Tài khoản loại 3 có số dư bên nào năm 2024
Định khoản kế toán là một nghiệp vụ định khoản kinh tế phát sinh cơ bản nhất mà kế toán bắt buộc phải nắm vững. Trong bài viết dưới đây hóa đơn điện tử MISA MeInvoice sẽ chia sẻ cách định khoản kế toán mới nhất. Show Định khoản kế toán là cách kế toán xác định và ghi chép số tiền của một nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh vào bên Nợ, bên Có của các Tài khoản kinh tế có liên quan. Có 2 loại định khoản kế toán đó là định khoản giản đơn và định khoản phức tạp. Định khoản giản đơn là khi kế toán định khoản mà chỉ liên quan tới 2 loại tài khoản kế toán tổng hợp (KTTH). Còn định khoản phức tạp là khi kế toán định khoản liên quan tới 3 tài khoản KTTH trở lên. Trước khi tìm hiểu sâu hơn về định khoản kế toán, bạn có thể sẽ muốn tham khảo các nguyên tắc kế toán trong bài viết xem thêm vì những nguyên tắc này rất cần thiết cho nghiệp vụ định khoản. 2. Các nguyên tắc định khoản kế toán cần biết– Xác định tài khoản ghi Nợ trước, ghi Có sau. – Trong cùng 01 định khoản, tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi vào bên Có của các tài khoản. – 01 định khoản phức tạp có thể tách thành nhiều định khoản đơn. Tuy nhiên, không được gộp nhiều định khoản đơn thành 01 định khoản phức tạp. – Định khoản đơn là định khoản chỉ liên quan đến 2 Tài khoản. Một Tài khoản ghi Nợ đối ứng với 1 Tài khoản ghi có. – Định khoản phức tạp là định khoản có liên quan đến ít nhất từ 03 tài khoản trở lên. Gồm các trường hợp sau:
Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: 1. Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa. 2. Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn. Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý. 3. Mỗi doanh nghiệp chỉ có thể áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ. Doanh nghiệp khi đã lựa chọn phương pháp kế toán thì phải áp dụng nhất quán trong một năm tài chính. Trường hợp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, cuối kỳ kế toán phải kiểm kê để xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. 4. Kế toán phải theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh theo yếu tố, tiền lương, nguyên vật liệu, chi phí mua ngoài, khấu hao TSCĐ... 5. Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. 6. Các tài khoản phản ánh chi phí không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. là số dư của tài khoản kế toán tại một thời điểm nhất định. Để hiểu rõ về số dư của tài khoản kế toán, trước hết chúng ta cần tìm hiểu tài khoản kế toán là gì? Tài khoản kế toán thực chất chỉ là một tờ sổ, là một công cụ để theo dõi số hiện có và sự biến động của một đối tượng kế toán cụ thể. Trên một tài khoản kế toán trình bày hai loại thông tin. Loại thông tin thứ nhất chính là sự biến động của đối tượng kế toán trong kỳ, hay còn được gọi là số phát sinh. Loại thông tin thứ hai chính là giá trị của đối tượng kế toán tại một thời điểm – hay chính là số dư. Tài khoản kế toán có kết cấu chia thành 2 bên, bên Nợ và bên Có, phản ánh hai mặt vận động của đối tượng kế toán. Tùy thuộc vào từng loại tài khoản kế toán mà bên Nợ hoặc bên Có có thể phát sinh tăng hoặc giảm. Ví dụ, đối với tài khoản phản ánh Tài sản, bên Nợ phản ánh phát sinh tăng, bên Có phản ánh phát sinh giảm nhưng đối với tài khoản phản ánh Nợ phải trả thì bên Nợ lại phản ánh phát sinh giảm, bên Có phản ánh phát sinh tăng. Số dư kế toán có thể nằm ở bên Nợ hoặc bên Có tùy thuộc vào loại tài khoản. Tài khoản phản ánh Tài sản (tài khoản đầu 1, 2) có số dư bên Nợ, tài khoản phản ánh Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu (Tài khoản đầu 3, 4) có số dư Có. Ví dụ: Trên tài khoản Tiền mặt (TK 111) của Công ty ABC có các thông tin sau: Số dư đầu kỳ: 110 triệu VNĐ Trong kỳ kế toán, số phát sinh bên Nợ: 120 triệu VNĐ, số phát sinh bên Có: 200 triệu VNĐ. Số dư cuối kỳ: 30 triệu VNĐ Có nghĩa là: Tại thời điểm đầu kỳ Công ty ABC có giá trị tiền mặt tồn quỹ là 110 triệu VNĐ, trong