Tại sao bà bầu đau lưng

Hiện tượng đau lưng, đau thắt lưng thường xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ là nỗi ám ảnh với nhiều thai phụ. Theo thống kê, có đến 50-80% bà bầu có triệu chứng này.

Vậy đâu là lý do đau lưng khi mang thai? Bà bầu có nên coi đau lưng là hiện tượng hiển nhiên và cố gắng chịu đựng những cơn đau khó chịu, dai dẳng này hay không? Hãy cùng các chuyên gia của Maple Healthcare đi tìm câu trả lời.

Những biểu hiện của đau lưng khi mang thai 

Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất phổ biến ở bà bầu [khoảng 50-80%]. Tùy vào từng người mà mức độ đau có thể khác nhau Tuy nhiên, biểu hiện thường thấy của chứng đau lưng thai kỳ là:

  • Cơn đau xuất hiện ở những 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ
  • Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu
  • Cảm giác đau ở thắt lưng
  • Cơn đau nặng hơn về đêm

Lý do đau lưng khi mang thai

Theo các chuyên gia cơ xương khớp, tình trạng đau lưng của phụ nữ mang thai thường xuất phát từ 3 lý do phổ biến sau:

  • Cột sống cong do thay đổi tư thế: Trong thời kỳ mang thai, tử cung ngày càng lớn dần làm cho cột sống thắt lưng của người mẹ buộc phải cong về phía trước nhiều hơn, đoạn ngực và cùng cụt cong ra sau, trọng tâm cơ thể thay đổi. Để giữ thăng bằng trong lúc di chuyển, bà bầu thường phải ngả người về phía sau, dùng tay nâng đỡ phần lưng khiến lưng chịu áp lực lớn. Tư thế này làm cho cột sống bị cong, dẫn đến tổn thương và đau lưng.
  • Các cơ bụng yếu đi: Bình thường, cơ bụng của chúng ta có vai trò nhiệm vụ hỗ trợ nâng đỡ cột sống. Với bà bầu, sự phát triển của bào thai làm cho các cơ bụng trở nên căng ra và yếu đi khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau đớn cho các mẹ bầu, nhất là khi vận động, di chuyển.
  • Sự xuất hiện của hormone trong thai kỳ: Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone tự nhiên nhằm giúp dây chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Hiện tượng này vô tình gây ra biểu hiện đau lưng mệt mỏi khi mang thai nếu như các khớp quá lỏng lẻo.

Bí quyết giúp hạn chế đau lưng khi mang thai

Theo các chuyên gia cơ xương khớp, để hạn chế đau lưng khi mang thai, bên cạnh việc thăm khám điều trị, cần thay đổi thói quen và lối sinh hoạt hàng ngày.

  • Thay vì mang giày cao gót làm ảnh hưởng dáng đi và ảnh hưởng đến cột sống, bà bầu nên đi giày có đế bằng, thấp và mềm mại để hỗ trợ điều chỉnh tư thế đi đứng, giữ cột sống thẳng, hạn chế đau lưng.
  • Tập đi đứng đúng tư thế, chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.
  • Nếu muốn nhặt món đồ dưới đất, bà bầu không nên cúi xuống đột ngột khiến cột sống bị bẻ cong. Tư thế tốt cho cột sống là ngồi xổm xuống, uốn cong đầu gối nhưng vẫn giữ thẳng cột sống lưng.

  • Khi ngủ cố gắng nằm nghiêng về một bên, dùng 1 đến 2 chiếc gối để kẹp giữa hai chân hoặc đặt dưới bụng hỗ trợ tốt nhất cho tư thế ngủ, tránh ảnh hưởng đến cột sống lưng.
  • Phụ nữ mang thai nên thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội… giúp trị đau lưng hiệu quả

  • Massage, trị liệu vùng lưng và toàn thân hay các bài tập thư giãn cho bà bầu nhằm làm cho vùng thắt lưng hông duỗi thẳng, đúng tư thể mà không cần căng cơ quá mức.
  • Chườm nóng có thể có ích cho việc giảm đau cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống khi mang thai là gì?

Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, việc trị liệu vùng lưng và toàn thân là một phương pháp phổ biến trên thế giới giúp giảm đau lưng hiệu quả. Đồng thời, vì phương pháp không dùng thuốc nên cũng tuyệt đối an toàn cho bà bầu.

