Tại sao tròng mắt bị đỏ

Nếu ngày hôm trước bạn uống nhiều rượu và hôm sau mắt bị đỏ, những gân máu trong mắt nổi lên thì bạn đã bị tác dụng phụ của rượu lên mắt. Rượu làm cho các mạch máu nhỏ trên mắt giãn ra, khiến lưu lượng máu chảy qua nhiều hơn. Bạn càng uống nhiều rượu, mắt càng dễ đỏ.

Khoảng vài giờ sau khi bạn uống rượu, khi nồng độ cồn trong máu đã giảm đáng kể, các mạch máu sẽ trở lại bình thường và mắt cũng dần hết đỏ.

Mắt bị đỏ do ngủ quá ít

Khi mệt mỏi vì thiếu ngủ, mắt thường dễ bị đỏ lên. Nguyên nhân là do thiếu ngủ làm giảm lượng oxy đến mắt, các mạch máu trong mắt sẽ giãn ra và xuất hiện màu đỏ.

Một yếu tố khác dẫn đến hiện tượng mắt đỏ là nếu bạn bị thiếu ngủ trong một thời gian dài, mắt thường xuyên mở sẽ trở nên khô, dẫn đến đỏ mắt. Cách tốt nhất để làm dịu mắt là cố gắng ngủ đầy đủ hơn, nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý để giảm bớt sự khó chịu.

Mụn lẹo

Mụn lẹo trông như một nốt thịt dư nhỏ màu đỏ hình thành trên mí mắt hoặc cạnh dưới của mắt, xuất hiện do sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của lẹo mắt là đỏ mắt cùng với sưng và nhạy cảm với ánh sáng. Nguyên nhân gây ra mụn lẹo là vi khuẩn và hầu hết mọi người đều sẽ bị ít nhất một lần trong đời.

May mắn thay, mụn lẹo không ảnh hưởng đến thị lực nhưng sẽ làm đôi mắt bị mất thẩm mỹ. Đa số mụn lẹo sẽ tự biến mất sau vài ngày. Bạn tuyệt đối không nên đụng vào mụt lẹo hoặc nặn ra vì sẽ làm tình trạng nhiễm trùng nặng thêm. Nếu thường xuyên bị nổi những nốt mụn này, bạn nên đến bác sĩ nhãn khoa để được kê toa thuốc mỡ kháng sinh bôi mắt.

Bị đỏ mắt do kích ứng với kính áp tròng

Kính áp tròng có thể ngăn không cho oxy đến mắt và làm mắt tự nhiên đỏ lên. Nếu bạn đeo kính áp tròng quá lâu hoặc đeo trong khi ngủ, chúng có thể gây đỏ, nhiễm trùng và thậm chí là loét giác mạc.

Để không rơi vào tình trạng này, tốt nhất bạn nên tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn vệ sinh và sử dụng kính áp tròng đúng cách. Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc nhỏ mắt nhằm làm dịu vết đỏ, giữ mắt ẩm hơn, tránh kích ứng do kính áp tròng gây ra.

Tụ máu dưới màng cứng

Đây là căn bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến nhất, gây ra tình trạng mắt đỏ. Bệnh này phổ biến ở trẻ em, xảy ra do viêm kết mạc hay màng ngoài nhãn cầu. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, không nên để trẻ tới trường học vì bệnh này rất dễ lây.

Đây là tình trạng sưng viêm màng giữa của mắt, giữa lòng trắng và con ngươi. Các triệu chứng khác bao gồm đau mắt, mờ mắt và nếu không được chữa trị sẽ gây ra mất thị lực vĩnh viễn.

Bệnh này thường do dùng sai cách kính sát tròng gây viêm nhiễm. Triệu chứng bao gồm mắt chảy dịch, đau, sưng, mờ mắt.

Nếu mắt thường xuyên bị đỏ, bạn nên tới gặp bác sĩ
Hình minh họa

4/ Mắt khô

Bạn bị khô mắt khi mắt không sản xuất đủ nước mắt để giữ ẩm. Trong vài trường hợp, nước mắt “kém chất lượng” cũng gây khô mắt. Mắt bạn dễ bị đỏ, ngứa và nhạy cảm.

5/ Nhìn màn hình quá lâu

Nếu dùng máy tính quá lâu, mắt bạn dễ đỏ lên. Bạn nên có thời gian nghỉ ngơi và chú ý chớp mắt nhiều hơn.

6/ Liên tục dụi mắt

Một thói quen khác cũng dễ gây viêm nhiễm, đau mắt là do dụi mắt liên tục. Dùng các sản phẩm trang điểm mắt kém chất lượng cũng dễ gây kích ứng, viêm nhiễm.