kỳ, tiền mặt tăng lên là 120 triệu VNĐ, tiền mặt giảm đi là 200 triệu VNĐ. Giá trị tiền mặt tại thời điểm cuối kỳ của Công ty ABC là 30 triệu VNĐ. Giá trị số dư của tài khoản kế toán được hình thành từ giá trị số dư tại kỳ trước của tài khoản và giá trị phát sinh tăng, giảm trong kỳ theo phản ánh của kế toán. Trên thực tế áp dụng tại Việt Nam, những giá trị này được ghi nhận dựa trên các nguyên tắc kế toán và các phương pháp kế toán mà doanh nghiệp áp dụng. Một trong số những nguyên tắc đó là nguyên tắc giá gốc. Điều 3 Luật kế toán Việt Nam năm 2015 có nêu: “Giá gốc là giá trị được ghi nhận ban đầu của tài sản hoặc nợ phải trả. Giá gốc của tài sản được tính bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác theo quy định của pháp luật đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng”. Hay tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (VAS01) – Chuẩn mực chung: “Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tải sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể” Việc áp dụng nguyên tắc giá gốc khi hạch toán kế toán là một trong những ảnh hưởng chính cho việc tính toán và hình thành số dư của các tài khoản thuộc tài sản, công nợ và nguồn vốn trong kế toán. Ngoài ra, việc lựa chọn các phương pháp kế toán như phương pháp khấu hao tài sản cố định, phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho… của mỗi doanh nghiệp cũng tạo thành những giá trị phát sinh của đối tượng kế toán được ghi nhận, hạch toán vào tài khoản kế toán khác nhau. Các bạn kế toán cần hệ thống các nội dung lý thuyết được đào tạo và ứng dụng, vận dụng trong thực tiễn công việc để nắm rõ bản chất từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. 2. Phân biệt giữa số dư kế toán và số dư khả dụngHình 2: Phân biệt giữa số dư kế toán và số dư khả dụngSố dư khả dụng được hiểu là số dư của khoản mục thể hiện ở khả năng có thể sử dụng, cụ thể như số dư khả dụng của khoản mục tiền gửi ngân hàng thể hiện lượng tiền mà doanh nghiệp có khả năng sử dụng bất cứ khi nào doanh nghiệp có nhu cầu. Số dư khả dụng của khoản mục công nợ là giá trị tại thời điểm hiện tại mà doanh nghiệp có khả năng thu hồi hoặc phải trả. Số dư khả dụng của khoản mục tài sản thể hiện giá trị tài sản doanh nghiệp có thể sử dụng hoặc giá trị có khả năng thu hồi. Như vậy, số dư khả dụng phản ánh khả năng sử dụng của các khoản mục tài sản, công nợ doanh nghiệp đang theo dõi tại thời điểm hiện tại. Từ đó, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt giữa số dư kế toán và số dư khả dụng thể hiện một số điểm cơ bản như sau: – Về bản chất + Số dư kế toán: thể hiện giá trị của một đối tượng kế toán tại một thời điểm nhất định. + Số dư khả dụng: thể hiện phần số dư kế toán có thể sử dụng tại một thời điểm nhất định. Số dư khả dụng thường gặp phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng. – Về giá trị Số dư khả dụng luôn nhỏ hơn hoặc bằng số dư kế toán. Ví dụ, số tiền bạn có trong tài khoản là 5 triệu đồng thì số dư khả dụng mà bạn có thể sử dụng để thanh toán hoặc rút tiền sẽ ít hơn 5 triệu nếu ngân hàng có yêu cầu số dư tối thiểu là 50.000 đồng. – Về cách xác định Số dư kế toán tại 1 thời điểm \= Số dư kế toán đầu kỳ + Số phát sinh tăng tính đến thời điểm xác định số dư – Số phát sinh giảm tính đến thời điểm xác định số dư Với tài khoản tiền gửi ngân hàng: Số dư khả dụng tại 1 thời điểm bất kỳ \= Số dư kế toán + Hạn mức thấu chi (nếu có) – Khoản tiền phong tỏa – Số dư tối thiểu duy trì tài khoản 3. Câu hỏi thường gặp về số dư kế toán3.1. Tài khoản kế toán nào không có số dư?