Tại sao mẹ ăn nhiều mà vẫn ít sữa

Sự mơ hồ về nguyên nhân gây ít sữa ở các mẹ khiến cho tỉ lệ gặp phải hiện tượng này ngày càng gia tăng, trẻ phải dùng sữa công thức dẫn đến táo bón cùng rất nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Vậy, có những nguyên nhân nào khiến mẹ bị ít sữa sau sinh? Hãy cùng Mabio điểm danh 11 nguyên nhân chính gây ít sữa ở các mẹ ngay sau đây.

1. Tinh thần căng thẳng, stress là nguyên nhân gây ức chế tuyến sữa hoạt động

Cơ thể người mẹ tiết sữa từ tuyến sữa, rồi theo các ống dẫn sữa ra lối thoát ở đầu vú. Sự tiết sữa này chịu ảnh hưởng bởi 2 hormone chính là Prolacin và Oxytocin. Khi người mẹ bị stress, căng thẳng kéo dài sẽ làm 2 loại hormone này giảm xuống, kết quả là sữa mẹ ít dần đi, thậm chí kéo dài có thể gây mất sữa. Trong thực tế, đây là nguyên nhân khiến mẹ ít sữa sau sinh khá thường gặp nhưng lại hay bị bỏ qua.

Căng thẳng, stress là nguyên nhân ít sữa sau sinh khá phổ biến

2. Dinh dưỡng không đầy đủ khiến sữa ít dần

Móng giò là món truyền thống để kích sữa được dùng phổ biến nhất, nhưng không có nghĩa là ăn càng nhiều càng tốt. Nhiều mẹ tự ép mình phải ăn thật nhiều móng giò hầm dẫn đến thiếu hụt các vitamin và khoáng chất từ hoa quả, rau xanh đồng thời nảy sinh tâm lý hoảng sợ mỗi bữa ăn và kéo theo đó là lượng sữa ngày một ít dần.

Ngoài ra nếu không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cũng khiến mẹ suy nhược dần, lâu phục hồi sức khỏe sau sinh. Từ đó lượng sữa tiết ra cũng sẽ giảm dần.

3. Ăn phải thực phẩm gây ít sữa

Mẹ sau sinh không cần kiêng khem quá nhiều, nhưng có một số thực phẩm mẹ nên kiêng vì chúng có thể là nguyên nhân ít sữa. Các thực phẩm này bao gồm lá lốt, rau mùi tây, rau bạc hà, măng chua, đồ uống có cồn, cà phê, mỳ tôm, thức ăn nhiều dầu mỡ, ớt, tỏi.

Tham khảo thêm: Bị ít sữa nên ăn gì?

4. Nguyên nhân ít sữa do mẹ mắc bệnh liên quan đến tuyến vú

Phổ biến nhất là viêm tuyến vú và áp xe vú do tắc sữa lâu ngày không được chữa khỏi. Ngoài ra, các bệnh liên quan đến tuyến vú như thiểu sản tuyến vú, phẫu thuật ngực [bao gồm cả phẫu thuật nâng ngực nếu sử dụng đường mổ dưới quầng vú] cũng sẽ ảnh hưởng đến sự tiết sữa của tuyến vú sau này.

5. Mẹ bị sót rau nhưng không phát hiện ra

Sót rau là hiện tượng một phần hoặc tất cả nhau thai còn bám trong cổ tử cung của người mẹ sau khi mẹ đã sinh em bé. Mặc dù sót rau rất hiếm gặp, song nó có thể khiến người mẹ đau đớn vì những cơn co bóp tử cung, lượng hormone progesterone [có chức năng duy trì thai] không giảm xuống, ngăn cản quá trình tiết sữa làm mẹ ít sữa.

6. Mẹ đang mắc các bệnh lý khác như rối loạn nội tiết, thiếu máu

Sự rối loạn nội thiết gây ra sự rối loạn về hormone, trong đó có cả hormone sản xuất sữa. Còn thiếu máu sẽ khiến người mẹ mệt mỏi, không đủ máu đi đến các cơ quan làm quá trình tiết sữa chậm lại.

7. Cho con dùng sữa công thức sớm là nguyên nhân khiến trẻ chán sữa mẹ, mẹ ít sữa dần đi

Sữa công thức nhiều chất hơn và có vị ngọt hơn sữa mẹ, do đó nếu con bú nhiều sữa công thức thì sẽ chán sữa mẹ và bỏ ti. Khi con không bú sữa nữa, sữa mẹ sẽ ít dần cho đến khi mất hẳn

8. Lạm dụng ti giả

Ti giả và núm vú giả ở bầu sữa cứng hơn ti mẹ. Nếu như sử dụng quá nhiều, bé sẽ quen với ti giả mà bỏ vú mẹ. Khi đó, mặc dù vẫn sử dụng các biện pháp hút sữa nhưng tuyến sữa sẽ không được kích thích nhiều như hoạt động bú sữa của con. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ít sữa sau sinh khá phổ biến.