7/ Kính sát tròng

Đeo kính sát tròng quá lâu và không bảo quản đúng cách có thể gây đỏ mắt, kích ứng mắt hoặc nhiễm trùng.

8/ Herpes

Đây là bệnh do virus gây ra, có thể làm xước giác mạc nếu không được chữa trị. Triệu chứng khác bao gồm mắt sưng, đau, chảy nước liên tục và nhạy cảm với ánh sáng.

Nên tránh để mắt tiếp xúc với màn hình máy tính quá lâu vì dễ dẫn tới mắt bị khô.
Hình minh họa

9/Dị ứng

Các dị vật như bụi, phấn hoa, hóa chất, nước rửa kính… có thể gây dị ứng ở  số người.

10/ Bệnh tăng nhãn áp

Nếu mắt đỏ, đau và mất thị lực, buồn nôn, bạn có thể bị tăng nhãn áp. Triệu chứng khác bao gồm nhìn thấy vòng đen quanh ánh sáng. Bệnh này có thể gây mất thị lực vĩnh viễn nếu không chữa kịp.

11/ Bơi lội

Chlorine và vài loại vi khuẩn có trong nước có thể gây mắt đỏ. Bạn không nên đeo kính sát tròng khi bơi.

12/ Thiếu ngủ

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây mắt đỏ. Nếu bạn chỉ ngủ 3-4 tiếng mỗi ngày, khả năng cao mắt bạn sẽ đỏ lên.

13/ Cảm cúm, cảm lạnh

Mắt đỏ là một triệu chứng bệnh, đi kèm với ho, hắt xì.

Bị cảm cúm, cảm lạnh cũng là nguyên nhân làm mắt bị đỏ
Hình minh họa

14/ Nhỏ mắt

Nếu bạn thường xuyên dùng nước nhỏ mắt trong thời gian dài, bạn dễ bị tác dụng ngược, mắt đỏ lên.

15/ Mụt lẹo

Mụt lẹo hoặc lên mụn ở mi mắt trên và dưới gây đỏ mắt, kích ứng, ngứa mắt. Nguyên nhân gây ra mụt lẹo là một tuyến đã bị chặn nghẽn. Bạn có thể tránh lên mụn ở vị trí này nếu tẩy trang sạch, không chạm tay lên mắt.

Đỏ mắt là triệu chứng thường gặp, khiến bệnh nhân đến phòng khám chuyên khoa mắt. Đỏ mắt có thể biểu hiện ở nhiều mức độ, là triệu chứng cơ năng của nhiều bệnh lý khác nhau. Tính chất cấp cứu của đỏ mắt phụ thuộc vào các dấu hiệu kèm theo như giảm thị lực, đau nhức mắt, cộm chói mắt, tiền sử bệnh.

Dưới đây là những nguyên nhân gây nên đỏ mắt và nguy cơ gây giảm hoặc mất thị lực.


1. Đỏ mắt xuất hiện đơn độc

Đỏ mắt không kèm theo giảm thị lực hoặc đau nhức mắt. Nguyên nhân do xuất huyết dưới kết mạc nhãn cầu, kết mạc cùng đồ do bệnh tăng huyết áp, do chấn thương kết mạc. Xuất huyết dưới kết mạc sẽ khỏi trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần và không ảnh hưởng tới thị lực.

2. Đỏ mắt và mắt có tiết tố

Viêm kết mạc do vi-rut, vi khuẩn

Viêm kết mạc do vi-rut, vi khuẩn có thể một mắt hoặc hai mắt. Mắt đỏ, chảy nước và nhiều tiết tố dính. Mi mắt có thể sưng nề, khó mở mắt. Thị lực không giảm. Viêm kết mạc do vi-rut có thể kèm theo viêm giác mạc, gọi là viêm kết – giác mạc và gây giảm thị lực. Sau quá trình viêm có thể để lại sẹo trên giác mạc và gây giảm thị lực vĩnh viễn.

Viêm kết mạc do nguyên nhân dị ứng

Viêm kết mạc [đau mắt đỏ]do nguyên nhân dị ứng thường biểu hiện kéo dài và 2 mắt. Các triệu chứng bệnh nhân cảm thấy khó chịu như cộm mắt, chói mắt, chảy nước mắt nhiều và khó mở mắt. Mi mắt có thể sưng nề và ít tiết tố dính. Một số trường hợp có kèm theo viêm mũi dị ứng hoặc hen.

– Viêm kết mạc mùa xuân: Thường thấy ở trẻ trai, từ 7 tuổi đến 15 tuổi. Bệnh kéo dài nhiều năm, thỉnh thoảng có những đợt viêm cấp tính. Bệnh cần được theo dõi và điều trị tốt, đề phòng các biến chứng đe dọa giảm hoặc mất thị lực.