Đây hẳn sẽ là câu hỏi của nhiều bạn đọc đang muốn tìm hiểu về số dư trên các tài khoản kế toán. Theo hệ thống tài khoản kế toán được quy định trong Chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp của nước ta hiện nay, những tài khoản từ đầu 5 đến đầu 9 là những tài khoản kế toán sẽ không tồn tại số dư kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán. Nguyên nhân những tài khoản này không tồn tại số dư tại thời điểm cuối kỳ do đó là những tài khoản tạm thời, có tác dụng tổng hợp các khoản thu nhập, chi phí trong một kỳ kế toán, và cuối kỳ sẽ kết chuyển hết số liệu sang các tài khoản khác nhằm mục đích xác định kết quả kinh doanh. \>>> Có thể bạn quan tâm: Hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ kế toán cần ghi nhớ 3.2. Tài khoản kế toán nào có thể tồn tại số dư cả 2 bên Nợ và CóVề mặt kết cấu, các tài khoản có thể có số dư ở một trong hai bên: Nợ hoặc Có. Tuy nhiên một số tài khoản đặc biệt có thể có số dư tồn tại ở cả 2 bên. Ví dụ: – Tài khoản Phải thu 131 – Phải thu khách hàng: Số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền phải thu khách hàng tại một thời điểm nhất định do doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà chưa thu được tiền. Số dư bên Có: Phản ánh số tiền người mua trả tiền trước cho doanh nghiệp để mua hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ tại một thời điểm nhất định. – Tài khoản Phải thu 331 – Phải trả người bán Số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền ứng trước cho người bán để mua hàng hóa hoặc dịch vụ tại một thời điểm nhất định. Số dư bên Có: Phản ánh số tiền phải trả cho người bán về việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ nhưng chưa thanh toán tại một thời điểm nhất định. Những tài khoản có thể có số dư cả 2 bên nợ và có là các tài khoản phản ánh công nợ (bao gồm cả công nợ phải thu, công nợ phải trả). Ngoài ra các tài khoản phản ánh vốn chủ sở hữu như TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản, TK 413 – Chênh lệch đánh giá tỷ giá hối đoái, TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng đều có thể có số dư nằm bên Nợ hoặc bên Có. 3.3. Số dư kế toán thẻ tín dụng là gì?Hiện nay, hoạt động thanh toán qua thẻ tín dụng của các doanh nghiệp không còn xa lạ với kế toán doanh nghiệp nữa. Thẻ tín dụng được xem là hình thức thanh toán tiện lợi mà doanh nghiệp lựa chọn đăng ký với ngân hàng, và cũng giúp công ty theo dõi dễ dàng các khoản chi từ một số cá nhân được phép sử dụng thẻ tín dụng của doanh nghiệp. Ngoài ra, đăng ký và sử dụng thẻ tín dụng còn giúp đảm bảo chi phí hợp lý cho các khoản thanh toán có giá trị trên 20 triệu đồng qua hình thức không thanh toán bằng tiền mặt. Mỗi một thẻ tín dụng của doanh nghiệp sẽ tồn tại đồng thời cả 2 loại số dư thuộc bài viết, số dư kế toán và số dư khả dụng. Và giá trị của 2 số dư này tại một thời điểm sẽ có sự khác biệt. Số dư kế toán thẻ tín dụng là số dư các khoản chi tiêu từ thẻ doanh nghiệp chưa thanh toán được thể hiện trên sao kê của thẻ tín dụng tại thời điểm nhất định. Số dư kế toán thẻ tín dụng phản ánh tính hình thực tế doanh nghiệp còn phải trả cho các hoạt động tiêu dùng từ thẻ tín dụng tại một thời điểm. Số dư khả dụng của thẻ tín dụng có sự khác biệt với số dư kế toán thẻ tín dụng, do số dư khả dụng thẻ tín dụng phản ánh số tiền doanh nghiệp còn được phép sử dụng từ thẻ tín dụng, số dư khả dụng này được tính toán từ hạn mức được phép chi tiêu của thẻ tín dụng trừ các khoản đã chi tiêu từ thẻ nhưng chưa được thanh toán. Nếu khi so sánh giá trị của số dư kế toán với giá trị số dư khả dụng của một khoản mục kế toán phần lớn chúng ta sẽ thấy giá trị của số dư kế toán lớn hơn so với giá trị của số dư khả dụng. Tuy nhiên đối với số dư kế toán thẻ tín dụng có thể giá trị này sẽ nhỏ hơn so với số dư khả dụng của thẻ tín dụng đó tại một thời điểm. Việc hiểu rõ về số dư kế toán và số dư khả dụng cho kế toán không nhầm lẫn giữa hai loại số dư từ đó thực hiện chính xác và hiệu quả công việc của mình cũng như hiểu và cung cấp thông tin chính xác tới nhà quản trị. Bên cạnh tổng hợp các kiến thức hữu ích về kế toán để giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu trong quá trình công tác, MISA đồng thời phát triển phần mềm kế toán mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Anh/Chị kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:
|