Tại sao không được quay phim ở bến xe

Hàng ngày, tại bến xe Giáp Bát, xuất hiện 2 đến 3 người ở khu vực cổng vào là nhân viên quản lý làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự, kiểm soát các phương tiện vào bến và thu tiền phí vào cổng.

Cổng số 1 là cổng dành riêng cho xe máy vào bến. Để vào được bên trong, theo quy định của bến, mỗi xe sẽ mất phí 6.000 đồng/lượt quẹt thẻ. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, đa số các nhân viên bến xe ở đây đều tự ý thu tiền với mức giá là 10.000 đồng/lượt và không quẹt thẻ cho khách, cũng không xuất vé cho khách. Thậm chí còn có những khách vừa đi xe vừa đưa tiền vẫn vào được bên trong. 

Tại sao không được quay phim ở bến xe

Trên thực tế nhiều khách có nhu cầu vào bến và muốn được gửi xe đúng quy định, tuy nhiên trong bến lại không có chỗ gửi xe. Khắp nơi là biển báo “Khu vực cấm để xe máy” hay “Quý khách tự bảo quản hàng hóa, không nhận trông giữ xe”, đẩy người dân vào tình thế buộc phải đưa tiền để cả người cả xe vào bên trong. 

Cổng số 2 theo quy định chỉ dành cho ô tô vào bến, nhưng các nhân viên bảo vệ vẫn mặc sức cho xe máy đi vào để thu tiền. Theo quy định, ở cửa số 2, mỗi lượt ô tô vào cửa thì nhân viên sẽ thu 15.000 đồng/1 vé. Tuy nhiên, theo quan sát, những nhân viên bảo vệ chỉ lấy tiền và không xuất vé. Ngay trước mặt họ là camera an ninh của bến xe giám sát. Trên phòng của lãnh đạo quản lý bến xe có màn hình thể hiện các góc camera trên. 

Hằng ngày, có vài trăm lượt phương tiện ra vào bến để đón người thân và vận chuyển hàng hóa. Quy định đối với người và phương tiện, cũng như mức phí ra vào cũng rất rõ ràng, thế nhưng, ở bến xe Giáp Bát tồn tại một luật ngầm. Luật ngầm đó có sự tham gia của một vòng tròn lợi ích, trong đó có các nhân viên phụ trách quản lý, vận hành hoạt động của bến xe. Tính sơ sơ thì nhiều năm qua Nhà nước đã thất thu một số tiền khổng lồ. Số tiền ấy thay vì nộp vào ngân sách, thì chảy vào túi của một nhóm người tham gia cuộc chơi trong luật ngầm. 
Cổng số 3 dành riêng cho xe máy vào khu vực miễn phí để đón người thân hoặc chở hàng từ khu vực xe khách trả đồ. Thế nhưng, mỗi xe đi ra đều bị một người đàn ông đầu trọc tay đeo băng đỏ trắng trợn thu 10.000 đồng.

Tại sao không được quay phim ở bến xe

Hành khách chấp nhận nộp tiền trái luật chính bởi sự ép buộc và không có lựa chọn. Một trật tự theo pháp luật đã không được duy trì tốt ở bến xe này. Thay vào đó là luật riêng của nhóm lợi ích. 

Trách nhiệm lớn nhất trong việc này thuộc về người đứng đầu đơn vị quản lý bến xe Giáp Bát. Cụ thể là ông Nguyễn Tất Thành, giám đốc quản lý bến xe Giáp Bát. Sau nữa là trách nhiệm của Công ty quản lý bến xe Hà Nội, mà người đứng đầu là ông Nguyễn Anh Toàn. 

Trong phóng sự sau, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới các bạn nhiều hình ảnh mà chắc chẳng ai dám tin, nhưng nó diễn ra thường ngày trong thế giới của “luật ngầm bến xe”. Mời quý vị và các bạn đón xem. 