“Phương pháp điều trị thần kinh cột sống là hoàn toàn an toàn cho tất cả mọi người, kể cả phụ nữ mang thai. Maple Healthcare đã thực hiện điều trị thành công rất nhiều trường hợp đau lưng, mỏi người ở phụ nữ mang thai. Các triệu chứng đau lưng là triệu chứng thường thấy ở phụ nữ mang thai, do sự thay đổi hormone ở cơ thể. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp do chấn thương trước đó nên tình trạng đau mỏi càng trở nên nặng hơn trong thời gian có em bé. Tuy đau lưng là hiện tượng bình thường và không tránh khỏi trong quá trình mang thai. Nhưng nếu cơn đau kéo dài, âm ỉ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bà bầu không nhất thiết phải chịu đựng mà nên đến các địa chỉ y tế có chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để khắc phục.” – Bác sĩ Paul D’Alfonso, chuyên gia nắn chỉnh thần kinh cột sống của Phòng khám Maple Healthcare chia sẻ.

Tại TPHCM, Maple Healthcare tự hào là một trong những đơn vị đi đầu áp dụng liệu trình trị liệu thần kinh cột sống an toàn và nhẹ nhàng cho thai phụ.

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

Facebook Fanpage

Bài viết liên quan:

Phòng khám Quận 2: số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112

Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P6, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088

Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100

Khi mang thai, mẹ bầu thường xuất hiện tình trạng đau lưng. Đây là một hiện tượng phổ biến và khoảng hơn 50% mẹ bầu thường gặp phải trong các giai đoạn của thai kỳ. Thông thường vùng đau nhất khi mang thai là vùng thắt lưng và vùng xương chậu. Chúng gây ra cho các mẹ bầu cảm giác mệt mỏi và khó chịu. Vậy làm sao để giảm đau lưng khi mang thai?

1. Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai

Tình trạng đau lưng khi mang thai gây ra cho bà bầu rất nhiều ảnh hưởng. Điều này không chỉ gây cảm giác đau đớn, mệt mỏi, lười vận động. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu khi mang thai mà mẹ bầu vẫn bị đau lưng thì khả năng cao sau khi sinh xong tình trạng đau lưng này vẫn sẽ tiếp diễn.

Khi mang thai phụ nữ thường xuất hiện tình trạng đau lưng

Nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng khi mang bầu có khá nhiều. Trong đó phổ biến nhất là do cơ lưng bị căng ra quá mức, phần cơ bụng dần yếu đi theo các giai đoạn phát triển của thai nhi và do sự thay đổi hormone khi mang thai.

1.1. Căng cơ lưng ở bà bầu

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể tới gây nên tình trạng đau lưng khi mang thai ở bà bầu là do căng cơ lưng. Khi bạn mang thai, cơ thể sẽ có những thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Thai nhi càng lớn, sức nặng dồn ép lên các phần cơ lưng, cơ bụng ngày càng nhiều. Theo phản xạ của tự nhiên, các bà bầu sẽ có xu hướng uốn cong người về phía trước.

Nhằm giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái thăng bằng và dễ di chuyển, các bà bầu thường sẽ cố gắng ưỡn mình về phía sau. Điều này gây nên một sức ép rất lớn lên cho phần cơ lưng. Lâu dần sẽ khiến cho cơ lưng bị căng cứng tạo nên tình trạng đau lưng khi mang bầu.

Bà bầu đau lưng do phần cơ ở lưng căng cứng

1.2. Tình trạng yếu cơ bụng khi mang bầu

Phần vùng cơ bụng có vai trò vô cùng quan trọng. Chúng không chỉ hỗ trợ giảm sức ép lên vùng xương sống mà còn giúp cơ thể co giãn linh hoạt khi gập người hoặc nằm sấp. Khi mang thai, theo từng giai đoạn phát triển mà thai nhi dần lớn lên. Điều này đồng nghĩa với việc phần cơ bụng bị kéo giãn ra để phù hợp với kích thước của bé.

Chính vì vậy, sau một thời gian mang bầu, phần cơ ở lưng sẽ bị chèn ép lớn hơn và gây ra tình trạng đau mỏi lưng.

Thai nhi lớn làm cơ bụng yếu đi

1.3. Xuất hiện hormone gây giãn cơ

Bên cạnh các nguyên nhân được nhắc tới ở trên thì việc xuất hiện hormone mới cũng là một trong những yếu tố gây đau lưng khi mang thai. Khi thai nhi càng lớn dần, đặc biệt vào những tuần cuối thai kỳ, cơ thể của người mẹ sẽ tự động tiết ra một loại hormone mới. Hormone này được sản sinh nhằm mục đích giúp cá dây chằng xung quanh vùng chậu có thể dễ dàng co giãn để quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến cho các mẹ bầu xuất hiện tình trạng đau lưng do các khớp không còn chắc chắn nữa.