Lạm dụng ti giả khiến bé bỏ ti mẹ

9. Trẻ bú lắt nhắt, bú ít trong mỗi cữ

Khi trẻ còn nhỏ [khoảng dưới 3 tháng tuổi], việc bú lắt nhắt diễn ra rất thường xuyên vì dạ dày của trẻ còn nhỏ. Lúc này, sữa mẹ chưa xuống nhiều, hoạt động bú lắt nhắt của bé sẽ kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều sữa hơn. Tuy nhiên, khi bé đã lớn hơn mà vẫn bú lắt nhắt trong mỗi cữ như vậy, cơ thể mẹ sẽ lầm tưởng là nhu cầu sữa ít hơn và hạn chế tiết sữa.

10. Dùng máy hút sữa không đúng cách gây ảnh hưởng đến tuyến vú

Bao gồm việc hút sữa quá thường xuyên khi mà bầu sữa vẫn chưa đầy [nguyên nhân này gần tương tự như việc trẻ bú lắt nhắt], lực hút quá mạnh làm tổn thương đầu ngực hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào máy hút sữa mà quên mất việc cho con bú. Tất cả đều có thể là nguyên nhân gây ít sữa ở mẹ.

11. Mẹ sinh non, sinh mổ cũng gặp phải tình trạng ít sữa sau sinh

Mẹ sinh non khi cơ chế sản xuất sữa chưa hoàn thiện sẽ dẫn đến tình trạng ít sữa sau sinh. Đối với mẹ sinh mổ, những cơn đau sau phẫu thuật cùng với thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau là những cản trở rất lớn với sự hoạt động của tuyến sữa. Vì vậy, những mẹ sinh non hoặc sinh mổ hay gặp tình trạng ít sữa hơn so với các mẹ sinh thường.

Để có được cách gọi sữa non về sau sinh nhanh chóng, an toàn mẹ bắt buộc phải nắm được các nguyên nhân gây nên tình trạng ít sữa này. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan thì cũng có những nguyên nhân khách quan do sự sự thiếu hiểu biết, chủ quan gây nên. Do đó, cần xem xét một cách kĩ càng.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây ít sữa, xác định mình đang ở trường hợp nào, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Khi gặp phải tình trạng ít sữa sau sinh mẹ nên tham khảo sử dụng viên uống lợi sữa Mabio giúp sữa về nhiều hơn, thơm hơn và mát hơn. Được chiết xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên, Mabio an toàn tuyệt đối cho sức khỏe mẹ và bé. Liên hệ qua số Hotline 0981.661.006 0942.008.004 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

  • Mẹ bị ít sữa sau sinh phải làm sao?
  • Chữa ít sữa hiệu quả bằng Đông y

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Làm thế nào để xây dựng một chế độ ăn cho mẹ nhiều sữa mà không gây béo phì, tăng cân luôn là vấn đề thắc mắc mà các mẹ bỉm sữa đặt ra hiện nay.

Chế độ ăn cho mẹ nhiều sữa luôn là mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ trong giai đoạn cho con bú. Các chuyên gia, bác sĩ và khoa học hiện đại đã chứng minh rằng, sữa mẹ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ trong 6 tháng đầu đời. Tuy rằng, nguồn sữa mẹ tự nhiên ở mỗi người phụ nữ luôn “hằng định” và sẽ được sản xuất khi cần thiết, thế nhưng, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ dinh dưỡng của bà mẹ có những ảnh hưởng quan trọng đến lượng sữa tiết ra của mẹ.

Nếu mẹ ăn thiếu các vi chất, vitamin cần thiết thì cũng đồng nghĩa với việc các dưỡng chất để nuôi trẻ sẽ không đủ, các kháng thể tự nhiên được cung cấp trực tiếp từ sữa mẹ tới trẻ sẽ không thể giúp trẻ khỏe mạnh trong 6 tháng non nớt đầu đời.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng ảnh hưởng tới:

  • Nhu cầu năng lượng của người mẹ: Phụ nữ trong giai đoạn nuôi con bú có nhu cầu năng lượng cao hơn 500 Kcal so với bình thường;
  • Nhu cầu về Protein [chất đạm] cũng tăng cao theo khuyến cáo của các chuyên gia và bác sĩ. Theo các nghiên cứu đã được thẩm định và công bố, các bà mẹ Việt cần được bổ sung thêm 19g protein mỗi ngày so với nhu cầu bình thường trong 6 tháng đầu tiên và 13g/ngày với 6 tháng tiếp theo;

Chất đạm có trong một số loại thực phẩm

  • Nhu cầu Lipid [chất béo]: Người mẹ cần tới 20-30% năng lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày;
  • Nhu cầu về vitamin, khoáng chất và nước: Để đảm bảo cho việc sản xuất sữa.

