Tại sao phải bố trí siêu cao

Chuyên mục được tạo nhằm giải đáp các câu hỏi về AndDesign

RybubBài viết: 35Ngày tham gia: T.Hai 28/01/13 8:36 Liên hệ:

Bố trí siêu cao trên mặt cắt dọc, đường cong nằm

Chào chú,

1. Thể hiện bố trí siêu cao trên mặt cắt dọc hiện đang thể hiện theo dạng minh họa, chưa chính xác (khoảng cách từ đường -2% đến -4% bằng với khoảng cách từ -2% đến 4%). Do đó, muốn tra tay tại các mặt cắt trong đoạn chuyển tiếp siêu cao xem trắc ngang xoay đúng ko thì ko được. Nếu chương trình thể hiện xoay siêu cao theo đúng đơn vị bản vẽ thì tốt quá.

Tại sao phải bố trí siêu cao

2. Đường cong thể hiện là các đoạn thẳng nối nhau, nên cọc thể hiện không trùng tim trong đường cong nên khi cần thể hiện chi tiết thì ko được. Ngoài ra, khi explode hoặc otp với kc bằng 0 để lấy đường pline tim tuyến thì ko có đường cong tròn mà chỉ là các đường thẳng nối nhau. Chương trình có cách nào khắc phục được không ạ.

Cám ơn,

Viet HaiSố bài viếtBài viết: 3365Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34Đến từ: Học viện KTQS Liên hệ:

Re: Bố trí siêu cao trên mặt cắt dọc, đường cong nằm

Gửi bài gửi bởi Viet Hai » T.Tư 08/11/17 21:26

1.Ý bạn là trên trắc dọc đó cũng thể hiện đúng tỉ lệ chênh độ dốc hay sao?
Nếu vậy bạn vẽ lại 1 bản vẽ cần thể hiện thế nào và gửi cho tôi, tôi sẽ sửa.
2. Bạn dùng lệnh TTP thay cho OTP
còn Đường cong thể hiện là các đoạn thẳng nối nhau, nên cọc thể hiện không trùng tim trong đường cong nên khi cần thể hiện chi tiết thì ko được nghĩa là sao?

RybubBài viết: 35Ngày tham gia: T.Hai 28/01/13 8:36 Liên hệ:

Re: Bố trí siêu cao trên mặt cắt dọc, đường cong nằm

Gửi bài gửi bởi Rybub » T.Năm 09/11/17 9:28

1. Thường thì bố trí siêu cao theo mặt cắt dọc được thể hiện có đường nét đứt màu trắng 0% chuẩn, trên là siêu cao dương, dưới đường này là siêu cao âm. Từ đó dễ dàng tra được siêu cao tại các mặt cắt trong đoạn chuyển siêu cao (là độ lớn của các đường kích thước)

Hình bên dưới thể hiện 2 phần, phần trên là của chương trình, phần dưới là chỉnh sữa lại

Tại sao phải bố trí siêu cao

2. Giữa 2 đường cong chuyển tiếp là đường cong tròn nhưng chương trình thể hiện là các đường thẳng nối nhau nên vị trí cọc thể hiện bị lệch so với tim. Khi nổ ra để sử dụng cho các bản vẽ khác thì rất khó sử dụng vì đây ko phải là đường cong.

Tại sao phải bố trí siêu cao

3. Mô hình tự nhiên thay đổi khi đường biên thay đổi, lỗi này rất khó kiểm soát mô hình
a. Lưới tam giác sai khi chọn đường biên nhỏ, tự tạo ra thêm cạnh và điểm giao bên trong giữa các đường 3dpolyline

Tại sao phải bố trí siêu cao

b. Lưới tam giác đúng khi chọn đường biên cách 10m

Tại sao phải bố trí siêu cao

Em gửi link file mô hình https://1drv.ms/u/s!Aiq54m5SuKmxiTlQL1PCKdGM2DX1

Viet HaiSố bài viếtBài viết: 3365Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34Đến từ: Học viện KTQS Liên hệ:

Re: Bố trí siêu cao trên mặt cắt dọc, đường cong nằm

Gửi bài gửi bởi Viet Hai » T.Năm 09/11/17 21:03

1. Tôi không hiểu bạn nói cần làm thế nào. Tôi thấy phần của bạn thì đâu có khác gì với cái ANDDesign tạo ra
2. Cái này thì tôi sẽ sửa
3. Vấn đề này thì khó mà được như ý người dùng, nói chung cũng nên cấy hoặc chỉnh sửa dữ liệu để được như ý thôi

