Sốt đi sốt lại là bệnh gì năm 2024

TTO - Thời gian gần đây có nhiều trẻ đang ở độ tuổi đi học bị sốt, nghẹt mũi... Dù bệnh không quá nặng nhưng cứ tái đi tái lại, và thời gian thường gặp nhất là khi bắt đầu một tuần mới sau ngày nghỉ - trẻ phải đi học.

Đôi khi trẻ không thích đi học cũng bị... sốt. Trong ảnh: một bữa ăn bán trú tại trường mầm non - Ảnh: NHƯ HÙNG

Điển hình như trường hợp bé K., 2 tuổi. Kể từ đầu tháng 11 đến nay, cơ thể bé bị ấm nóng kèm nghẹt mũi đã ba lần. Trong đó, lần đầu là bị viêm kết mạc, lần hai là sốt siêu vi kèm rối loạn tiêu hóa. Hiện gia đình theo dõi các triệu chứng hiện tại của bé, nếu nặng hơn thì sẽ đưa đi khám chuyên sâu.

Phụ huynh bé K. thắc mắc rằng, những biểu hiện mà con của chị đã và đang mắc có liên quan đến yếu tố tâm lý hay không, bởi khi trẻ phản kháng chuyện đi học, nhất là vào sáng thứ hai thì cơ thể lại ấm nóng, trong khi vào những ngày nghỉ cuối tuần thì vui chơi bình thường.

Trả lời thắc mắc này, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố [TP.HCM] - cho rằng trẻ bị sốt tái đi tái lại, có khoảng thời gian ngắn nhất định còn được gọi là sốt chu kỳ. Đây là một triệu chứng của rất nhiều bệnh nên trẻ phải thăm khám, thực hiện các chỉ định cần thiết để loại trừ những nguyên nhân.

Trong đó sốt chu kỳ do tâm lý trẻ cũng có thể là một trong những nguyên nhân thường gặp.

Khi trẻ không thích đi học thì rất "muốn" bản thân mắc một bệnh nào đó để được ở nhà. Với tâm trạng này, các cơ quan tự điều hòa qua việc tăng cường hoạt động hơn, từ đó "sản xuất" ra nhiệt, làm tim đập nhanh, gây sốt... Khi trẻ ổn định tâm lý, sẵn sàng đi học thì tình trạng sốt này sẽ hết.

Ngoài ra, sốt chu kỳ có thể gặp ở những bệnh lý nguy hiểm, ví dụ trước đây là sốt rét.

Biểu hiện này cũng có liên quan đến rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là bệnh về rối loạn chuyển hóa ở não hay tại trung tâm điều hòa nhiệt độ hoặc là biểu hiện lâm sàng trẻ bị viêm màng não, viêm hạ đồi hoặc các bệnh ác tính như bạch cầu cấp, lymphoma...

"Những bệnh này mang tính chất loại trừ. Khi xét nghiệm và thực hiện các chỉ định mà có kết quả bình thường và trẻ sốt nhưng vẫn chơi, sau đó hạ sốt rồi tiếp tục sốt lại thì sốt này không sao", bác sĩ Tiến nói.

Bác sĩ Tiến cho biết thêm, tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố chủ yếu tiếp nhận trẻ bị sốt cao, kéo dài. Trường hợp sốt nhẹ 38 độ C và tái phát chỉ gặp thỉnh thoảng ở phòng khám của ông và những trẻ này cũng chỉ sốt bình thường, không đáng lo.

Để loại trừ nguyên nhân, bác sĩ Tiến khuyến cáo phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.

"Điều quan trọng nhất là phải loại trừ những nguyên nhân thực thể. Nếu trẻ có một bệnh nền tiềm ẩn nào đó, có biểu hiện sốt mà chúng ta bỏ sót thì rất nguy hiểm đến sức khỏe trẻ. Nếu trẻ sốt và vẫn chơi bình thường, cũng như đã loại trừ những nguyên nhân bệnh lý, thì có thể là nguyên nhân tâm lý", bác sĩ Minh Tiến chia sẻ.

