Tại sao chính phủ cấm đốt pháo ngày tết

Về vấn đề này, báo Tin tức thông tin như sau: Theo Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật, pháp luật liên quan hiện nay quy định, người dân được phép sử dụng những loại pháo hoa do doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng sản xuất.

Điều 17, Nghị định 137/CP/2020 cho phép từ ngày 11/1/2021, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa trong trường hợp: Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, quy định này lưu ý các cơ quan, tổ chức, cá nhân, khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Tại sao chính phủ cấm đốt pháo ngày tết
Sử dụng pháo ngày Tết thế nào để không bị phạt? Ảnh: Ngọc Tân.

Ngoài ra, trong Nghị định 137 cũng quy định về các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ gồm: Tết Nguyên đán, Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày Chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam; nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ngày hội văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế; trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Theo Nghị định 137, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Đây mới là loại pháo hoa người dân được sử dụng không cần xin phép trong các ngày lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.

Việc sử dụng các loại pháo hoa trái phép khác là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt. Tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép. Nghị định 144 cũng quy định mức phạt với các vi phạm về quản lý sử dụng pháo khác như sau:

- Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng với hành vi lưu hành các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo không còn giá trị sử dụng.

- Phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo; làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo.

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo.

- Phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng đối với hành mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Hoà chung không khí đón Tết của cả nước, thì tình trạng sử dụng pháo trái phép có nguy cơ diễn biến phức tạp và  gia tăng, trở thành mối nguy hiểm đe doạ an ninh trật tự đối với người dân và xã hội. 

Ngày 09/2, Bộ trưởng Bộ Công an có Công điện gửi Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai các biện pháp cấp bách ngăn chặn việc sử dụng pháo trái phép trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Theo số liệu của Bộ Công an, riêng trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 từ ngày 15/12/2020 đến nay đã phát hiện, bắt giữ 1.799 vụ, 2.284 đối tượng, thu giữ trên 21,7 tấn pháo; đã khởi tố 567 vụ (chiếm 31,5%), 769 đối tượng (chiếm 33,6%) về các tội danh liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. 

Qua công tác đấu tranh cho thấy nguồn gốc pháo chủ yếu từ nước ngoài, lợi dụng sơ hở thiếu sót trong công tác quản lý của các cửa khẩu, đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới để vận chuyển vào trong nước tiêu thụ; lượng pháo tàng trữ trái phép ngoài xã hội còn nhiều…Do đó, dự báo việc sử dụng pháo trái phép trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 sẽ diễn ra phức tạp. 

Mặc dù đã có quy định cấm đốt pháo ngày Tết từ lâu nhưng vào mỗi dịp Tết, một bộ phận người dân vẫn “vô tư” mua, đốt pháo nổ, thậm chí trêu đùa ném pháo vào người đi qua đường chỉ để thoả mãn niềm vui cá nhân, giải trí trong dịp Tết mà không hiểu được hết hậu quả khôn lường đối với chính mình và xã hội. 

Dạo một vòng trên mạng xã hội Facebook, Zalo, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên thấy có rất nhiều tài khoản rao bán các loại pháo nổ công khai trên các nhóm, hội với hàng trăm, ngàn thành viên. Chỉ cần một cái kích chuột, sẽ có hàng loạt hội nhóm lớn, nhỏ hiện ra rao bán đầy đủ các loại pháo với lời chào mời vô cùng hấp dẫn kèm theo hình ảnh, video hướng dẫn.

Trong khi đó, một bộ phận người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ được các quy định của Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, dẫn đến tình trạng “hiểu nhầm” hoặc cố tình hiểu sai về việc được phép sử dụng pháo hoa.

Có hiệu lực từ ngày 11.1.2021, tại điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân khi sử dụng chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất kinh doanh pháo hoa. 

Nghị định tách hẳn khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ để chỉ cho phép người dân sử dụng pháo hoa. Theo đó, người dân chỉ được phép sử dụng pháo hoa là loại pháo không có thuốc pháo nổ, chỉ tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Quy định này đã được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua nhưng tình trạng mua bán, sử dụng pháo nổ trái phép vẫn diễn ra khá phổ biến.

Theo luật sư Nguyễn Văn Dũng (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), hiện nay pháp luật cấm việc sản xuất, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo nổ. Tùy thuộc vào hành vi và hậu quả mà những người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm là từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng và hình thức xử phạt bổ sung. Hành vi mua bán, kinh doanh và sử dụng các loại pháo nổ là vi phạm pháp luật, tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu (Điều 188 Bộ luật Hình sự) hoặc Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190).

Có thể thấy, pháp luật đã quy định rất rõ ràng các chế tài mà người sản xuất, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ phải chịu phạt. Việc đốt pháo nổ cần phải tiếp tục được lên án mạnh mẽ hơn nữa và có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh để tránh gây hậu quả cho chính mình và xã hội. Mỗi người dân chúng ta, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên cần nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, để đảm bảo đón tết vui tươi, an toàn bên gia đình và người thân, xã hội. Cùng với đó, người đứng đầu chính quyền, đơn vị các cấp… phải nêu cao trách nhiệm không để xảy ra tình trạng đốt pháo tại đơn vị, địa phương mình quản lý, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự và an toàn tại địa phương../.