RybubBài viết: 35Ngày tham gia: T.Hai 28/01/13 8:36 Liên hệ:

Re: Bố trí siêu cao trên mặt cắt dọc, đường cong nằm

Gửi bài gửi bởi Rybub » T.Sáu 10/11/17 11:24

1. Khác nhiều chứ anh.

- Nội dung: chương trình chạy ra đối với quay siêu cao 3%, 4%, hay 6% đều vẽ chênh lệch nhau 3 đơn vị, do đó, tra siêu cao ko đúng. Ví dụ như tại cọc C20 đúng là 1.05% thì tra ra là 0.53%. Mặt khác, nhìn vào không biết được đường cong nào xoay ít đường cong nào xoay nhiều.
- trình bày: ko thể hiện đường 0%, siêu cao âm lại thể hiện bên trên đường 0%, siêu cao dương lại nằm dưới đường 0%. đường quay siêu cao bên trái nên thể hiện 2 loại linetype khác nhau để dễ phân biệt.

2. Cám ơn anh về mục này.

3. Mô hình tự nhiên thay đổi khi thay đổi đường biên ngoài là lỗi nặng và rất khó kiểm soát. Như file đã gửi anh, tại điểm mô hình tự thay đổi có cao độ đúng là 952.5183m, thay đổi đường biên bên ngoài thì mô hình tự thay đổi phát sinh thêm các cạnh và cao độ điểm cũ thay đổi thành 955.1891m, chênh nhau gần 3m ???

RybubBài viết: 35Ngày tham gia: T.Hai 28/01/13 8:36 Liên hệ:

Re: Bố trí siêu cao trên mặt cắt dọc, đường cong nằm

Gửi bài gửi bởi Rybub » T.Hai 13/11/17 8:38

Cám ơn anh đã cập nhật mục 1. Em kiểm tra thấy đường cong rẽ phải thì thể hiện đúng, còn đường cong rẽ trái thể hiện bị ngược. Ngoài ra nhờ chương trình có thể bổ sung giúp tùy chọn tỷ lệ vẽ của bố trí siêu cao. Ví dụ như chương trình đang thể hiện tỷ lệ 1:0.5 (siêu cao 4% thì vẽ 2 đơn vị), để tiện kiểm tra thì có thể chỉnh lại là 1:1 hay tỷ lệ bất kỳ để thuận tiện cho việc thể hiện với ạ.

Viet HaiSố bài viếtBài viết: 3365Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34Đến từ: Học viện KTQS Liên hệ:

Re: Bố trí siêu cao trên mặt cắt dọc, đường cong nằm

Gửi bài gửi bởi Viet Hai » T.Hai 13/11/17 14:01

Bình thường thì chương trình vẽ tỉ lệ 1:1 nhưng do hàng bé nên 1:0.5 bạn tăng khoảng cách dòng lên ví dụ siêu cao 6%, dốc lề -4% thì hàng phải lớn >20
Sao tôi thử đường cong rẽ trái có thấy bị ngược đâu. Bạn gửi tôi bản vẽ thử xem

RybubBài viết: 35Ngày tham gia: T.Hai 28/01/13 8:36 Liên hệ:

Re: Bố trí siêu cao trên mặt cắt dọc, đường cong nằm

Gửi bài gửi bởi Rybub » T.Ba 14/11/17 13:34

Anh có thể sử dụng file đợt trước e đã gửi tại đường cong P9, rẽ trái, đường -3% đúng ra thấp hơn -2%, và điểm 0%, 2%, 3% đúng ra nằm cao hơn -2% như các đường cong rẽ phải. Nếu thể hiện được 2 đường quay siêu cao có màu khác nhau cho trái và phải thì sẽ dễ theo dõi hơn a. Cám ơn anh,

Tại sao phải bố trí siêu cao

Viet Hai Số bài viếtBài viết: 3365Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34Đến từ: Học viện KTQS Liên hệ:

Re: Bố trí siêu cao trên mặt cắt dọc, đường cong nằm

Gửi bài gửi bởi Viet Hai » T.Ba 14/11/17 16:13

Ý bạn là giá trị dương thì nằm phía trên và âm và phía dưới hay sao? Hay nói cách khác rẽ trái hay phải đều nằm cùng phía như vậy à? Vậy phân biệt rẽ trái hay phải kiểu gì?
Bạn gửi lại tôi bản vẽ + cả phần sửa theo bạn là đúng vì bản của bạn tôi download bị lỗi open

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.0 khách