Soạn văn bài ôn tập truyện và kí năm 2024

Soạn bài Ôn tập truyện và kí lớp 6 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 2, hướng dẫn tổng hợp lại phần truyện và kí ngữ văn 6 đã học trong học kì 2

Nội dung cần ghi nhớ:

  • Truyện có nhiều thể loại như: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết.
  • Kí bao gồm nhiều thể loại như: kí sự, bút kí, nhật kí, phóng sự,...
  • Truyện và kí hiện đại thường viết bằng văn xuôi.
  • Các thể truyện và phần lớn thể kí đều thuộc loại hình tự sự.

Hướng dẫn soạn bài ôn tập truyện và kí lớp 6

Câu 1 Trong các bài từ 18 đến 22 và 25, 26, 27 chúng ta đã học các tác phẩm truyện [hoặc trích đoạn truyện] và kí hiện đại. Em hãy đọc lại các tác phẩm đó rồi làm bảng kê theo mẫu dưới đây:

STTTên tác phẩm [ hoặc đoạn trích truyện]Tác giảThể loạiTóm tắt nội dung [đại ý]

Trả lời

Các em có thể dựa vào mục lục sách để tổng hợp bảng liệt kê này nhanh nhất:

Những tác phẩm truyện và kí đã học trong ngữ văn 6 tập 2

STTTên tác phẩm [hoặc đoạn trích]Tác giảThể loạiTóm tắt nội dung [đại ý]1Bài học đường đời đầu tiên [trích Dế Mèn phiêu lưu kí]Tô HoàikíBài học về tính kiêu căng, xốc nổi cho chàng Dế Mèn.2Sông nước Cà Mau [trích Đất rừng phương Nam]Đoàn Giỏitruyện dàiVẻ đẹp vùng sông nước Cà Mau, nổi bật chợ Năm Căn.3Bức tranh của em gái tôiTạ Duy Anhtruyện ngắnTình cảm anh em trong sáng và ngợi ca tâm hồn nhân hậu người em.4Vượt thác [trích Quê nội]Võ Quảngtruyện dàiVẻ đẹp, sức mạnh con người giữa thiên nhiên hùng vĩ.5Buổi học cuối cùngAn-phông-xơ Đô-đêtruyện ngắnBuổi học tiếng Pháp cuối cùng vì chiến tranh. Ca ngợi tình yêu nước.6Cô TôNguyễn TuânkíVẻ đẹp độc đáo của đảo Cô Tô và sinh hoạt người dân.7Cây tre Việt NamThép MớikíHình tượng cây tre giàu sức sống, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, thân thiết.8Lòng yêu nước [trích Thời gian ủng hộ chúng ta]I-li-a Ê-ren-buatùy bútLòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.9Lao xao [trích Tuổi thơ im lặng]Duy Khántruyện dàiMiêu tả sinh động, chi tiết các loài chim vùng quê đậm sắc màu dân gian.

Câu 2

Chép lại tên tác phẩm [hoặc đoạn trích] và thể loại vào bảng theo mẫu dưới đây, đánh dấu x vào vị trí tương ứng ở các cột tiếp theo nếu thấy có yếu tố đó:

Nhìn vào bảng thống kê đã làm, em hãy nhận xét: Những yếu tố nào thường có chung ở cả truyện và kí.

Tên tác phẩm [hoặc đoạn trích truyện]Thể loạiCốt truyệnNhân vậtNhân vật kể chuyện

Trả lời

Tên tác phẩm [hoặc đoạn trích truyện]Thể loạiCốt truyệnNhân vậtNhân vật kể chuyệnBài học đường đời đầu tiêntruyện dàixxxSông nước Cà Mautruyện dàixxxBức tranh của em gái tôitruyện ngắnxxxVượt tháctruyện dàixxxBuổi học cuối cùngtruyện ngắnxxxCô TôkíxCây tre Việt NamkíxxLòng yêu nướckíLao xaokíx

Nhận xét:

+ Giống: Truyện ngắn và kí đều là những câu chuyện có người kể chuyện.

+ Khác: Truyện thường có đầy đủ nhân vật, cốt truyện còn thể kí có thể có hoặc không có nhân vật, cốt truyện.

Câu 3. Những tác phẩm truyện, kí đã học để lại cho em những cảm nhận gì về đất nước, về cuộc sống và con người?

Trả lời

– Những tác phẩm truyện thường kể về thiên nhiên, đất nước, con người cho em những góc nhìn mới mẻ, những hình ảnh độc đáo, thông tin hữu ích, thú vị để từ đó thêm yêu cuộc sống hơn.

– Những tác phẩm truyện kí nước ngoài cho em thêm hiểu tình yêu nước tha thiết của những người chân chính trên thế giới.

Câu 4. Nhân vật nào em yêu thích nhất và nhớ nhất trong các truyện đã học? Em hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ấy.

Trả lời

Nhân vật Dế Mèn là nhân vật em yêu thích nhất bởi vì:

+ Đây là nhân vật mới lớn, có nhiều điểm tương đồng với em.

+ Dế Mèn biết chăm sóc cho bản thân khi làm việc điều độ, ăn uống khoa học.

+ Dế Mèn ưa thích khám phá, phiêu lưu, dám một mình vượt khỏi không gian sống nhỏ bé.