– Viêm mi – kết mạc dị ứng do tiếp xúc: Đỏ mắt có kèm theo mi sưng nề và có bọng nước. Thường gặp nhất do thuốc tra tại mắt, mỹ phẩm, các hóa chất sử dụng trong sinh hoạt hoặc trong công việc. Bệnh nhân cần đi khám ngay để được bác sỹ tư vấn điều trị sớm, đề phòng biến chứng đe dọa giảm thị lực.

– Hội chứng Stevens-Johnson: Xảy ra khi người bệnh bị dị ứng với một loại thuốc uống, tổn thương của bệnh biểu hiện chủ yếu ở da và niêm mạc. Tại mắt, đỏ 2 mắt ở nhiều mức độ khác nhau biểu hiện tình trạng viêm kết mạc, có thể có hiện tượng hoại tử kết mạc, gây tình trạng khô mắt nặng.

Ngay khi bị bệnh, đồng thời với việc điều trị các tổn thương toàn thân, việc chăm sóc và điều trị tại mắt là vô cùng cần thiết, phòng nguy cơ giảm thị lực và mất thị lực.

3. Đỏ mắt kèm theo đau nhức mắt

Tổn thương giác mạc: Khi có tổn thương giác mạc thì triệu chứng đau nhức mắt là triệu chứng khó chịu nhất, khiến bệnh nhân phải đi khám ngay. Kèm theo là các triệu chứng như đỏ mắt, chảy nước mắt, khó mở mắt. Nguyên nhân thường gặp gây tổn thương giác mạc như bị bụi hay vật lạ bay vào mắt.

Ngay khi gặp tình trạng này, việc rửa mắt bằng nước sạch là cần thiết, tránh dụi mắt và dùng các vật để cố gắng lấy bụi, vật lạ ra khỏi mắt. Nếu không xử lý phù hợp sẽ dẫn tới loét giác mạc và nguy cơ nhiễm khuẩn nhiễm nấm giác mạc, gây giảm thị lực hoặc mất thị lực.

Viêm mống mắt thể mi hoặc màng bồ đào trước cấp tính: Là một cấp cứu trong nhãn khoa, tiến triển nhanh, cần được khám và điều trị sớm. Bệnh có thể thấy ở trẻ em và người lớn.

Đỏ một mắt, mức độ nhẹ và thị lực có thể giảm ít trong 1 đến 2 ngày đầu, cho nên người bệnh dễ bỏ qua. Khi bệnh toàn phát, triệu chứng đỏ mắt, đau nhức mắt tăng nhiều và giảm thị lực nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây mất thị lực.

Viêm thượng củng mạc hoặc viêm củng mạc: Triệu chứng đau nhức mắt ở mức độ nặng, kèm theo với triệu chứng đỏ mắt khu trú ở một vùng thuộc củng mạc [phần lòng trắng của mắt] là triệu chứng bắt buộc người bệnh phải đi khám.

Bệnh viêm củng mạc có thể nằm trong bệnh cảnh toàn thân như viêm đa khớp, viêm cột sống dính khớp, các bệnh viêm mạch máu hoặc cũng có thể xảy ra sau phẫu thuật tại mắt hoặc sau chấn thương ở vùng củng mạc. Người bệnh cũng cần phải được theo dõi chặt chẽ và điều trị để phòng các biến chứng gây giảm và mất thị lực.

Bệnh glocom: Các triệu chứng đau nhức mắt dữ dội, nhìn mờ và đỏ mắt biểu hiện cơn glocom góc đóng cấp tính. Kèm theo bệnh nhân có thể đau nhức nửa đầu. Bệnh có nguy cơ gây giảm thị lực trầm trọng.

Chấn thương mắt: Các chấn thương mắt thường gặp như bỏng mắt do các loại hóa chất sử dụng trong sinh hoạt, trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp; chấn thương mắt do các vật sắc nhọn hoặc không. Sau khi người bệnh bị chấn thương có các biểu hiện đau nhức mắt nhiều, nhìn mờ và đỏ mắt.

Các tổn thương có thể gặp như viêm kết – giác mạc với các mức độ khác nhau, rách kết mạc, rách giác – củng mạc, lệch thủy tinh thể, đục vỡ thủy tinh thể, xuất huyết nội nhãn, bong võng mạc. Tiên lượng về thị lực của các trường hợp chấn thương mắt rất kém và có thể mất thị lực.

Xem thêm: Phương pháp chăm sóc đôi mắt khỏe mạnh

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Biên tập TTT

Video liên quan

Chủ Đề