Xuất hiện hormone gây giãn cơ cũng là 1 trong những nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai

1.4. Vị trí của thai nhi vào cuối thai kỳ

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu xoay mình để có thể dễ dàng cho việc chịu ra trong quá trình sinh nở của người mẹ. Tuy nhiên, vì thai nhi lúc này đã lớn. Nếu khi xoay mình vị trí lưng của thai nhi ngược với hướng lưng của mẹ thì sẽ rất dễ gây nên tình trạng đau lưng. Bởi vì tư thế này của thai nhi sẽ tạo nên một sức ép rất lớn lên lưng của người mẹ.

Thai nhi thay đổi vị trí vào giai đoạn cuối của thai kỳ cũng khiến mẹ bị đau lưng

2. Phương pháp giúp phụ nữ hết đau lưng khi mang thai

Tình trạng đau lưng kéo dài sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe các bà bầu. Để đảm bảo cho chị em phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ thì việc giải quyết các vấn đề như đau lưng là rất cần thiết.

2.1. Thay đổi vật dụng sinh hoạt

Một trong những điều đầu tiên cần chú ý trong thời kỳ mang thai của các mẹ bầu chính là các đồ dùng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như giày, dép, quần áo, đệm nằm ngủ,... Nếu bạn xuất hiện triệu chứng đau lưng khi mang bầu thì việc lựa chọn cho mình những đôi dép có đế phù hợp là điều rất cần thiết. Phần đế dép hơi dày một chút sẽ giúp cho mẹ bầu di chuyển dễ dàng và cảm thấy thoải mái hơn.

Bên cạnh đó, phần nệm nằm chắc chắn, êm ái, có độ đàn hồi tốt sẽ giúp cho mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm cho mẹ bầu một chiếc ghế ngồi có phần dựa lưng uốn cong. Hoặc có thể trang bị thêm cho chiếc ghế ngồi thông thường một chiếc gối mềm mại. Như vậy khi ngồi xuống mẹ bầu dễ tìm được dáng ngồi thoải mái, không còn cảm giác bị đau lưng. Hơn nữa, quá trình đứng dậy cũng đơn giản hơn rất nhiều.

Bổ sung chiếc gối khi ngồi hoặc nằm nghỉ sẽ giảm đau lưng và tạo cảm giác thoải mái cho mẹ bầu

2.2. Không nên cúi gập người quá mạnh

Khi thai nhi dần lớn lên thì các hoạt động của người mẹ sẽ trở nên khó khăn và bất tiện hơn rất nhiều. Đặc biệt là trong trường hợp cần phải cúi nhặt bất kỳ một vật gì đó từ dưới mặt đất lên. Trong trường hợp như vậy, mẹ bầu cần từ từ ngồi xuống, giữ thẳng cột sống lưng và nhặt đồ vật lên. Như vậy sẽ giúp hạn chế tối đa việc gây ra đau lưng.

2.3. Tập thể dục đều đặn

Các triệu chứng đau lưng khi mang thai sẽ ngày càng tăng lên vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Việc tập thể dục thường xuyên và lựa chọn những bài tập phù hợp với tình trạng của mình sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe hiệu quả. Những bài tập tăng cường độ chắc chắn và dẻo dai cho phần eo sẽ góp phần cải thiện tình trạng đau lưng. Bên cạnh đó còn giúp mẹ bầu dễ dàng hơn trong quá trình sinh nở.

Tập những bài thể dục giúp tăng cường sức khỏe cho phần cơ bụng và lưng

2.4. Tạo tư thế ngủ thoải mái

Khi bị đau lưng, mẹ bầu sẽ có thói quen lười vận động và di chuyển. Bởi vậy thời gian nằm nghỉ ngơi sẽ dần tăng lên. Tạo cho mình một tư thế ngủ thoải mái cũng là một trong những phương pháp giúp giảm tình trạng đau lưng khi mang thai.

Như vậy, trên đây là những thông tin về tình trạng đau lưng khi mang thai của các mẹ bầu. Mặc dù đây là tình trạng xuất hiện phổ biến khi phụ nữ mang thai nhưng chỉ cần nắm rõ các phương pháp giảm đau lưng trong giai đoạn thai kỳ thì vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn. Từ đó tạo nên cảm giác thoải mái cho các mẹ bầu trong suốt quá trình mang bầu và sẵn sàng chào đón thiên thần mới.

Video liên quan

Chủ Đề