Tác hại và cách đề phòng quá tải

Ngắn mạch và quá tải dòng điện là gì

Chắc hẵn bạn đã từng nghe qua hiện tượng ngắn mạch và quá tải dòng điện nhưng bạn không biết thuật ngữ đó là gì ? Hôm nay, các chuyên gia điện nước Khánh Trung sẻ giúp bạn tìm hiểu về hiện tượng này và một số cách khắc phục để hạn chế tình trạng chập cháy điện ngoài ý muốn

Hiện tượng ngắn mạch là gì ?

Ngắn mạch hay còn gọi là đoản mạch điện, đây là một trong những sự cố thường gặp ở những công trình lớn. Sự cố này thường xảy ra khi các mạch điện bị chập tại một điểm nào đó, lúc nào dòng điện trong mạch sẻ tăng cao đột biến và điện áp giảm đi, hậu quả sự cố này thường xảy ra như sau:

– Xuất hiện lực điện động lớn, gây phá hủy kết cấu của thiết bị, chập cháy nổ

– Làm tăng nhiệt độ đột xuất, phá hủy các đặc tính cách điện, hiện tượng này tiếp tục gây ra sự cố ngắn mạch khác

Hien tuong ngan mach

Một lưu ý nhỏ là nếu không xử lí hiện tượng ngắn mạch và giải phóng điện kịp thời, sẻ gây ra hư hỏng toàn bộ hệ thống điện, gây thiệt hại không ít về chi phí khắc phục và nguy hiểm hơn là gây tác hại đến con người

Các loại ngắn mạch bạn cần biết

Ngắn mạch chia ra nhiều loại: Ngắn mạch 1 pha, ngắn mạch 2 pha chạm đất, ngắn mạch 3 pha… trong đó ngắn mạch 3 phà là hiện tượng nguy hiểm nhất và được hiểu như sau:

  • Ngắn mạch 3 pha nghĩa là 3 pha chập lại 1
  • Ngắn mạch 2 pha nghĩa là pha nóng và pha nguội chập lại với nhau đồng thời chạm đất
  • Ngắn mạch 1 pha chạm đất là một pha chập đất hoặc chập dây trung tính

Nguyên nhân gây ra sự cố ngắn mạch

Có 3 nguyên nhân phổ biến gây ra sự cố ngắn mạch đó là:

  • Cách điện bị hỏng
  • Do mưa bảo, đổ cột điện khiến cho dây chạm vào nhau, sét đánh gây phóng điện
  • Do con người, đóng điện nhưng quên tháo dây nối đất

Cách khắc phục sự cố ngắn mạch dòng điện

Tắt nguồn điện: Để bắt đầu theo dõi một mạch điện bị ngắn thì việc đầu tiên là ngắt hết nguồn điện trong nhà, tắt hết thiết bị điện như quạt, ti vi, bóng đèn, tủ lạnh… rồi sử dụng công cụ ngắt điện hay cầu chì để đưa vào mạch điện bị ngắn

Quá tải dòng điện

– Kiểm tra các thiết bị điện: Sau khi cài đặt các thiết bị ngắt điện tự đồng thì đóng CB để kiểm tra lại, nếu thiết bị điện có hiện tượng ngắn mạch ngay lập tức thì khả năng có thể nằm trong ổ cắm, phía sau công tắc hoặc bị ổ hộp kĩ thuật, tiếp tục thu hẹp phạm vi để xử lí sự cố

>> Xem giá sửa điện quá tải tại đây: //diennuockhanhtrung.com/sua-dien-nuoc-da-nang

Hiện tượng quá tải điện là gì ?

Quá tải điện là hiện tượng vượt quá định mức cho phép của các thiết bị điện và đường dây dẫn gây ra hiện tượng đóng ngắt nguồn cấp và thậm chí gây cháy nổ, chập điện các thiết bị điện.

Ngoài ra, quá dòng là một hiện tượng liên quan đến cường độ dòng điện, ta có thể thấy hiện tượng quá dòng thường xuất hiện trên máy dòng, thiết bị điện nào đó, không phân biệt nguồn hay phụ tải.