Tại sao không được quay phim ở bến xe

Phóng viên muốn quay phim, chụp ảnh phiên tòa phải có sự cho phép của chủ tọa phiên tòa. Ảnh: HTD

Không cấm thì cứ chụp

Tôi nghĩ không khó để xác định những nơi nào không được quay phim, chụp ảnh. Chẳng hạn, khu vực quân đội, kho đạn dược… cho dù ở đây không gắn biển cấm thì mọi người cũng không được chụp ảnh, quay phim.

Riêng đối với các nơi còn lại, nếu không có biển cấm thì mọi người được quay phim, chụp ảnh mà không phải xin phép ai cả. Từ trước tới nay, trong quá trình hoạt động báo chí, tôi vẫn làm như thế và không gặp trở ngại nào.

PV ảnh HỒNG THÚY, báo Người Lao Động

Luật nọ đụng luật kia

Theo tôi, không hẳn không có bảng cấm thì người dân được quay phim, chụp ảnh thoải mái. Đơn cử là việc chụp ảnh tại các phiên tòa. Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 51/2002 của Chính phủ (hướng dẫn thi hành Luật Báo chí) thì báo chí “được chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai…”. Tuy nhiên, việc tác nghiệp này của báo chí lại có liên quan đến quyền điều hành của chủ tọa phiên tòa theo Luật Tổ chức tòa án nhân dân và quyền đối với hình ảnh của các đương sự, bị cáo theo Bộ luật Dân sự.

Chính vì thế, PV muốn quay phim, chụp ảnh phiên tòa phải có sự cho phép của chủ tọa phiên tòa. Nếu thấy việc chụp ảnh không ảnh hưởng đến quyền của đương sự, bị cáo hoặc người khác thì chủ tọa sẽ chấp thuận. Nếu bị cáo tại ngoại thì phải được sự đồng ý của bản thân họ. Ngay cả trong trường hợp chụp ảnh bị cáo đã bị tạm giam thì tòa cũng phải cân nhắc. Hoặc trong một phiên tòa dân sự xử công khai, hai bên đương sự là giám đốc doanh nghiệp, cán bộ, công chức hoặc là công dân bình thường, việc chụp ảnh, quay phim họ nhất định phải có ý kiến của họ vì việc đăng công khai hình ảnh tại phiên xử có thể làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của họ.

Thẩm phán PHẠM CÔNG HÙNG, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM

Không phải muốn là chụp

Tôi không rõ pháp luật quy định thế nào nhưng trên thực tế tôi đều phải xin phép hầu hết các nơi mà tôi muốn chụp ảnh. Ngay cả khi đó là khu vui chơi giải trí hay bến xe, bến tàu… và không hề có biển cấm. Hễ tôi đưa máy ảnh lên chụp là sẽ có người đến hỏi chụp để làm gì, sau đó họ kêu tôi đi gặp người có thẩm quyền để xin phép.

PV ảnh HUỲNH TRÍ DŨNG, báo Pháp Luật TP.HCM

TIẾN HIỂU - THÀNH NHÂN

Công an Mỹ Tho sẽ xử phạt PV?

Trong vụ PV Hữu Danh (báo Nông Thôn Ngày Nay) bị Công an TP Mỹ Tho (Tiền Giang) lập biên bản vào ngày 17-10 về vi phạm “chụp ảnh ở khu vực cấm” theo điểm k khoản 1 Điều 25 Nghị định 73/2010 của Chính phủ, Thượng tá Đoàn Văn Thanh, Trưởng Công an TP Mỹ Tho, cho biết: “Tại thời điểm PV chụp ảnh, chúng tôi đã gắn biển cấm quay phim, chụp ảnh tại ba nơi trong trụ sở. Gồm có: nơi để xe của khách vào làm việc, khu quản lý hành chính của cơ quan, khu tạm giữ tang vật. Đây là cơ sở để chúng tôi lập biên bản sai phạm của PV.

Trong quá trình xử lý, chúng tôi có nhận được ý kiến của một phó giám đốc công an tỉnh là xếp lại vụ việc. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang tiếp tục chờ chỉ đạo của lãnh đạo công an tỉnh để xử lý. Chúng tôi chưa ra quyết định xử phạt chứ không phải là không ra quyết định xử phạt”.                             

HÙNG ANH