Sốt vài ngày rồi tái phát đi tái phát lại thì có thể chồng bạn bị sốt hồi quy. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn ở người do xoắn khuẩn Borrelia recurrentis gây ra. Chúng thường xâm nhập cơ thể người thông qua các con vật ký sinh như chấy, rận, ve, bọ... Đặc trưng của bệnh là các cơn sốt lặp đi lặp lại xen kẽ với các đợt thuyên giảm có vẻ như đã khỏi bệnh. Bệnh thường kéo dài từ 3 - 10 ngày với các triệu chứng xuất hiện đột ngột: Sốt, rét run; nhịp tim đập nhanh; buồn nôn và nôn; đau khớp; đau đầu dữ dội; gan to và lách to; mê sảng khi sốt cao; sung huyết da và niêm mạc mắt. Các triệu chứng trên thường kéo dài từ 3 -10 ngày rồi hết. Sau khoảng từ 1 - 2 tuần, bệnh sẽ tái phát với các triệu chứng tương tự nhưng ít nghiêm trọng hơn. Thông thường, người bệnh sẽ gặp 3 - 10 đợt tái phát như vậy trước khi bệnh khỏi hoàn toàn. Nhiều người thường chủ quan với những vết đốt của ve bọ hoặc chấy rận nhưng bệnh sốt hồi quy lại do chính những vết đốt này gây ra. Khi phát hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng đã nêu trên, cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị nhằm tránh những biến chứng trầm trọng có thể xảy ra như: gan to và vàng da; viêm thận; viêm màng não lympho; viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu; viêm màng bồ đào; viêm cơ tim; hội chứng xuất huyết.

Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân ở người lớn là biểu hiện trong cơ thể đang có vấn đề về sức khỏe. Tuổi càng cao, sức khỏe ngày càng giảm sút có nguy cơ mắc bệnh mãn tính nên khi bị vi khuẩn bên ngoài tấn công sẽ dẫn đến sốt. Khi thân nhiệt tăng quá cao nếu không kịp thời hạ sốt người cao tuổi có thể bị những tai biến. Vì vậy khi thấy dấu hiệu sốt kéo dài cần đưa người bệnh tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh dẫn tới chứng biến chứng nguy hiểm.

Ở người lớn, người cao tuổi, sốt trên 38 độ C, sốt kéo dài từ 1-3 tuần được gọi là sốt kéo dài.

Sốt kéo dài là triệu chứng thường xảy ra ở người lớn và người cao tuổi. Biểu hiện sốt không quá rõ ràng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sốt, tuy nhiên theo thống kê, có khoảng 10% người cao tuổi bị sốt kéo dài không tìm ra nguyên nhân. Lý giải trường hợp này là do khi có tuổi cao, cơ chế điều hòa thân nhiệt ngày càng kém đi, hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm nên sẽ dễ xuất hiện những phản ứng khi có sự xâm nhập của vi trùng, virus bên ngoài, thậm chí khi thời tiết thay đổi.

Sốt kéo dài do bệnh lý nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Khi cơ thể bị các loại virus, vi khuẩn bên ngoài tấn công vào, sẽ mắc các bệnh lý như: viêm phế quản, viêm phổi, áp xe gan mật, viêm đường tiểu,... trong đó viêm phế quản là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây sốt kéo dài ở người cao tuổi.

Ngoài ra còn do nguyên nhân mắc bệnh thấp khớp, lupus ban đỏ,... Đang mắc các bệnh ác tính như ung thư gan, ung thư dạ dày, tụy, phổi,... cũng gây ra triệu chứng sốt kéo dài

Bị cảm cúm do thời tiết giao mùa thông thường cũng có thể gây sốt kéo dài do người bệnh chủ quan, không để ý tới những biểu hiện nhẹ ban đầu [như hắt xì, sốt nhẹ,...] cùng với sức đề kháng yếu làm bệnh trầm trọng hơn.

Một số bệnh lý có thể gây ra triệu chứng sốt kéo dài

2. Biểu hiện, biến chứng đi kèm khi bị sốt kéo dài ở người cao tuổi

Người cao tuổi khi bị sốt ở mức độ nhẹ sẽ có những triệu chứng:

  • Mệt mỏi toàn thân
  • Đau nhức đầu, chóng mặt
  • Bị ho, khó thở, tức ngực
  • Tim đập nhanh, mạnh. Ở người cao tuổi, khi bị sốt đột ngột còn ảnh hưởng tới hệ tim mạch, có thể gây rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim,...
  • Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa: Rối loạn đường tiêu hóa, chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn,...
  • Nước tiểu ít, màu đậm, tiểu khó,...

Nếu tình trạng sốt kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng bị rối loạn ý thức, mê sảng, tiểu không tự chủ. Nếu đã có bệnh lý trong người sẵn sẽ khiến bệnh nặng hơn, thời gian điều trị lâu hơn, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không kịp thời điều trị, đặc biệt người cao tuổi đang có bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường,...

3. Xử trí khi sốt kéo dài ở người lớn, người cao tuổi

Sốt có thể ở mức độ nhẹ khi thân nhiệt đo từ 37,6 độ C tới 37,9 độ C. Sốt vừa khi thân nhiệt từ 38 tới 38,9 độ C và sốt cao từ 39 độ C.

Khi thân nhiệt ở mức sốt nhẹ, không nên chủ quan, cần hạ nhiệt cơ thể ngay để tránh cơ thể sốt cao, gây xuất hiện những biến chứng khác. Làm mát cơ thể bằng cách dùng khăn nhúng vào nước lạnh, vắt khô, chườm lên trán hố nách, bẹn,... đây là những vị trí giúp hạ nhiệt nhanh, từ đó giúp hạ sốt. Thỉnh thoảng lau thêm vùng lưng. Giặt khăn vào nước lạnh thường xuyên sau khi chườm

Nên kiểm tra lại thân nhiệt cơ thể sau 30 phút. Mặc quần áo thoáng mát, không nên mặc quần áo ấm sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao. Có thể cho uống thuốc paracetamol 0,5g dạng uống hoặc viên sủi bọt hoặc dạng viên đặt hậu môn để hạ sốt cho người cao tuổi.

Trong quá trình chăm sóc, nên cho người bệnh ăn thức ăn lỏng như cháo, súp để dễ tiêu hóa. Bổ sung nhiều nước, vitamin như nước cam, chanh, chườm khăn, uống thuốc hạ sốt... Tuy nhiên đây chỉ là cách hạ sốt mang tính tạm thời. Sau khi thân nhiệt đã giảm, cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây sốt cao kéo dài ở người lớn, giúp việc điều trị dễ dàng hơn.

Người bệnh có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn từ nhà sản xuất

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và đưa ra hướng điều trị tốt cho bệnh nhân.

Bên cạnh chất lượng thăm khám tốt, hệ thống cơ sở vật chất tân tiến cũng mang lại cho người bệnh cảm giác thoải mái. Vì thế, bệnh viện luôn nhận được những đánh giá tích cực từ giới chuyên môn và khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Đau tức ngực khi mắc Covid điều trị thế nào?
  • Sốt kéo dài 1 tuần sau tiêm vắc-xin Covid 19 có bất thường không?
  • Sốt cao kéo dài ở trẻ 16 tháng tuổi phải làm sao?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Sốt đi sốt lại nhiều lần ở người lớn là bệnh gì?

Tuy nhiên, khi sốt tái đi tái lại, có thể đây là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng như: Nhiễm trùng máu: Một tình trạng nguy hiểm khi vi khuẩn hoặc virus lan rộng trong hệ thống tuần hoàn. Viêm đường mật: Sự viêm nhiễm của các bộ phận liên quan đến tiêu hóa, gây ra đau và hậu quả nghiêm trọng.

Sốt bao lâu thì nguy hiểm?

Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị sốt cao - thân nhiệt từ 103°F [39,4°C] trở lên, bị sốt kéo dài hơn 3 ngày, các triệu chứng ngày càng trở nên tồi tệ hơn hoặc xuất hiện triệu chứng mới.

Tại sao nhiễm khuẩn lại sốt?

Sốt trong nhiễm khuẩn là do vi khuẩn sản xuất ra chí nhiệt tố [hoặt một chất khi kết hợp với bạch cầu đa nhân tạo ra chí nhiệt tố “nội sinh”]. Chí nhiệt tố vi khuẩn là một lipopolysaccharid có hoạt tính rất mạnh, chỉ 0,1 mg đủ gây cơn sốt.

Tại sao người bị sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại rét run cảm cập?

Khi cơ thể tăng nhiệt độ cao hơn mức bình thường [sốt cao], vùng dưới đồi sẽ tự khởi động hệ thống làm mát cơ thể bằng cách tăng tiết mồ hôi, tăng lưu lượng máu dưới da. Và lúc này, bệnh nhân sẽ có cảm giác ớn lạnh, rét run. Người bị sốt thường đóng kín cửa, đắp chăn, mặc nhiều quần áo để giảm cơn lạnh.

Chủ Đề