Cụ thể hiện tượng quá dòng xảy ra khi cường độ vượt quá cường độ định mức, ví dụ trong những trường hợp ngắn mạch hay đoản mạch

Hiện tượng quá tải dòng điện

Một trong những cách nhận biết ở dòng điện quá tải đó là vào ban đêm, khi ta sử dụng nguồn điện vượt mức cho phép, aptomat hay bị nhảy về đêm, ổn áp bị nhảy liên tục khiến cho quá trình sử dụng bị doán đoạn liên tục gây ảnh hưởng đến thiết bị máy móc

Ngoài ra, hiện tượng chập cháy, nổ thiết bị, ổ điện cũng là biểu hiện tình trạng quá tải

>> Bạn có thể tìm hiểu chi tiết Chập điện là gì ? Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân gây quá tải điện

Sử dụng dây dẫn không đủ tải: Thông thường, từng hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện khác nhau, việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện sẻ làm tăng công suất, thế nên nếu bạn sử dụng đường dẫn từ nguồn có tiếp diện nhỏ thì hiệu quả dẫn điện sẻ thấp trong khi đó công suất nguồn điện quá cao sẻ gây ra hiện tượng quá tải

tiet dien day dan

Cách nhận viết rất đơn giản chỉ cần bạn sờ vào đường dẫn dẫn thì sẻ có cảm nhận rất nóng, và chính vì yếu tố này nó sẻ đốt nóng lớp bảo vệ bên ngoài gây khiến cho múi điện chập vào nhau dẫn đến hiện tượng cháy nổ.

Sử dụng 1 ổ cắm điện nối cho nhiều thiết bị điện

Theo các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện thì công suất tối đa của mỗi ổ cắm điện có thể lên đến 3000w và số ổ cắm có thể lên đến 8 lỗ. Đôi khi nhiều hộ gia đình muốn cho việc sử dụng điện được tiện hơi thì họ dùng 1 ổ cắm chia ra cho nhiều nguồn kết tối khác gây ra sự cố quá tải

Sử dụng quá nhiều thiết bị điện cho một ổ cắm điện

Lắp đặt thiết bị Aptomat không đủ tải

Aptomat là linh kiện giúp bảo vệ các thiết bị, nguồn điện trong gia đình, khi bạn khởi động quá nhiều thiết bị điện trong một lúc, điều này sẻ làm tăng công suất. Nếu aptomat cột điện có định mức thấp thì nó sẻ tự động nhảy liên tục để bảo vệ hệ thống điện

Chọn aptomat không đủ tải

Cách phòng chống quá tải dòng điện

Để hạn chế tình trạng quá tải, chập cháy hay quá dòng thì nhiều người sử dụng cầu dao điện, CB Aptomat cho từng thiết bị

Một cách khác là ta có thể nâng cấp CB, aptomat lên công suất cao hơn để đảm bảo phục vụ được nhu cầu sử dụng

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số thiết bị như UPS Online hay ổn áp Liao để ổn định dòng điện

>> Tìm hiểu thêm hiện tượng đoản mạch là gì ?

Kết luận:

Dựa vào những khái niệm ngắn mạch và quá tải trên chắc hẵn bạn cũng tìm ra điểm khác của hai hiện tượng này, từ đó bạn có thể chủ động hơn trong việc phòng chống, khắc phục sự cố chập cháy có thể xảy ra

Những năm qua, Bộ Giao thông vận tải đã ra nhiều quy định nhằm siết chặt việc quản lí hành vi xe chở quá tải Tuy nhiên, tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến không chỉ đối với cá nhân mà với cả doanh nghiệp.

Xe quá tải – Nhìn đâu cũng thấy

Hiện nay, Ý thức chấp hành luật lệ giao thông, các quy định về vận tải hàng hóa bằng xe ô tô của nhiều doanh nghiệp vận tải, chủ hàng, chủ xe, lái xe còn kém. Vì lợi nhuận, họ bất chấp các hậu quả xảy  ra do tình trạng xe chở quá tải. Không dừng lại ở đó, nhiều doanh nghiệp vận tải, chủ hàng, chủ xe còn khoán khối lượng hàng vận chuyển cho lái xe, nghĩa là họ yêu cầu khối lượng cần vận chuyển cho lái xe và bằng mọi cách lái xe phải chuyển đúng khối lượng ấy.

Đó là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng xe chở quá tải, buộc chủ xe cơi nới, cải tạo thùng xe để chở hàng quá tải. Nhiều chủ xe, lái xe còn chống đối hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng cơ quan chức năng. Nhiều quy định và biện pháp được đưa ra, thế nhưng tình trạng xe chở quá tải vẫn tiếp diễn hàng ngày và việc xử lý rất khó triệt để.

Tác hại nghiêm trọng khi cầu đường bộ quá tải

Xe chở quá tải cũng như việc ăn mòn kim loại, gây ảnh hưởng lâu dài, nhất là với các công trình trọng điểm, đầu tư lớn, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của cả tỉnh nói riêng và cả khu vực nói chung.  Nó đã làm cho bài toán đầu tư hạ tầng giao thông bị phá vỡ, một nguồn ngân sách lớn phải chi ra để khắc phục. Một vấn đề bức xúc nữa hiện nay là an toàn giao thông đường, nhiều vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân xe chở quá tải.

– Nguy cơ cao về tai nạn giao thông, mất an toàn lao động

Xe chở quá tải, xếp hàng vượt quá quy định về kích thước [quá khổ] ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thao tác kỹ thuật của lái xe, điển hình như không kịp phản ứng, căn đường và xử lý tình huống không chuẩn xác… Không những thế, nó còn là nguyên nhân gây ra các hư hỏng đột ngột như nổ lốp, giảm hoặc mất hiệu lực của hệ thống phanh, lật xe khi vào cua… sẽ dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng. Thực tế, có rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản mà nguyên nhân là xe chở quá tải.

Chở quá tải “đe dọa” an toàn giao thông

– “Tàn sát” những cây cầu

Theo một số người có chuyên môn, có một cách tính đơn giản để định lượng sự tàn phá của xe chở quá tải đối với cầu đường, đó là khi xe chở vượt tải trọng được phép chở lên “n” lần thì sự phá hoại của nó tương đương với một số lượng xe là “n” lũy thừa bốn. 

Tuy nhiên, có một điều các chủ xe không bao giờ quan tâm, đó là lợi nhuận vận tải thu được là không đáng kể so với thiệt hại gây ra. Các số liệu nghiên cứu ở bang Washington [Mỹ] cho biết, với cự li vận chuyển là 50km thì khi xe chở quá tải 38% sẽ gây ra thiệt hại cho nền kinh tế gấp 3,5 lần so với lợi nhuận kinh doanh vận tải thu được. Đối với nước ta, với tình hình chở quá tải như hiện nay, chắc chắn con số lợi nhuận mang lại cho kinh doanh vận tải chỉ là năm, mười phần so với chi phí mà xã hội phải bỏ ra để sửa chữa cầu đường. 

Từ Bắc vào Nam, những cây cầu trên nước ta đang phải “oằn” mình trước những chiếc xe “khổng lồ”. Ở tất cả các cây cầu, đều có quy định về trọng tải xe được phép chạy qua. Tuy nhiên, có những cây cầu chỉ được phép chở 10 tấn, chủ xe lại chở lên gấp 2,3 lần, thậm chí gấp 5 lần quy định. Việc làm trên được ví như hành động “tàn sát” những cây cầu, làm những cây cầu bị  xuống cấp nghiêm trọng. Những cây cầu bị sụt lún, vỡ từng mảng.

Để giảm thiểu tình trạng xe quá tải. ngoài việc tăng cường kiểm tra, xử  lý vi phạm của các lực lượng chức năng, vai trò tự giác của chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở vận tải trong việc giữ gìn tài sản toàn dân, không xếp và vận tải hàng hoá, vật liệu quá trọng tải cho phép của xe và của cầu đường…là vô cùng quan trọng.

Video liên quan

Chủ Đề