Chế độ ăn nhiều sữa là một trong những quan tâm hàng đầu của các bà mẹ hiện nay.

Các bà mẹ trong giai đoạn nuôi con bú thường phải thực hiện chế độ ăn tăng bữa để đảm bảo năng lượng và các nhu cầu về dinh dưỡng, từ đó đảm bảo việc tiết sữa cho con. Điều này rất tốt cho bé nhưng vô tình sẽ khiến cho mẹ bị tăng cân không kiểm soát và về sau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tinh thần của người mẹ. Do vậy, các mẹ cần một chế độ ăn nhiều sữa không béo hợp lý nhất có thể.

Để đảm bảo một chế độ ăn giúp mẹ nhiều sữa mà vẫn đảm bảo nhu cầu giảm cân, mẹ cần phải lưu ý các điều sau đây:

  • Kiểm soát thành phần các thực phẩm ăn vào mỗi ngày - ăn đủ, không ăn thêm với suy nghĩ: ăn nhiều nữa thì sữa sẽ dồi dào. Lượng sữa mẹ tiết ra có một giới hạn nhất định hàng ngày, chính vì vậy, mẹ không cần ăn thêm nhiều khẩu phần đã được định sẵn với mong muốn có thêm sữa cho con.
  • Thay thế các loại thực phẩm dễ tăng cân bằng các món có khả năng bổ sung năng lượng tương tự: mẹ không cần thiết phải nạp tinh bột bằng món cơm thông thường hoặc các loại thực phẩm khiến mẹ dễ “nặng ký” hơn. Dùng gạo lứt, khoai lang,... để giúp mẹ vẫn giữ được dáng cũng là một trong những lựa chọn khả thi để mẹ có một chế độ ăn nhiều sữa mà không béo.

Khoai lang giúp bổ sung năng lượng

  • Chọn các loại thực phẩm “đa chất”: mẹ có thể vừa nạp vitamin A, vừa bổ sung chất xơ và nước nếu dùng các món ăn dồi dào chất dinh dưỡng ví dụ như các loại quả, trái cây tự nhiên chẳng hạn. Việc ăn uống “đa chất” giúp mẹ giảm lượng thức ăn nạp vào người nhưng cũng đồng thời đảm bảo rằng sữa mà con bú có đủ các dinh dưỡng cần thiết.
  • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày cũng là mấu chốt của một chế độ ăn nhiều sữa mà không béo: cơ thể mẹ cần có một khoảng thời gian để chuyển hoá năng lượng. Càng chia nhỏ bữa ăn càng giúp “hệ thống” của cơ thể mẹ có đủ thời gian để làm việc và không để lại những năng lượng dư thừa, dễ khiến mẹ tăng cân.
  • Uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cho việc tiết sữa tự nhiên và đồng thời thải độc cơ thể tối đa.

Có được một chế độ ăn nhiều sữa vẫn chưa đủ, muốn con và mẹ đều khỏe mạnh, mẹ cần phải hạn chế tối đa:

  • Ăn các loại thức ăn nhiều gia vị [ớt, tiêu, tỏi,...];
  • Sử dụng rượu, cà phê và thuốc lá;
  • Ăn uống không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Ăn đồ ngọt nhiều;
  • Lười vận động, không luyện tập thể dục thể thao;
  • Căng thẳng, thiếu ngủ.

Mẹ đang cho con bú không nên sử dụng rượu bia

Sức khoẻ của người mẹ rất quan trọng bởi vì chỉ có khi mẹ khoẻ thì em bé mới có thể phát triển toàn tiện, khoẻ mạnh tối đa. Để có được một chế độ ăn nhiều sữa mà không béo đòi hỏi ở người mẹ sự kiên trì nhất định - tuy không khó để thực hiện nhưng để duy trì là không dễ dàng.

Thạc sĩ. Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền được đào tạo chuyên sâu về siêu âm sản khoa, phẫu thuật nội soi và nội soi tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và có hơn 13 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.

Hiện bác sĩ đang là Bác sĩ Sản phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Có nên uống thuốc tránh thai hàng ngày khi cho con bú?

Hướng dẫn quấn ổ cho trẻ sơ sinh

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề