ lấy thai lần 1, lần 2, lần 3...
  • Khám, điều trị các bệnh lý phụ khoa.
  • Khám, tư vấn các cặp vợ chồng hiếm muộn

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org

Cách tính tuổi thai thụ tinh nhân tạo

XEM THÊM:

Đối với các mẹ bầu, thuật ngữ “tam cá nguyệt” có vẻ không xa lạ nhưng không phải ai cũng hiểu tam cá nguyệt là gì? Đọc bài viết sau để hiểu thế nào là tam cá nguyệt và những việc cần làm cho mỗi tam cá nguyệt khác nhau.

Tam cá nguyệt là gì?

Sản khoa hiện đại chi thai kỳ của mẹ bầu thành 3 giai đoạn và mỗi giai đoạn tương đương với một “tam cá nguyệt”. Như vậy sẽ có 3 tam cá nguyệt như sau:

Tam cá nguyệt đầu tiên [chính là 3 tháng đầu thai kỳ]: Được tính kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cho đến hết ngày kết thúc của tuần thứ 13 kể từ thời điểm đó.

Tam cá nguyệt thứ hai [3 tháng giữa thai kỳ]: Bắt đầu từ tuần thứ 14 tính từ ngày bắt đầu kỳ kinh chót và kéo dài đến tuần 27 của thai kỳ

Tam cá nguyệt thứ ba hay [3 tháng cuối thai kỳ]: Bắt đầu từ tuần thứ 28 tính từ ngày bắt đầu kỳ kinh chót đến tuần 40 [hoặc kết thúc khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sinh nở]

Với cách giải thích trên, hy vọng đã giúp các mẹ bầu giải đáp được: tam cá nguyệt là gì? Như vậy, tương ứng với mỗi tam cá nguyệt, mẹ cần lưu ý một số điều để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Tam cá nguyệt là gì?

Những điều cần chú ý trong các tam cá nguyệt

Tam cá nguyệt đầu tiên

Lần đầu khám thai: Vào lần khám thai đầu tiên, mẹ thường được kiểm tra cân nặng, huyết áp và có thể được chỉ định siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. [Tìm hiểu nên khám thai lần đầu khi nào TẠI ĐÂY]

Siêu âm độ mờ da gáy:  Vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất [khoảng từ tuần thứ 10 đến 12], mẹ cần trải qua siêu âm độ mờ da gáy để kiểm tra nguy cơ mắc phải hội chứng Down ở thai nhi.

Tính ngày dự sinh: Vào tuần thứ 10 – 12, bác sĩ sẽ tính tuổi thai và đưa ra dự đoán về ngày dự sinh chuẩn xác. Tuy nhiên, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo, áng chừng chứ không thể chính xác hoàn toàn.

Tam cá nguyệt đầu tiên

Tam cá nguyệt thứ hai

Theo dõi những thay đổi của cơ thể: Ở tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bắt đầu có những thay đổi rõ rệt của cơ thể, cụ thể là phần bụng và ngực. Bên cạnh đó, mẹ nên chú ý chăm sóc đến làn da và mái tóc vì cũng có những thay đổi.

Tập thể dục: Đây là cách tốt để mẹ tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, duy trì mức tăng cân hợp lý và vẻ đẹp trong suốt thai kỳ của mình. Hơn nữa, việc tập thể dục cũng giúp mẹ có tinh thần thoải mái hơn. Có những lựa chọn sau thường được các mẹ bầu lựa chọn để tập theer dục: đi bộ, yoga, bơi lội, khiêu vũ…

Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trong thai kỳ. Từ tam cá nguyệt thứ hai, hầu hết các mẹ đã bắt buộc phải ăn thêm thức ăn trong mỗi bữa. Mẹ bầu phải chú ý bổ sung đủ vitamin, protein, canxi, các thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước.

Mẹ bầu tập yoga tốt cho sức khỏe

Tam cá nguyệt thứ ba

Tham gia lớp học tiền sản: Các lớp học này đặc biệt bổ ích với bố mẹ trong việc chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho ca sinh cũng như cách chăm sóc hai mẹ con. Đặc biệt những bố mẹ mới lần đầu có con thì càng nên tham gia những lớp học này. Mẹ sẽ được học hướng dẫn cách hít thở, cách rặn đẻ đúng cách; chế độ dinh dưỡng; cách chăm sóc trẻ sơ sinh…

>> Tìm hiểu: Các gói thai sản trọn gói.

Sắm đồ cho bé sơ sinh: Sắm đồ cho con có lẽ là “sở thích” của khá nhiều mẹ bầu. Và thời điểm thích hợp để bắt đầu mua sắm cho bé là vào đầu tam cá nguyệt thứ ba. Mẹ có thể lên danh sách những đồ dùng cần mua và có thể cân nhắc việc sử dụng lại đồ từ người quen, bạn bè hay các anh chị của bé nhé.

Chuẩn bị tâm lý thật thoải mái: Đến tam cá nguyệt cuối cùng, cơ thể mẹ đã trở nên nặng nề và khá mệt mỏi, cộng thêm việc hồi hộp đón bé yêu. Vì thế, mẹ phải cố gắng giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan để tốt cho cả hai mẹ con.

Lớp tiền sản miễn phí tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Tam cá nguyệt là gì? Hy vọng là với những thông tin trên đã giúp mẹ bầu hiểu thế nào là tam cá nguyệt và những điều cần chú ý trong mỗi tam cá nguyệt. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để biết thêm thông tin chi tiết.

Xem thêm

>> Mang thai 3 tháng đầu có được tự sướng?

> Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Video liên quan

Chủ Đề