+ Dế Mèn biết nhận ra lỗi lầm và biết cách rút ra bài học cho bản thân.

-/-

Soạn bài ôn tập truyện và kí lớp 6 ở trên đây giúp các em tìm hiểu lại sơ lược về các thể truyện và ký trong loại hình tự sự đã được học. Đồng thời nắm được nội dung cơ bản và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện, ký đã học. Để nắm chắc hơn nội dung kiến thức tiếp theo nữa trong môn ngữ văn này các em cùng tham khảo phần soạn văn 6 chi tiết do Đọc tổng hợp nhé!

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Ôn tập về truyện, rất hữu ích và cần thiết cho các bạn học sinh.

Soạn bài Ôn tập về truyện

Mời tham khảo nội dung chi tiết bên dưới, hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh lớp 9 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.

Soạn văn Ôn tập về truyện

Câu 1. Thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 9 [cả hai tập] theo mẫu trong SGK.

Gợi ý:

TT

Tên tác phẩm

Tác giả

Năm sáng tác

Tóm tắt nội dung

1

Làng

Kim Lân

1948

Tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được Kim Lân thể hiện chân thực, sâu sắc trong truyện ngắn Làng.

2

Lặng lẽ Sa Pa

Nguyễn Thành Long

1970

Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình sống trên đỉnh núi cao. Từ đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, cũng như ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

3

Chiếc lược ngà

Nguyễn Quang Sáng

1966

Truyện ngắn đã thể hiện tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

4

Bến quê

Nguyễn Minh Châu

1985

Truyện ngắn đã thức tỉnh con người cần phải trân trọng cuộc sống gia đình, những vẻ đẹp bình dị của quê hương.

5

Những ngôi sao xa xôi

Lê Minh Khuê

1971

Truyện ngắn đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng; tinh thần dũng cảm trước nguy hiểm, tinh thần lạc quan khi đối mặt với cuộc sống gian khổ nơi tuyến đường Trường Sơn.

Câu 2. Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong bản thống kê trên đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó.

Gợi ý:

- Những nét về đất nước: Khắc họa chân thực hình ảnh đất nước trong hai cuộc kháng chiến vẻ vang của dân tộc, cùng với đó là vẻ đẹp của đất nước trong thời kỳ đổi mới đang từng bước đi lên.

- Những nét về con người: Phản ánh một phần những nét tiêu biểu trong cuộc sống của con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến, những tình cảm và suy nghĩ của họ, đặc biệt là lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Câu 3. Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được miêu tả qua những nhân vật nào?

Hãy nêu những nét tác phẩm chung của các nhân vật ấy và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật.

Gợi ý:

- Các tác phẩm truyện ngắn trên phản ánh được đặc điểm tiêu biểu giai đoạn lịch sử, xã hội, con người Việt Nam với tư tưởng, tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử đầy biến cố lớn lao

  • Ông Hai tình yêu làng sâu đậm được đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
  • Anh thanh niên [Lặng lẽ Sa Pa]: Yêu thích, hiểu ý nghĩa công việc của mình. Anh có những suy nghĩ tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
  • Bé Thu [Chiếc lược ngà]: tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha
  • Ông Sáu [Chiếc lược ngà]: tình cảm cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.
  • Nho, Thao, Phương Định [Những ngôi sao xa xôi]: tinh thần yêu nước, dũng cảm khi làm nhiệm vụ nguy hiểm, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.

Câu 4. Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với những nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật.

Gợi ý:

Khi đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, hình ảnh nhân vật anh thanh niên đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Anh sống một mình trên trên đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. Công việc hàng ngày của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày. Dù vất vả, khó khăn nhưng anh thanh niên vẫn yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao. Anh luôn nghiêm túc trong công việc và biết trân trọng những người xung quanh mình. Điều đó khiến chúng ta càng thêm ngưỡng mộ, cảm phục nhân vật này.

Câu 5. Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện [nhân vật xưng “tôi”]? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?

Gợi ý:

- Truyện Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi kể theo ngôi thứ nhất. Người kể xưng “tôi” không phải là tác giả xưng “tôi”, mà qua một nhân vật trong tác phẩm. Trong Chiếc lược ngà là ông Ba, bạn của ông Sáu. Trong Những ngôi sao xa xôi là Phương Định. Cách trần thuật này có ưu thế giúp cho câu chuyện được kể trở nên chân thực, sinh động hơn.

- Truyện Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê, Làng kể theo ngôi thứ ba. Tuy nhiên, mỗi truyện lại trần thuật theo điểm nhìn của một nhân vật chính. “Làng” thì qua ông Hai, “Bến quê” qua Nhĩ, “Lặng lẽ Sa Pa” qua ông họa sĩ.

Câu 6. Ở những truyện nào tác giả sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc?

Gợi ý:

- Truyện Làng: Đặt nhân vật ông Hai vào tình huống gay cấn, bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của ông [tình huống ông Hai nghe tin làng chợ Dầu Việt gian theo giặc].

- Truyện Bến quê: Đặt nhân vật Nhĩ trong hoàn cảnh đặc biệt lúc trẻ có điều kiện đi khắp nơi trên thế giới mà không cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương và tình yêu gia đình.

Chủ Đề